Bài 43. Giới thiệu chung về hệ thần kinh

Phác Xán Liệt

1 Giải thích các tật của mắt ?
2 Tìm hiểu nguyên nhân gây ra các tật của mắt
3 Đề xuất các biện pháp phòng chống các tật cận thị và viễn thị .Cách khắc phục các tật của mắt
4 Tại sao vệ sinh tránh viêm họng lại có thể phòng bệnh về tai
5 Vì sao nên tránh tiếng ồn mạnh
6 Điếc tai có nguyên nhân do đâu? Phòng chống điếc tai do ô nhiễm tiếng ồn như thế nào?
7 Các biện pháp phòng chống bệnh về tai như thế nào?

Giúp em với khocroikhocroikhocroikhocroi

Cô Chủ Nhỏ
6 tháng 4 2017 lúc 21:04

2 Tìm hiểu nguyên nhân gây ra các tật của mắt

Có nhiều nguyên nhân gây phát triển tật mắt, trong đó có các nguyên nhân chính sau:

- Về điều tiết của mắt : Do chúng ta có thói quen nhìn quá gần hay quá xa so với tầm nhìn chuẩn của mắt, bắt mắt phải làm việc nhiều trong thời gian dài ở độ sáng không thích hợp, hoặc sáng quá hoặc tối quá làm mỏi cơ mắt, (thí dụ vật nhìn cách xa mắt 20cm) so với khả năng bình thường của mắt (thí dụ vật nhìn cách xa mắt 30cm) làm cho mắt phải điều chỉnh tăng đi - ốp, hoặc do di truyền.

- Theo lý thuyết đông y, mắt là bộ phận bên ngoài nhưng lại có quan hệ mật thiết với các tạng phủ bên trong đặc biệt là tạng can vì can tàng huyết và can khai khiếu ra mắt, tức là mắt khỏe hay yếu đều do chức năng hoạt động của gan. Khi can huyết suy không cung cấp đủ máu lên nuôi dưỡng mắt làm mắt suy yếu (Can huyết hư gây quáng gà, giảm thị lực (cận thị), khô mắt. Can nhiệt gây chứng ngứa mắt, dị ứng ở mắt, mắt đỏ sưng đau). Ngoài ra, Thận thuộc thủy là mẹ của can thuộc mộc không cung cấp năng lượng nuôi con là gan, do đó theo đông y nguyen nhân chủ yếu gây ra tật khúc xạ là do chức năng gan thận suy.

- Nguyên nhân do ăn uống : Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu các dưỡng chất cần thiết cho mắt như Vitamin A, Vitamin B2, thiếu các loại rau xanh, thừa các chất đường, mỡ.

3 Đề xuất các biện pháp phòng chống các tật cận thị và viễn thị .Cách khắc phục các tật của mắt

Các biện pháp phòng chống các

- Tật cận thị là:

+ Phẫu thuật giác mạc.

+ Đeo thấu kính phân kỳ thích hợp sao cho nhìn rõ vật ở vô cực mà không phải điều tiết.

- Tật viễn thị là:

+ Phẫu thuật giác mạc.

+ Đeo thấu kính hội tụ thích hợp sao cho nhìn rõ vật ở gần như mắt không.

Cách khắc phục các tật của mắt :

Thị lực của mắt có thể phục hồi nếu được phát hiện sớm và chăm sóc mắt đúng cách.

- Cho trẻ đi khám mắt ở địa chỉ uy tín, đo thị lực và đeo kính hợp lý giúp trẻ có được thị lực tốt, trẻ có thể hòa nhập vào các hoạt động mà trẻ yêu thích và giúp hạn chế được tốc độ tăng số của mắt.

- Hướng dẫn trẻ học tập và vui chơi ở khoảng cách thích hợp, ngồi học đúng tư thế, đủ ánh sáng.

- Chế độ ăn uống hợp lý và bảo vệ lá gan luôn khỏe mạnh:

Thực đơn hàng ngày nên có nhiều các loại rau xanh thẫm, cà rốt, bí đỏ, cà chua cung cấp các vitamin dưỡng mắt như Vitamin A, vitamin E, vitamin B. Nên hạn chế các đồ ăn sẵn có nhiều đường, nhiều dầu mỡ, hạn chế bia rượu, thuốc lá là những yếu tố gây hại cho gan, thận và gián tiếp tán phá đôi mắt.

