Bài 16. Ròng rọc

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Ròng rọc ở hình 16.2.a SGK là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe được mắc cố định (có móc treo trên xà), do đó khi kéo dây, bánh xe quay quanh trục cố định.

- Ròng rọc ở hình 16.2.b SGK cũng là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục của bánh xe không được mắc cố định, do đó khi kéo dây, bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng với trục của nó.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

a) Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) và chiều của lực kéo vật qua ròng rọc cố định (trên xuống) là khác nhau (ngược nhau), do đó độ lớn của hai lực này là như nhau.

b) Chiều của lực kéo vật lên trực tiếp (dưới lên) so với chiêu của lực kéo vật qua ròng rọc động (dưới lên) là không thay đổi, do đó độ lớn của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn độ lớn của lực kéo vật qua ròng rọc động.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

a) Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

b) Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Dùng ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo (được lợi vể hướng), dùng ròng rọc động được lợi vể lực.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn vì vừa được lợi về độ lớn, vừa được lợi vẻ hướng của lực kéo

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Dùng ròng rọc đế kéo những vật nặng ở các nơi như: công trường xây dựng, bến cảng, các kho hàng, xưởng sữa chữa ôtô,...