Ở câu 2, 3 là Tây Nam Á chứ không phải là châu Á đâu nha
1. Trình bày đặc điểm phát triển nông nghiệp, công nghiệp Châu Á.
TL: a)Nông nghiệp
- Phát triển nông nghiệp của các nước châu Á không đồng đều, hai khu vực có cây trồng và vật nuôi khác nhau.
+ Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây trồng : lúa mì, bông; vật nuôi : trâu, bò, lợn
+ Khu vực Tây Nam Á và vùng nội địa: khí hậu lục địa, cây trồng: lúa mì, bông; vật nuôi: trâu, bò, cừu
- Thành tựu đạt được trong sản xuất lương thực:
+ Châu Á chiếm 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới.
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất nhiều lúa gạo.
+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu lúa gạo đứng nhất và nhì trên thế giới
b) Công nghiệp
- Sản xuất công nghiệp ở các nước châu Á rất đa dạng nhưng phát triển không đều giữa các quốc gia:
+ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu
+ Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử,... phát triển mạnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước
2. Đặc điểm và vai trò vị trí của Tây Nam Á.
TL: Tây Nam Á:
- nằm trong khoảng từ 8 độ bắc đến 42 độ bắc
- tiếp giáp với khu vực Trung Á và Nam Á
- tiếp giáp với châu Phi
- tiếp giáp với các biển: biển đen, biển capxi, vịnh Péc- xích, biển Arap, biển đỏ và biển Địa Trung Hải
- Đặc điểm vị trí địa lí:
+ Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới, được bao bọc bởi một số biển và vịnh biển
+ Vị trí Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu và Phi
3. Đặc điểm kinh tế - chính trị của Châu Á.
TL:
Kinh tế:
-Sau chiến tranh thế giới thứ 2: nền kinh tế ở các nước Đông Á đều cạn kiệt => đời sống người dân rất cơ cực
- Ngày nay : kinh tế các nước và vùng lãnh thồ ở Đông Á có đặc điểm:
+ phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao
+ Từ quá trình sản xuất để thay thế nhập khẩu trờ thành sản xuất để xuất khẩu
Chính trị: ổn định => đời sống người dân được nâng cao và phát triển
4.Trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, đặc điểm kinh tế Của Nam Á.
TL: Đặc điểm tự nhiên:
- Địa hình: có nhìu núi và sơn nguyên
+ Phía Đông - Bắc và Tây - Nam có nhìu núi cao và sơn nguyên đồ sộ, chiếm phần lớn diện tích.
+ Phần trung tâm là đồng = Lưỡng Hà màu mỡ
- Khí hậu: nóng và khô ( đới khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới)
- Sông ngòi: kém phát triển, thưa thớt. Có 2 con sông chính là sông ti- grơ và Ơ- phrat.
_ Cảnh quan: thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
- Tài nguyên: dầu mỏ quan trọng nhất và có trữ lượng nhìu nhất. A- rập Xê- út, I- ran, I- rắc, Cô- oét là các nước có nhìu dầu mỏ nhất.
Đặc điểm dân cư: có khoảng 286 triệu người, phần lớn là người a- rập, theo đạo Hồi. Sống tập trung nhìu nhất ở ven biển và đồng =
Đặc điểm kinh tế:
- Phát triển công nghiệp và thương mại, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ
- Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới
1
nông nghiệp
Cây lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á:
+ chiếm 93% sản lượng lúa gạo của toàn thế giới.
+ Phân bố: ở các đồng bằng phù sa màu mỡ.
+ Một số nước có sản lượng lúa gạo lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam,…
- Một số cây lương thực khác: lúa mì (chiếm 39% sản lượng lúa mì của thế giới), ngô,… được trồng vùng địa hình cao và có khí hậu khô.
- Ngành chăn nuôi của châu Á cũng phát triển đa dạng: Trâu, bò,lợn, ngựa, cừu, dê, gà, vịt,…
công nghiệp
Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:
- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở các nước tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu: khai thác than, khai thác dầu mỏ,…
- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử,…phát triển mạnh ở các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,..
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ơ hầu hết các nước.