Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Nguyễn Ngọc Bích Chi

1/- Xác định trên lược đồ vị trí địa lí Bắc triều, Nam triều, Đàng Trong, Đàng Ngoài

2/- Trình bày nguyên nhân và hậu quả của các cuộc kháng chiến Nam- Bắc triều, Trịnh- Nguyễn

3/- Nêu ý kiến của em về tính chất của các cuộc kháng chiến Nam- Bắc triều, Trịnh- Nguyễn. Em có đồng tình với các các kháng chiến này không? Vì sao?

4/- Cho biết các chúa Nguyễn đã mở rộng lãnh thổ, xác lập chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa như thế nào

5/- Giải thích ì dsao trong khi nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị nhựng trệ thì ở Đàng Trong lại có phần phát triển

6/- Cho biết tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thế kỉ XVI- XVII như thế nào

7/- Giải thích sự xuất hiện của một số đô thị và thương nhân nhiều nước đến nước ta buôn bán chứng tỏ điều gì.

8/- Kể tên các tôn giáo ở nước ta và cho biết tình hình tình hình tôn giáo trong các thế kĩ XVI- XVII

9/- Cho biết chữ quốc Ngữ ra đời như thế nào

10/- Nêu những thành tựu chủ yếu về văn học, nghệ thuật dân gian ở nước ta thế kỉ XVI- XVII

11/- Nêu nhận xét xủa em về văn học, nghê thuật dân gian ở nước ta thế kỉ XVI- XVII

12/- Nêu nguyên nhân điễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVII

13/- Kể tên một số cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài tiêu biểu trong thế kỉ XVII và xác định địa bàn diễn ra các cuộc khởi nghĩa đó trên lược đồ

14/- Nhận xét về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVII

Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 1:51

2. nguyên nhân :

Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.

Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 1:52

5.

vì :

*Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.

*Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 1:52

6.

* Thủ công nghiệp:

+Thế kỷ XVII xuất hiện nhiều làng thủ công như :

-Dệt La Khê, Long Phượng.

-Gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà.

-Rèn sắt Nho Lâm, Hiền Lương.

-Làng làm đường mía ở Quảng Nam.

*Thương nghiệp: buôn bán được mở rộng có chợ phiên, phố nhỏ, thị tứ , chợ làng, đô thị

*Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển và phồn thịnh .

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 1:53

7.

chứng tỏ :

buôn bán được mở rộng có chợ phiên, phố nhỏ, thị tứ , chợ làng, đô thị

thương nghiệp phát triển và phồn thịnh .

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 1:53

8.

Tôn giáo:

* Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo:

-Nho giáo được đề cao

-Phật giáo ,Đạo giáo được phục hồi

* Hội làng ở nông thôn thường tổ chức vào các ngày lễ tết, giỗ thần hoàng….Có tổ chức văn nghệ, thể thao, các cuộc thi…..mang lại niềm vui, thắt chặt tình đoàn kết và tinh thần yêu nước ở nông thôn.

*Đạo Thiên Chúa theo thuyền buôn phương Tây du nhập vào nước ta năm 1533.Do không thích hợp với cách cai trị nên tìm cách ngăn cấm.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 1:54

9.

Sự ra đời của chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh:
-Chữ quốc ngữ do một số Giáo sĩ đạo Thiên Chúa sáng tạo ở thế kỷ XVII , tuy nhiên chỉ được dùng để truyền đạo.

- Nhân dân ta không ngừng sửa đổi , hoàn thiện chữ Quốc ngữ , nên chữ viết tiện lợi , khoa học .

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 1:54

10.

Văn học- nghệ thuật dân gian thế kỷ XVI-XVIII.
* Văn học:

+Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước :

-Nguyễn Bỉnh Khiêm thơ của ông ca ngợi cuộc sống trong sạch, phê phán thói đời xấu xa .

-Đào Duy Từ là nhà văn, nhà quân sự.

-Thiên nam Ngữ Lục bằng chữ Nôm gồm 8000 câu thơ lục bát kể lại lịch sử thời Hồng Bàng đến thời nhà Mạc .

+Phần dân gian: truyện Nôm:

-Truyện Thạch Sanh,Phan Trần , Nhị Độ Mai

-Một số truyện cười, truyện Trạng.

-Thơ lục bát phát triển hoàn chỉnh.

* Nghệ thuật:

-Điêu khắc gỗ ở nông thôn rất phong phú như đánh vật ; tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay.

- Sân khấu có chèo, tuồng lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người .

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 1:54

11.

Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh phản ánh truyền thống cần cù , lạc quan của nhân dân lao động, là vũ khí lên án sự áp bức bóc lột , bất công trong xã hội đương thời .

Văn học phát triển mô tả nỗi thống khổ của nhân dân, phản ánh những bất công xã hội ,bộ mặt xấu xa của bọn vua quan, và nói lên trình độ văn hóa của nhân dân.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 1:55

13.

khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu

- Thời gian: 1741-1751

-Mục tiêu: lấy của người giàu chia cho người nghèo -Diễn biến: khởi nghĩa nổ ra ở Đồ Sơn=> Kinh bắc => Sơn Nam=> Thanh Hóa,Nghệ An -Kết quả : thất bại

khởi nghĩa của Hoàng Công Chất

- Thời gian: 1739-1769

-Mục tiêu: bảo vệ vùng biên giới, giúp dân Mường ổn định cuộc sống -Diễn biến: hoạt động ở vùng Sơn Nam rồi rút lên Tây Bắc -Kết quả : thất bại
Bình luận (0)
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 1:56

14.

Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, tự phát, rời rạc, không liên kết thành một phong trào rộng lớn

ý nghĩa :

:- Chính quyền phong kiến bị lung lay

- Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc

- Cổ vũ và nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân

Bình luận (0)
Thanh Thủy
9 tháng 3 2017 lúc 20:24

ai trả lời câu 1

Bình luận (0)
Yuna Hanoe
10 tháng 3 2017 lúc 22:08

woa dài quá

Bình luận (0)
nguyễn hồng thiên trọng
12 tháng 3 2017 lúc 10:30

SNASNNNJSNX

Bình luận (1)
Nagisa Motomiya
20 tháng 3 2017 lúc 21:38

BMNDV

Bình luận (0)
caikeo
6 tháng 2 2018 lúc 14:59

2. nguyên nhân :

Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.

Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.

14.

Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, tự phát, rời rạc, không liên kết thành một phong trào rộng lớn

ý nghĩa :

:- Chính quyền phong kiến bị lung lay

- Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc

- Cổ vũ và nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân

Bình luận (0)
Nguyễn Huy Hưng
4 tháng 5 2018 lúc 15:36

mk chỉ bt câu 4 và câu 5 thôi

Trong khi nông nghiệp ở Đàng ngoài bị ngưng trệ thì ở Đàng trong lại có phần phát triển vì:

+ Ở Đàng Ngoài, chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Kết quả là thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, ruộng đất bị bỏ hoang hoặc bị bọn cường hào chấp chiếm. Chế độ tô thuế binh dịch nặng nệ. Quan lại tham ô hoành hành.

+ Ở Đàng Trong, cư dân thưa thớt, chính quyền một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích dân khai hoang mở ruộng, phát triển sản xuất, điều kiện đất đai thuận lời, tạo điều kiện cho năng xuất lúa cao.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nhật Tân
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Trang Thùy
Xem chi tiết
Gia Bao Dang Nguyen
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
thanh dat nguyen
Xem chi tiết
Chu Tiến Dũng
Xem chi tiết