Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Ngô Quyền xưng vương, chọn đất đóng đô, xây dựng cung điện, xoá bỏ bộ máy cai trị cũ của họ Khúc, thiết lập bộ máy chính quyền mới, cử người tâm phúc trấn giữ các châu quan trọng... là những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Dương Tam Kha vì mưu lợi riêng, nhân khi các con Ngô Quyền còn nhỏ đã chiếm ngôi. Các quan lại trong triều đình, địa phương phản đối. Sau khi nhà vua giành lại ngôi báu, uy tín triều đình lúc này đã giảm sút, hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ, quan hệ trung ương — địa phương lỏng lẻo, các thế lực trong nước nổi dậy... gây ra "Loạn 12 sứ quân".

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

+) Của Ngô Quyền :

- Đánh bại quân Nam Hán.

- Chấm dứt thời kì bắc thuộc hơn 1000 năm của nước ta.

+ Xây dựng nền độc lập tự chủ cho đất nước.

+) Của Đinh Bộ Lĩnh :

+ Có công dẹp "loạn 12 sứ quân"

+Thống nhất đất nước.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Tham Khảo !

 

- Tổ chức bộ máy nhà nước còn sơ khai, đơn giản nhưng được thống nhất từ trung ương đến địa phương.

+ Ở Trung ương: Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc (Chính trị, ngoại giao, quân sự). Dưới vua có các quan văn, quan võ.

+ Ở địa phương: các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là thứ sứ.

- Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền đã thể hiện được ý thức độc lập, tự chủ giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

tình hình nước ta rối loạn, chia làm 12 sứ quân.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Tham Khảo !

- Giữa lúc nhà Ngô suy yếu, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng với những người thân thiết tổ chức lực lượng, rèn đúc vũ khí, xây dựng căn cứ ở Hoa Lư.

- Khi nhà Ngô sụp đổ, đất nước rơi vào cảnh “Loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã đem quân đi đánh dẹp các sứ quân.

- Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ cùng với sự ủng hộ của nhân dân đã tiến đánh các sứ quân khác. => Các sứ quân lần lượt bị đánh bại hoặc xin hàng. Tình trạng cát cứ chấm dứt, đất nước trở lại bình yên, thống nhất.