Bình luận (10)
Cheewin
6 tháng 4 2017 lúc 20:48

câu hỏi dài quá ,em nên làm từng câu tiện trao đổi hơn

nhiều nhất là 3 câu

Bình luận (0)
Lê Thiên Anh
7 tháng 4 2017 lúc 18:42

2. Cận thị: nguyên nhân

- Cầu mắt dài, thể thủy tinh quá phồng.

Viễn thị: nguyên nhân

- Cầu mắt ngắn, thể thủy tinh không phồng được.

3. Cận thị:

- Cách phòng chống: giữ đúng khoảng cách khi đọc sách

- Cách khắc phục: đeo kính cận- kính mặt lõm (kính phân kì)

Bình luận (0)
Lê Thiên Anh
7 tháng 4 2017 lúc 18:46

2. Cận thị: nguyên nhân

- Cầu mắt dài, thể thủy tinh quá phồng.

Viễn thị: nguyên nhân

- Cầu mắt ngắn, thể thủy tinh không phồng được.

3. Cận thị:

- Cách phòng chống: giữ đúng khoảng cách khi đọc sách

- Cách khắc phục: đeo kính cận- kính mặt lõm (kính phân kì)

Viễn thị:

- Cách phòng chống: giữ đúng khoảng cách khi đọc sách

- Cách khắc phục: đeo kính viễn- kính mặt lồi (kính hội tụ)

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
9 tháng 4 2017 lúc 15:34

Các tật của mắt
1. Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
Ở người bị cận thị, khi nhìn như người bình thường, ảnh của vật thường ở phía trước màng lưới, muốn cho ảnh rơi đúng trên màng lưới để nhìn rõ phải đưa vật lại gần hơn.


2. Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa (trái với cận thị)
Với khoảng cách như người bình thường nhìn rõ, thì ở người viễn thị, ảnh của vật thường hiện phía sau màng lưới, muốn nhìn rõ phải đầy vật ra xa.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
9 tháng 4 2017 lúc 15:35

2. nguyên nhân gây ra các tật của mắt :

cận thị : có thể là tật bẩm sinh do cầu mắt dài, hoặc do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường, làm cho thể thủy tinh luôn luôn phồng, lâu dần mất khả năng dãn

-viễn thị : có thể là do cầu mắt ngắn, hoặc ở người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
9 tháng 4 2017 lúc 15:36

3. cách khắc phục các tật về mắt :

cận thị : muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường phải đeo kính cận (kính có mặt lõm - kính phân kì) để làm giảm độ hội tụ, làm cho ảnh lùi về đúng màng lưới

viễn thị : muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường, phải tăng độ hội tụ để kéo ảnh của vật từ phía sau về đúng màng lưới bằng cách đeo thêm kính lão (kính hội tụ)

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
9 tháng 4 2017 lúc 15:38

7.Ráy tai do các tuyến ráy trong thành ống tai tiết ra. Thông thường ráy tai hơi dính có tác dụng giữ bụi, nên thường phải lau rửa bằng tăm bông, không dùng que nhọn hoặc vật sắc để ngoáy tai hay lấy ráy, có thể làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ.
Trẻ em cần được giữ gìn vệ sinh để tránh viêm họng. Viêm họng có thể qua vòi nhĩ dẫn tới viêm khoang tai giữa.
Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh tác động thường xuyên ảnh hưởng tới thần kinh, làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ - nghe không rõ. Nếu tiếng động quá mạnh, tác động bất thường có thể làm rách màng nhĩ và tổn thương các tế bào thụ cảm thính giác dẫn tới điếc.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
9 tháng 4 2017 lúc 15:39

6.Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh tác động thường xuyên ảnh hưởng tới thần kinh, làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ - nghe không rõ. Nếu tiếng động quá mạnh, tác động bất thường có thể làm rách màng nhĩ và tổn thương các tế bào thụ cảm thính giác dẫn tới điếc.

