Địa lý tự nhiên

Justin Yến

1. Các hệ quả chuyển động xoay quanh trục của Trái Đất.

2. Ngày mặt trời lên thiên đỉnh ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam là ngày nào?

3. Ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam hai ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh ở đâu gần gần.

4. Thời gian các mùa trong năm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

5. Ngày đêm dài ngắn theo mùa ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam khác nhau như thế nào?

6. Giải thích câu ca dao "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng. Ngày tháng 10 chưa cười đã tối" theo đúng quy luật địa lí.

Phương Dung
23 tháng 10 2020 lúc 21:13

1.​

Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất gồm có 3 hệ quả:

- Thứ nhất, sự luân phiên ngày đêm: Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm

- Thứ hai, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:

Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời). Giờ múi: Trái đất có 24 đường kinh tuyến, chia nó làm 24 phần bằng nhau. Mỗi phần là 1 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi giờ thống nhât một giờ, đó là giờ múi. Đường chuyển ngày quốc tế: lấy kinh tuyến 180o làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày

Thứ ba, sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, do lực Criôlít nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
23 tháng 10 2020 lúc 21:22

6.

- "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa.
- Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng"
- Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đức Kim
Xem chi tiết
Lê Hà Ny
Xem chi tiết
Kimian Hajan Ruventaren
Xem chi tiết
Cô Bé Bạch Dương
Xem chi tiết
Cô Bé Bạch Dương
Xem chi tiết
Hưng Nguyễn
Xem chi tiết
Shino Asada
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Kim
Xem chi tiết
Ngọc Bảo
Xem chi tiết