1. Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt.
2. Các thành phần của đất trồng. Vai trò của từng thành phần.
3. Các tính chất chính của đất trồng.
4. Nêu các biện pháp sử dụng đất hợp lý. Nói rõ mục đích.
5. Nêu các biện pháp cải tạo đất. Mục đích và loại đất.
6. Kể tên các loại phân bón trong các nhóm . Nêu tác dụng của phân bón.
7. Nêu cách sử dụng các loại phân bón. Giải thích.
8. Cách bảo quản các loại phân bón.
HELP ME!!!
Câu 1:
-Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt:
+Vai trò:
Cung cấp lương thực
Thực phẩm cho con người.
Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
Nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
Xuất khẩu nông sản.
+Nhiệm vụ
Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn để đảm bảo đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu.
Trồng rau, đậu, vừng, lạc,… làm thức ăn cho con người.
Phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt,… cung cấp thịt trứng cho con người.
Trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoa quả.
Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp làm giấy.
Trồng cây đặc sản : chè, cà phê, cao su, hồ tiêu lấy nguyên liệu cho xuất khẩu.
Câu 2:
- Đất trồng:
+Phần khí
+Phần lỏng
+Phần rắn:
Chất vô cơ
Chất hữu cơ
-Phần khí chính là không khí có trong khe hở của đất. không khí có trong đất cũng chứa nito,oxi, cacbonic như không khí trong khí quyển.tuy nhiên lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển,còn lượng cacbonic thì nhiều hơn lượng oxi trong khí quyển tới hàng trăm lần.
-phần rắn của đất gồm có thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ:
+thành phần vô cơ chiếm từ 92->98%khối lượng phần rắn, trong đó có chứa các chất dinh dưỡng như nitơ, oxi, photpho,kali....
+thành phần hữu cơ của đất gồm có các sinh vật sống trong đất và xác động vật,thực vật, vi sinh vật đã chết.dưới tác động của vi sinh vật,xác động,thực vật bị phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng.các sản phẩm phân hủy này là thức aưn cho cây trồng và nguyên liệu để tổng hợp thành chất mùn. mùn chính là chất làm cho đất có những tính chất tốt. đất nhiều mùn là đất tốt
-phần lỏng chính là nước trong đất.nước trong đất có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng(rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ lông mút, lông mút hấp thụ muối khoáng cho cây)
Câu 3:
-Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất có khả năng giữ được nước và các chất dinh dưỡng. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt
-Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, đồng thời không chứa chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất cũng là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.
- Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9. Căn cứ vào trị số pH người ta chia đất thành:
+ Đất có độ pH <6,5 là đất chua
+ Đất có độ pH bằng 6,6->7,5 là đất trung tính
+ Đất có độ pH lớn hơn 7,5 là đất kiềm
Câu 4:
Biện pháp sử dụng đất | Thâm canh tăng vụ | Không bỏ đất hoang | Chọn cây trồng phù hợp với đất |
Mục đích | Không để đất trống giữa 2 vụ thu hoạch | Vừa sử dụng đất vừa cải tạo đất | Tăng sản lượng thu được |
Biện pháp cải tạo đất | Mục đích | Loại đất |
Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ | Tăng bề dày lớp đất trồng | Đất nghèo dinh dưỡng (bạc màu) |
Làm ruộng bậc thang | Hạn chế dòng nước chảy, hạn chế được xói mòn, rửa trôi | Đất dốc (đồi núi) |
Trồng xen cây nông, lâm nghiệp giữa các băng cây phân xanh | Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi | Đất dốc (đồi trọc) |
Cày nông, bừa sục giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên, Không xới lớp phèn lên, hòa tan phèn trong nước,…tháo nước phèn, giảm độ chua, cải tạo đất | Giảm độ chua, cải tạo đất | Đất phèn |
Câu 6:
-Phân bón được chia làm 3 nhóm chính : phân hữu cơ , phân vi sinh và phân hóa học .
-Phân bón là " thức ăn " do con người bổ sung cho cây trồng, sản phẩm có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất, trong thành phần chứa một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa lượng, trung lượng, vi lượng, đất hiếm, hữu cơ, axit amin, vitamin, axit humic, axit fulvic, vi sinh vật có ích, có một hoặc nhiều: chất giữ ẩm, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, chất điều hoà sinh trưởng thực vật, chất phụ gia, yếu tố hạn chế sử dụng...
Thông tin ngoài SGK nha bạn
Câu 7:
Cách sử dụng | Bón theo hốc | Bón theo hàng | Bón vãi (rải) | Phun lên lá |
Ưu điểm |
Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản | Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản | Dễ thực hiện, ít công thực hiện; chỉ cần dụng cụ đơn giản | Cây dễ sử dụng; phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đât |
Nhược điểm | Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất | Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất | Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất | Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp |
Câu 8:
Cách bảo quản các loại phân bón:
- Phân hoá học:
+Bảo quản kín trong vại, sành, chum, bao gói bằng ni lông
+Để nơi cao ráo thoáng mát
+Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau
- Phân chuồng:
+Bảo quản tại chuồng
+Ủ thành đống dùng bùn ao trét kín