Ôn tập học kỳ II

!*Rome Khoa*!

1. mô tả cấu tạo của thận và chức lọc máu tạo thành nước tiểu. kể một số bệnh về thận và đường tiết niệu và cách phòng tránh các bệnh này.

2. mô tả được cấu tạo của da và các chức năng có liên quan. nêu và giải thích cơ sở khoa học các biện pháp bảo vệ da và rèn luyện da.

3. Mô tả cấu tạo và trình bày chức năng các phần của não bộ và tủy sống.

4. Mô tả cấu tạo tai và chức năng thu nhận kích thích sóng âm.

5. Mô tả cấu tạo của mắt và chức năng tiếp nhận kích thích ánh sáng. nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh các bệnh, tật về mắt và tai.

6. Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện(khái niệm, tính chất, ý nghĩa). Nêu rõ ý nghĩa các phản xạ này đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng.

7. Nêu rõ tác hại của rượu, thuốc lá và chất gây nghiện đối với hệ thần kinh.

8. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Nêu rõ chức năng của các tuyến nội tiết chính trong cơ thể có liên quan đến các hoocmôn mà chúng tiết ra.

MONG CÁC BẠN GIÚP MÌNH VÌ MÌNH SẮP THI RỒI! CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU! :))

Thời Sênh
10 tháng 4 2018 lúc 23:03

câu 8

Bảng so sánh

. Tính chất và vai trò của hoocmôn
a) Tính chất : Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích), mặc dù các hoocmôn này theo máu đi khắp cơ thể (tính đặc hiệu của hoócmôn).
Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ tác động với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.
Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ, người ta dùng insulin của bò (thay insulin của người) để chữa bệnh tiểu đường cho người.
b) Vai trò
Những nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho phép kết luận : nhờ sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (mà thực chất là các hoocmôn) đã :
- Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
Do đó, sự mất cân bằng trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí. Vì vậy, hoocmôn có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.


Bình luận (0)
Thời Sênh
10 tháng 4 2018 lúc 23:04

câu 7

* Trong thuốc lá có nhiều chất độc, đặc biệt là chất nicôrin dùng để chế thuốc trừ sâu. Nếu ta hút thuốc lá, nhất là hút nhiều, thì có hại do chất nicôtin thấm vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, dễ gây ung thư phổi. Vì vậy ta không nên hút thuốc lá, đặc biệt khi còn nhỏ tuổi.

Trong nhựa tiết ra từ quả của cây thuốc phiện chứa moocphin và herôin là những chất độc nguy hiểm, khi sử dụng dễ gây nghiện. Khi đã mắc nghiện thì rất khó chữa. Nghiện thuốc phiện có hại đến sức khỏe và gây hậu quả xấu không những cho bản thân mà cho cả gia đình và xã hội.

Bình luận (0)
Thời Sênh
10 tháng 4 2018 lúc 22:54

Câu 3

cấu tạo não bộ

II. Cấu tạo và chức năng của trụ não

Cũng như tủy sống, trụ não gồm chất trắng (ngoài) và chất xám (trong). Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám. Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám. Đó là các trung khu thần kinh, nơi xuất phát các dây thần kinh não. Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận động và dây pha (hình 46-2).

Chức năng chủ yếu của trụ não là điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa,do các nhân xám đảm nhiệm.
Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên(cảm giác) và các đường dẫn truyền xuống (vận động).

III. Não trung gian

Não trung gian nằm giữa trụ não và đại não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi. Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não.
Các nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

IV. Tiểu não

Tiểu não cũng gồm hai thành phần cơ bản là chất trắng và chất xám.
Chất xám làm thành lớp vỏ tiểu não và các nhân.
Chất trắng nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh (tủy sống, trụ não, não trung gian và bán cầu đại não).

*Cấu tạo tủy sống

+ Màng tuỷ sống. Tuỷ sống được bao bọc trong 3 lớp màng: lớp màng cứng ở bên ngoài. Áp sát màng cứng là lớp màng nhện, mỏng đàn hồi. Màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ. Bên trong cùng là lớp màng mạch (còn gọi là màng não - tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống.

+ Chất xám. Nằm trong phần chất trắng, hình chữ H. Ở chính giữa có 1 ống rỗng (ống tủy sống) chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các tế bào thần kinh tủy sống tạo nên.