Bình luận (0)
Ngô Đức Thắng
9 tháng 4 2017 lúc 23:46

dài quá bạn chia nhỏ ra nhé

Bình luận (0)
Võ Hà Kiều My
22 tháng 4 2017 lúc 7:40

7.

- Không cào tai khi bị ngứa.

- Tránh nghe nhạc quá lớn.

- Không nên bơi khi nước không được trong.

Bình luận (0)
Võ Hà Kiều My
22 tháng 4 2017 lúc 7:45

4. Tai - Mũi - Họng là một hệ thống thông thương với nhau nhằm đảm bảo cân bằng áp suất của không khí khi đi qua 1 trong 3 đường này. Khi ta bị bệnh viêm họng lâu ngày vi khuẩn sẽ di cư sang các vùng lân cận và bắt đầu hoạt động ở đó => mắc bệnh về tai.

Vì vậy vệ sinh tránh viêm họng có thể phòng bệnh về tai.

Bình luận (0)
Võ Hà Kiều My
22 tháng 4 2017 lúc 7:47

Câu 5:

1. Ảnh hưởng tới tai

Ảnh hưởng của tiếng ồn lên thính giác đã được biết tới từ thuở xa xưa, khi người thợ rèn, thợ hầm mỏ hoặc người giật chuông nhà thờ làm việc lâu năm với nghề của mình. Thính giác của họ giảm dần, rồi đưa tới điếc hoàn toàn.

Theo nhà nghiên cứu A.J. Hudspeth, ĐH Y khoa California, sự tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn mạnh sẽ "đẵn, cắt, gọt" tan hoang những tế bào lông ở tai trong. Các tế bào này sẽ bị bứng gốc, hủy hoại. Đây là những tế bào có nhiệm vụ thu nhận các đợt sóng âm thanh, chuyển lên não bộ để được nhận rõ đó là âm thanh gì và từ đâu phát ra.

Tiếng động mạnh cũng gây tổn thương cho dây thần kinh thính giác, đưa tới điếc tức thì và vĩnh viễn với cảm giác ù tai. Tiếp xúc với tiếng động đột ngột và liên tục có thể gây ra mất thính lực tạm thời, nhưng thường thì thính lực trở lại bình thường sau 16 - 18 giờ khi không còn tiếng động.

Ảnh hưởng của tiếng động lên tai tùy thuộc ở cường độ của tiếng động và số lượng thời gian tiếp cận với chúng. Hậu quả có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

2. Rối loạn giấc ngủ

Nhiều nghiên cứu chứng minh tiếng ồn từ 35dB trở lên đã đủ để gây ra rối loạn cho giấc ngủ bình thường.


Tiếng động ban đêm tạo ra những cơn thức giấc bất thường, làm thay đổi chu kỳ các giai đoạn của giấc ngủ và gây khó khăn đi vào giấc ngủ. Nhiều thức giấc bất thường sẽ đưa tới thiếu ngủ và hậu quả là sự mệt mỏi, bải hoải, buồn chán vào ngày hôm sau. Tiếng động trong khi ngủ cũng làm tăng huyết áp, nhịp tim, co mạch máu ngoại vi và các cử động của cơ thể như trằn trọc, trở mình, co chân duỗi tay.

Một điểm đáng lưu ý là trẻ em dường như có một cơ chế bảo vệ với tiếng động khi ngủ ban đêm, nên các cháu vẫn ngủ ngon, ít bị thức giấc như người lớn. Tuy nhiên hệ thần kinh của trẻ vẫn dễ bị ảnh hưởng và phản ứng.

3. Với bệnh tim mạch

Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn đưa tới thay đổi chức năng của hệ thần kinh tự chủ, làm tăng nhịp tim, huyết áp, sức cản mạch máu ngoại vi.

Nhà khoa học Ying Ming Zhao và đồng nghiệp tại ĐH Bắc Kinh đã nghiên cứu hậu quả của tiếng ồn đối với hơn 1.000 công nhân dệt vải và thấy rằng sau 5 năm làm việc trong tiếng ồn, huyết áp của họ lên cao đáng kể.

