Học kì 2

Câu 1:-Chính phủ,Viện kiểm sát nhân dân tối cao

          -UBND tỉnh (thành phố),Tòa án nhân dân tỉnh(thành phố)

         -HĐND huyện(quận,thị xã,thành phố thuộc tỉnh),Viện kiểm soát nhân dân huyện (quận ,thị xã,thành phố thuộc tỉnh)

         -HĐND xã(phường,thị trấn),UBND xã( phường, thị trấn)

Câu 2:

Theo Hiến pháp, ĐBQH có địa vị pháp lý cực kỳ quan trọng. ĐBQH là thành viên của cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ĐBQH có những thẩm quyền đặc biệt, gắn bó chặt chẽ với quyền lực của Quốc hội và quyền miễn trừ do Hiến pháp quy định. Với địa vị pháp lý và trọng trách lớn lao như vậy, ĐBQH không thể không phấn đấu để thực hiện tốt nhất quyền hạn, nhiệm vụ của mình.

- ĐBQH có quyền tham gia làm thành viên và tham gia hoạt động của các cơ quan của Quốc hội

 Điều 30 của Luật quy định: căn cứ vào năng lực chuyên môn, kinh nghiệm công tác, ĐBQH đăng ký làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc một Ủy ban của Quốc hội. ĐBQH không phải là thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền đăng ký tham dự phiên họp do Hội đồng, Ủy ban tổ chức để thảo luận về những nội dung mà đại biểu quan tâm.  

Số lượng và tỷ lệ ĐBQH tham gia Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội (gọi tắt là các cơ quan của Quốc hội) tăng lên nhanh chóng qua các khóa Quốc hội. Khóa IX có 206/395 đại biểu tham gia HĐDT và các Ủy ban (chiếm 55,15 %); khóa X: 248/450 đại biểu (55,10 %); khóa XI: 295/498 (58,23 %); khóa XII: 359/493 đại biểu (72,82 %); khóa XIII: 390/500 đại biểu (78 %).

Có nhiều lý do của “hiện tượng” này, một nguyên nhân quan trọng là đại biểu sẽ có được những thông tin tư liệu quý giá, cần thiết hơn nếu tham gia Hội đồng dân tộc hay các Ủy ban. Dù đại biểu có uyên bác về chuyên môn nhưng chỉ hoạt động “đơn lẻ” ở một bộ, ngành hay một địa phương thì kinh nghiệm thực tiễn vẫn chỉ hạn hẹp ở ngành hay địa phương đó. Trong khi đó, thực tiễn hoạt động của các đại biểu ở các địa phương, các bộ, ngành tập hợp lại như một “lăng kính hội tụ” sẽ vô cùng đa dạng và phong phú. Sinh hoạt ở các cơ quan của Quốc hội nhiều trường hợp còn là bước chuẩn bị cần thiết cho đại biểu trước khi tham gia các phiên họp toàn thể tại “nghị trường”. Mặt khác, tham gia Hội đồng dân tộc hay Ủy ban cũng là một trong những điều kiện quan trọng để đại biểu ngày càng hoàn thiện hơn phương pháp công tác ở cơ quan lập pháp. Bởi vậy, các ĐBQH nên là thành viên nhiệt thành tham gia hoạt động ở một trong các cơ quan của Quốc hội, trừ một số đại biểu giữ các chức danh chủ chốt (Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ...).

- Trách nhiệm tham gia các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội

Điều 26 quy định: ĐBQH có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp toàn thể của Quốc hội; tham gia các hoạt động của Đoàn ĐBQH; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. ĐBQH là thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tham dự các phiên họp, tham gia các hoạt động khác của Hội đồng, Ủy ban; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Ủy ban mà mình là thành viên. ĐBQH hoạt động chuyên trách có trách nhiệm tham gia hội nghị ĐBQH chuyên trách và các hội nghị khác do UBTVQH triệu tập.

Nhìn chung, đa phần các ĐBQH đã thực hiện tốt (tích cực, đầy đủ, có chất lượng và trách nhiệm) các hoạt động của Quốc hội. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số đại biểu, lúc này, lúc khác hoạt động chưa đầy đủ, kém chất lượng khiến cử tri chưa thật hài lòng. Một số khiếm khuyết đáng lưu ý là: Hầu như chưa có một kỳ họp nào của một khóa nào trong các khóa gần đây đủ 100% tổng số đại biểu có mặt và tham dự từ đầu đến cuối (ngay cả phiên khai mạc và phiên bế mạc cũng nhiều đại biểu vắng mặt). Theo dõi nhiều kỳ họp hai khóa gần đây nhất cho thấy, thường nửa kỳ đầu có trên 450 đại biểu tham dự; nửa kỳ sau thường chỉ còn dưới 450 đại biểu, một số phiên chỉ có dưới 400 đại biểu (khoảng 80%) dự họp. Có Ủy ban thẩm tra dự án luật nhưng không đủ 2/3 số thành viên tham dự; có đoàn giám sát vắng mặt gần hết số thành viên là ĐBQH... Tình trạng vắng mặt tại phiên họp toàn thể làm cho việc biểu quyết một số dự án luật, nghị quyết của Quốc hội không thật chính xác. Đại biểu vắng mặt có nhiều nguyên nhân như cơ cấu đại biểu là lãnh đạo, tình trạng sức khỏe, công việc đột xuất khác..., nhưng không phải là không có nguyên nhân về ý thức trách nhiệm của đại biểu trước nhân dân. Tình hình này phải được khắc phục tối đa tại Quốc hội khóa mới với tinh thần trách nhiệm cao của các đại biểu mới.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Quang Hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Hưng
Xem chi tiết
Vũ Quý Bình
Xem chi tiết
Tuan Phan
Xem chi tiết
Mai
Xem chi tiết
Minh Trần Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
tran le nhat kha
Xem chi tiết
Shino Asada
Xem chi tiết