Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

trần trang

1. Câu ca dao sau giải thích hiện tượng tự nhiên nào? Hiện tượng này đúng và không đúng ở những nơi nào trên Trái Đất?

"Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười, chưa cười đã tối"

2. Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày và đêm không? Nếu có thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó bề mặt Trái Đất có sự sống hay không? Tại sao?

Không Một Ai
7 tháng 9 2019 lúc 19:10

1.Hãy giải thích câu tục ngữ Việt Nam,Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,Ngày tháng mười chưa cười đã tối,Bài 1 Trang 24 Địa lý 10,Bài 1 Trang 24 sgk Địa lý 10,Địa lý Lớp 10,bài tập Địa lý Lớp 10,giải bài tập Địa lý Lớp 10,Địa lý,Lớp 10

2.Trái đất chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái đất luôn nghiêng về một hướng không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía Mặt trời còn nửa kia thì chếch xa.
Vào khoảng tháng 5 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều nhất nên các vùng ở Bắc bán cầu nhận được nhiều nhiệt nhất, (là mùa hạ) đồng thời, thời gian ban ngày kéo dài, đêm ngắn hơn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng).
Khoảng tháng 10, 11 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc chếch xa Mặt trời nhất nên nhận được ít nhiệt (là mùa Đông), lúc này thời gian ban ngày rất ngắn, đêm kéo dài (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối).
Câu tục ngữ này chỉ đúng với các vùng ở Bắc bán cầu. Những vùng nội chí tuyến thì độ chênh lệch này không đáng kể. Càng về hai cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn. Từ vòng Cực lên Cực Bắc thì có đến 6 tháng ngày (mùa hạ) và 6 tháng đêm (mùa đông) tùy vào vĩ độ.

*Chúc bạn học tốt*

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
7 tháng 9 2019 lúc 19:13

1. Việt Nam nằm ở nội chí tuyến bắc
- Do hệ quả chuyển động xung quanh măt trời của trái đất.
- khi chuyển động quanh mặt trời, trục trái đất nghiêng về 1 hướng & không đổi phương nên từng nửa bán cầu ngả về phía mặt trời,còn nửa kia thì cách xa mặt trời. vào tháng 5(AL) (tức tháng 6 DL) thì bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời, còn bán cầu Nam cách xa mặt trời nên bán cầu Bắc nhận lượng nhiệt lớn, khi đó là mùa hạ, nên ngày dài, đêm ngắn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng).
- Vào tháng 10,11(AL) (tức tháng 12) thì bán cầu Bắc cách xa mặt trời nên nhận được lượng nhiệt ít, khi đó là mùa đông, nên ngày ngắn, đêm dài (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối).

Bình luận (0)
Diệu Huyền
7 tháng 9 2019 lúc 19:19

1,- "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa.
- Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng"
- Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".

Bình luận (0)
Diệu Huyền
7 tháng 9 2019 lúc 19:20

2,Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất vẫn có ngày và đêm.

- Độ dài một ngày - đêm ở bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng 1 năm.

- Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm, còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến.

⟹ Khi đó, trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
8 tháng 9 2019 lúc 20:41

Câu 1 :

- Tháng năm âm lích tương đương với khoảng thời gian táng sáu dương lịch . Vào thời điểm tháng sáu nử cầu bắc ngả gần về phía mặt trời nên nhận được nhiều lượng nhiệt và ánh sáng ⇒⇒ Nửa cầu Bắc là mùa hạ : có thời gian ngày dài hơn đêm " Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng"

- Tháng mười âm lịch tương đương khoảng thời gian tháng mười hai dương lịch . Vào thời điểm này nửa cầu bắc chếch xa mặt trời nên nhận được ít lượng nhiệt và ánh sáng ⇒⇒ Nửa cầu bắc vào thời điểm này là mùa đông : thời gian ngày ngắn hơn đêm "Ngày tháng mười chưa cười đã tối" .

- Chúng ta khẳng định câu tục ngữ trên chỉ đugs hoàn toàn với các địa điểm ở nửa cầu bắc . Càng chính xác hơn với các địa điểm là xích đạo . Ở Việt Nam , câu tục ngữ trên chích xác nhất với địa điểm cực Bắc , xã Lũng Cú , huyện Đồng Văn , tỉnh Hà Giang ( vì đây là địa điểm xa xích đạo nhất ở nước ta )

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyên Võ
Xem chi tiết
Kẻ Trộm Phim
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Tùng Trần
Xem chi tiết
Nguyễn thị xuân đào
Xem chi tiết
Chu Thị Dương
Xem chi tiết