Chất xám mỗi bên chia thành sừng trước, sừng sau (ở đoạn ngực có thêm sừng bên). Sừng trước rộng, do thân các nơron vận động, kích thước lớn tạo nên. Sừng sau hẹp, do các nơron cảm giác, kích thước nhỏ tạo nên. Sừng bên do thân các nơron dinh dưỡng tạo thành.

Ngoài ra, tia chất xám còn ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và sừng sau tạo thành lưới tủy.

Một số nơron thần kinh trong chất xám tụ tập lại thành nhân (còn gọi là nhân chất xám) và một số nơron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơron liên hợp làm nhiệm vụ liên lạc giữa nơron cảm giác và nơron vận động thuộc cùng một đốt tủy.

+ Chất trắng. Nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên, tạo thành các đường đi lên và đi xuống. Đường đi lên (đường hướng tâm) do các sợi trục của các nơron cảm giác tạo nên. Đường đi xuống (đường li tâm) do các sợi trục của nơron vận động tạo nên. Ngoài ra còn có các sợi trục của các nơron liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Tất cả các sợi trục tạo thành chất trắng của tủy sống đều có bao miêlin bao bọc không liên tục.

Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: trước, sau, bên. Mỗi cột có nhiều bó, trong đó có bó hướng tâm, li tâm, bó liên hợp.

Các bó hướng tâm: gồm bó tủy sau giữa (bó Burdach); bó tủy sau bên ( bó Goll); bó tủy - tiểu não sau (bó tiểu não thẳng); bó tủy - tiểu não trước (bó tiểu não bắt chéo) và bó tủy - thị (bó cung)

Các bó li tâm: gồm bó tháp thẳng, bó tháp chéo và các bó ngoại tháp (gồm bó đỏ - tủy; bó thị - tủy, bó tiền đình - tủy)
* Chức năng của tủy sống
+ Chức năng phản xạ. Chức năng phản xạ của tuỷ sống do phần chất xám trong tuỷ sống đảm nhận. Đó là các loại phản xạ tự nhiên, được xem là những phản xạ bản năng để bảo vệ cơ thể. Có 3 loại nơ ron đảm nhận chức năng phản xạ là nơron cảm giác, nằm ở rễ sau, dẫn xung cảm giác vào chất xám. Nơron liên lạc dẫn xung thần kinh ra sừng trước. Nơ ron vận động, nằm ở rễ trước, dẫn truyền xung vận động đến cơ vân và các cơ quan thừa hành.

Tuỷ sống điều tiết mọi hoạt động như các hoạt động niệu - sinh dục, nhịp hô hấp, hoạt động tim mạch. Tuỷ sống là trung tâm cấp thấp của vận động cơ toàn thân. Tuỷ sống tham gia và thực hiện các phản xạ vận động phức tạp, đồng thời là nơi giao tiếp của các phản xạ vận động.

Câu 2

nêu và giải thích...

Giữ cho da sạch sẽ , tắm rửa thường xuyên, thay giặt quần áo .
=> + Tăng khả năng diệt khuẩn của da.
+ Giúp da thực hiện tốt chức năng bài tiết, điều hòa thân nhiệt.
- Tránh không để bị da xây xát
=> Chông sự xâm nhập của vi khuẩn, các tác nhân lí hóa có hại cho cơ thể .

cấu tạo của da



Bình luận (1)
Thời Sênh
10 tháng 4 2018 lúc 23:00

câu 4

I. Cấu tạo của tai

Hình 51-1. Cấu tạo của tai

Khoang tai giữa thông với hầu nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.
Tai trong gồm 2 bộ phận :
- Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
- Ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm. Ốc tai bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng (hình 51-2).


Hình 51-2. Phân tích cấu tạo của ốc tai (trái)
A. Ốc tai và đường truyền sóng âm ;B. Ốc tai xương và ốc tai màng ;
c. Cơ quan Coocti

Ốc tai màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24 000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau : dài ở đinh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc.

Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.

II- Chức năng thu nhận sóng âm
Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng "cửa bầu" và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của "cửa tròn" (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa).
Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.


Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ctuu
Xem chi tiết
phạm khánh linh
Xem chi tiết
Thỏ bông
Xem chi tiết
Nguyễn Tuệ Minh
Xem chi tiết
nguyễn thanh thảo
Xem chi tiết
Dan_hoang
Xem chi tiết
nguyenthituytrang
Xem chi tiết
Nguyễn Dung
Xem chi tiết
Duy Nguyễn
Xem chi tiết