1) Lấy ví dụ về sử dụng ròng rọc trong thực tế ?
2) Vẽ hệ thống ròng rọc khi đứng ở dưới đất có thể kéo một vật lên cao mà cho lợi 4 lần về lực , 6 lần về lực ?
3) Vì sao trên đỉnh cột cờ lại cho gắn ròng rọc cố định mà không gắn ròng rọc động ?
4) Nêu kết luận về sử nở nhiệt của chất rắn ?
5|) Một qủa cầu nhôm bị kẹt trong 1 chiếc vòng sắt, nhúng cả 2 vật vào chậu nước nóng hỏi có lấy được ra không ? Vì sao ?
3) Vì sao trên đỉnh cột cờ lại cho gắn ròng rọc cố định mà không gắn ròng rọc động ?
Ròng rọc động được dùng khi phải nâng kéo vật nặng vì nó giúp lực kéo giảm đi một nửa (bù lại là phải kéo quãng đường dài gấp đôi). Lá cờ thì rất nhẹ nên sẽ không cần tới ròng rọc động.4) Nêu kết luận về sử nở nhiệt của chất rắn ?
- Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.- Chất rắn khác nhau thì nở khác nhau.
- Chất rắn là chất nở ít nhất trong 3 chất: rắn, lỏng, khí.
- Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Chất khí khác nhau thì nở giống nhau.
- Chất khí là chất nở nhiều nhất trong 3 chất: rắn, lỏng, khí.
- Chất rắn, lỏng, khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Chất rắn, chất lỏng khác nhau thì nở khác nhau. Riêng chất khí khác nhau thì nở giống nhau.
- Chất khí nở nhiều nhất, chất rắn nở ít nhất.
Câu 1 :
+ Khi sử dụng ròng rọc cố định thì nó có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo, nhưng không làm giảm độ lớn lực kéo vật. Ví dụ: dùng ròng rọc kéo gầu nước từ dưới giếng lên; kéo lá cờ lên trên cột cờ bằng ròng rọc.
+ Ròng rọc động giúp chúng ta giảm được lực kéo vật và thay đổi hướng của lực tác dụng. Ví dụ: Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân thường dùng ròng rọc động để đưa các vật liệu lên cao.
5. Không thể lấy qủa cầu nhôm ra được vì khi nhúng cả hai vật vào nước, cả hai vật sẽ đều nở ra và quả cầu vẫn sẽ bị kẹt