1. 1 vật ở ngoài không khí có trọng lượng 2,1N , nhúng vào nước thì thấy nó nhẹ hơn 0,2N . Hỏi vật đó làm = chất gì? Vì sao?
2. 1 miếng đồng hcn , dài 3 cm , rộng 2cm , cao 1cm . Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên miếng đồng khi nó nhúng chìm trong nước , trong rượu . Nếu miếng đồng được nhúng chìm ở các độ sâu khác nhau , thì lực đẩy Ác si mét có thay đổi không?
Cần rất gấp ạ :((
1. Khối lượng của vật: \(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{2,1}{10}=0,21\left(kg\right)\)
\(F_A=0,2\left(N\right)\)
Thể tích của vật \(V=\dfrac{F_A}{d}=\dfrac{0,2}{10000}=0,2\cdot10^{-4}\left(m^3\right)\)
KLR của vật \(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{0,21}{0,2\cdot10^{-4}}=10500\left(kg/m^3\right)\)
=> Vật này làm bằng Bạc (Ag).
2. Hướng giải : Tính thể tích miếng đồng = a.b.c. Sau đó ADCT \(F_A=d.V\) với d lần lượt là của nước vả rượu. Thay số ta được lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng đồng.
Nếu miếng đồng được nhúng chìm ở các độ sâu khác nhau thì \(F_A\) không thay đổi vì \(F_A\) không phụ thuộc vào độ cao nhúng vật.