Nghiên cứu của TS. Wolfgang Babisch, Đức cho thấy liên tục nghe tiếng ồn giao thông ở mức độ 70dB có thể tăng rủi ro bệnh nhồi máu cơ tim.

4. Với cơ quan nội tiết

Tiếng ồn xí nghiệp làm tăng sản xuất noradrenaline và adrenaline ở công nhân nhưng khi họ mang vật bảo vệ tai thì adrenaline trở lại bình thường. Một nghiên cứu tại Việt Nam do các tác giả Nguyễn An Lương, Ayako Sudo, Hoàng Minh Hiển thực hiện cũng tìm thấy kết quả tương tự ở công nhân xưởng dệt.

5. Ảnh hưởng trên sự học hỏi của trẻ em

Mặc dù chưa có bằng chứng xác đáng nhưng nhiều nhận xét, nghiên cứu cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng tới sự học hỏi của con em. Theo Sheldom Cohen, Đại học Oregon, trẻ em sống trong các căn phòng ở tầng thấp trong một cao ốc gần trục lộ giao thông có khó khăn tập đọc, làm toán, phân biệt chữ có âm tương tự, so với các em sống ở tầng trên cao, xa tiếng ồn.

Nhiều nghiên cứu cho hay, tiếng ồn có thể ảnh hưởng tới bào thai còn trong bụng mẹ và thai nhi đáp ứng bằng tăng nhịp tim và chuyển động thân mình. Một nghiên cứu khác cho hay bà mẹ sống gần phi trường có tỷ lệ sinh non cao hơn.


6. Ảnh hưởng tới sự tiêu hóa

Donald Eric Broadbend, Anh, nhận thấy tiếng ồn cũng ảnh hưởng tới sự tiêu hóa như làm giảm co bóp của dạ dày, giảm dịch vị dạ dày và nước miếng.

7. Ảnh hưởng lên sự thực hiện công việc

Tại nơi làm việc, tiếng ồn là rủi ro lớn cho sức khỏe, gây khó khăn cho sự đối thoại, giảm tập trung vào công việc và giảm sản xuất, tăng tai nạn thương tích.

Theo Viện Quốc gia Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ, công nhân tiếp xúc với âm thanh cường độ 75dB trong 3 năm sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở và trong tương lai có thể gây ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất ổn vì căng thẳng. Họ trở nên bẳn tính, khó chịu, hay gây gổ hơn là người làm việc nơi yên tĩnh. Họ cũng hay vắng mặt tại sở làm và tai nạn lao động cũng thường xảy ra.

Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho hay, âm thanh vừa phải kích thích sự hứng khởi khi đang làm một công việc có tính cách đơn điệu, đều đều.

8. Ảnh hưởng lên hành vi con người trong cộng đồng

Sống trong khu xóm ồn ào, nhiều tiếng động, con người trở nên bực bội, giận giữ, khó chịu, hay gây gổ, ít giao thiệp với lối xóm.

David Glas và Jerome Singer cho biết tiếng ồn có ảnh hưởng rất nhiều lên con người kể cả sau khi không còn tiếng ồn. Tiếng ồn bất ngờ có tác hại nhiều hơn biết trước.

Tiếng ồn dường như cũng khiến con người giảm đặc tính giúp đỡ và tăng sự hung hổ, gây hấn. Một quan sát cho thấy, khi đang định giúp nhặt một vật rơi cho người khác mà có tiếng ồn dội tới, thì động tác giúp đỡ này ngưng lạị

Bình luận (0)
Võ Hà Kiều My
22 tháng 4 2017 lúc 7:50

6. Các nguyên nhân gây điếc tai:

- Tiếng ồn.

- Áp lực.

- Chấn thương ngoài.

- Bệnh lí về tai.

- Điếc tai do tuổi tác.

- Điếc tai do thuốc.

- Điếc tai do chấn động.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Bùi Thị Ngọc Huế
Xem chi tiết
Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Lê Thùy Linh
Xem chi tiết
Xuyến Đoàn
Xem chi tiết
Trần Bảo Khanh
Xem chi tiết
Ngô Thị Bạch Dương
Xem chi tiết
Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Nguyễn Dương
Xem chi tiết
Hân Trương
Xem chi tiết