Chương II. Kim loại

Phươngg Thảoo

1. Tính thể tích 1mol mỗi kim loại (ở nhiệt độ, P trong PTN) biết D al= 2,7g/cm3; D k= 0,86g/cm3; D Cu= 8,94g/cm3.

2. hãy dẫn ra 1 kim loại khi tác dụng với 1 dd khác tạo ra chất khí và chất kết tủa.

3. Tính % khói lượng mỗi chất trong hh A gồm Al và Mg.

TN1: Cho m(gam) hh A tác dụng hết với H2SO4 loãng dư, thu đucợ 1568ml khí.

TN2: Cho m(gam) hh A tác dụng với dd NaOH dư, sau phản ứng còn 0,6g chất rắn (khí đó ở ĐKTC).

4. Ngâm bột sắt dư trong 10ml dd CuSO4 1M. Sau phản ứng lọc được chất rắn A và dd B.

a) Cho A tác dụng với dd HCl dư. Tính khối lượng còn lại sau phản ứng.

b) Tính thể tích dd NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dd B.

5. Cho dd axit sunfuro a% tác dụng vừa đủ với dd NaOH 10%. Thu đucợ dd mưới 10,25%. Tính a

6. Tính khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuât đucợ 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết H= 80%

7. Ngâm 10g dd muối sắt clorua 32,5% tác dụng với dd bạc natrit đủ thì tạo thành 8,61g kết tủa. Tìm CTHH muối sắt đã dùng.

8. Cho 1,96g sắt vào 100ml dd CuSO4 15%, có khối lượng riêng là 1,1g/ml.

a) Tính nồng độ mol chất có trong dd sau khi phản ứng (gthiet Vdd không đổi)

b) Tính C% chất có trong dd sau phản ứng.

9. Cho luồng khí H2 đi qua 30g bột CuO ở 400 độ C. Sau phản ứng thu đucợ 25,2g chất rắn. Tính V H2 sinh ra (ở đktc).

Mọi người giúp em với ạ :(((( sấng mai e nộp bài r :(((((

Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 8 2018 lúc 10:30

Bài 1:

a) Khối lượng của 1 mol kim loại nhôm:

mAl= 27.1= 27(g)

Thể tích của 1 mol kim loại nhôm:

V(Al)= mAl/D(Al)= 27/2,7= 10(cm^3)

b) Khối lượg của 1 mol kim loại kali:

mK= 39.1= 39(g)

Thể tích của 1 mol kim loại kali:

V(K)= mK/D(K)= 39/0,86\(\approx\) 45,349(cm^3)

c) Khối lượng của 1 mol đồng:

mCu= 64.1= 64(g)

Thể tích của 1mol kim loại đồng:

V(Cu)= mCu/D(Cu)= 64/8,94 \(\approx\) 7,159(cm^3)

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 8 2018 lúc 10:42

Câu 2:

Cho kim loại sắt tác dụng với dd CuSO4:

PTHH: Fe (kim loại - rắn)+CuSO4 (dd)->CuSO4 (dd) +Cu (kim loại- rắn)

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 8 2018 lúc 10:55

Câu 6:

PTHH: Fe2O3 + 3CO -to-> 2Fe + 3CO2

Theo PTHH: 160(g)___________112(g)

Theo đề: ?(tấn)____________0,95(tấn)

mFe= 1. 95%= 0,95(tấn)

=> mFe2O3(LT)= (0,95.160)/112= 19/14 (tấn)

Vì: H=80% , nên:

=> mFe2O3 (TT)= 19/14 : 80% = 95/56 (tấn)

Vì, quặng hematit có 60% là Fe2O3 , nên:

=> m(quặng)= (100.mFe2O3(TT) ) / 60 = (100. 95/56) /60 \(\approx\) 2,827(tấn)

Bình luận (0)
Gia Hân Ngô
3 tháng 8 2018 lúc 11:53

Bài 9:

nCuO bđ = \(\dfrac{30}{80}=0,375\left(mol\right)\)

Pt: CuO + H2 --to--> Cu + H2O

........a.........a................a

Nếu CuO pứ hết thì: nCuO = nCu = 0,375 mol

mCu = 0,375 . 64 = 24g < 25,2g

=> CuO không pứ hết

Gọi a (mol) là số mol CuO pứ

Ta có: (0,375 - a).80 + 64a = 25,2

=> a = 0,3

VH2 = 0,3 . 22,4 = 6,72 (lít)

Bình luận (0)
Gia Hân Ngô
3 tháng 8 2018 lúc 11:47

3. Tính % khói lượng mỗi chất trong hh A gồm Al và Mg.

TN1: Cho m(gam) hh A tác dụng hết với H2SO4 loãng dư, thu đucợ 1568ml khí.

TN2: Cho m(gam) hh A tác dụng với dd NaOH dư, sau phản ứng còn 0,6g chất rắn (khí đó ở ĐKTC).

Bài 3:

+ TN1:

nH2 = \(\dfrac{1,568}{22,4}=0,07\left(mol\right)\)

Pt: Mg + H2SO4 --> MgSO4 + H2

0,025 mol-----------------------> 0,025 mol

.....2Al + 3H2SO4 --> Al2(SO4)3 + 3H2

0,03 mol<--------------------------(0,07 - 0,025) mol

+ TN2:

nMg = \(\dfrac{0,6}{24}=0,025\left(mol\right)\)

Pt: 2Al + 2NaOH + 2H2O --> 2NaAlO2 + 3H2

mAl = 0,03 . 27 = 0,81 (g)

mhh = mMg + mAl = 0,6 + 0,81 = 1,41 (g)

% mMg = \(\dfrac{0,6}{1,41}.100\%=42,55\%\)

% mAl = 100% - 42,55% = 57,45%

Bình luận (3)
Mai văn nguyện
30 tháng 5 2020 lúc 8:47

Chương II. Kim loại

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Ðo Anh Thư
Xem chi tiết
Phạm Bảo
Xem chi tiết
Thúy Lương
Xem chi tiết
Dii Dii
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
Xem chi tiết
Công Kudo
Xem chi tiết
Phan Trần Thảo Nhi
Xem chi tiết
nguyễn thị cẩm tú
Xem chi tiết