Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

Bùi Thế Nghị
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Chọn B 

(C6H10O5)n + nH2O  \(\underrightarrow{t^o}\)     nC6H12O6

 

(A sai vì fructozo thực chất không có phản ứng tráng bạc, C sai vì thủy phân tinh bột chỉ ra glucozo không ra fructozo, D sai vì cả 2 đều không có phản ứng tráng bạc)

Bùi Thế Nghị
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Sai. Saccarozo được cấu tạo từ gốc glucozo liên kết với fructozo còn tinh bột cấu tạo từ các gốc glucozo.

b) Đúng

C) Sai (Vì thủy phân saccarozo cho 2 loại monosaccarit là glucozo và fructozo)

D) Đúng 

Bùi Thế Nghị
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo

 

a)

So sánh tính chất vật lý của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

 glucozosaccarozotinh bộtxenlulozo
Tính chất vật lýChất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nướcChất rắn kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độChất rắn, ở dạng bột, vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng, hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo thành dung dịch keo, gọi là hồ tinh bộtChất rắn, dạng sợi màu trắng, không có mùi vị. Không tan trong nước và nhiều dung mỗi hữu cơ… Chỉ tan được trong nước Svayde.

 

b) 

Mối liên quan về cấu tạo:

Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.

Tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích C6H10O5 liên kết với nhau, các mắt xích liên kết với nhau tạo thành hai dạng: dạng lò xo không phân nhánh gọi là amilozơ, dạng lò xo phân nhánh gọi là amilopectin. Amilozơ được tạo thành từ các gốc α-glucozơ liên kết với nhau thành mạch dài, xoắn lại với nhau và có phân tử khối lớn. Còn amilopectin có cấu tạo mạng không gian gồm cấc mắt xích α-glucozơ tạo nên.

Xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau tạo thành mạch kéo dài, có phân tử khối rất lớn.
Bùi Thế Nghị
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Do saccarozo, tinh bột và xenlulozo đều thuộc nhóm disaccarit và polisaccarit nên chúng đều có phản ứng thủy phân.

Thủy phân saccarozo:

\(C_{12}H_{22}O_{11}+H_2O\)  \(\underrightarrow{H^+,t^o}\)     \(C_6H_{12}O_6\left(glucozo\right)+C_6H_{12}O_6\left(fructozo\right)\)

 

Thủy phân tinh bột :

\(\left(C_6H_{10}O_5\right)_n\left(tinh.bột\right)+nH_2O\)  \(\underrightarrow{H^+,t^o}\)   \(nC_6H_{12}O_6\left(glucozo\right)\)

 

Thủy phân xenlulozo :

\(\left(C_6H_{10}O_5\right)_n\left(xenlulozo\right)+nH_2O\)   \(\underrightarrow{H^+,t^o}\)  \(nC_6H_{12}O_6\left(glucozo\right)\)

 

Bùi Thế Nghị
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a)

\(C_{12}H_{22}O_{11}+H_2O\)   \(\underrightarrow{H^+,t^o}\)\(C_6H_{12}O_6\left(fructozo\right)+C_6H_{12}O_6\left(glucozo\right)\)

\(\left(C_6H_{10}O_5\right)_n\left(tinh.bột\right)+nH_2O\)  \(\underrightarrow{H^+,t^o}\)  \(nC_6H_{12}O_6\)  (glucozo)

\(\left(C_6H_{10}O_5\right)_n\left(xenlulozo\right)+nH_2O\underrightarrow{H^+,to}nC_6H_{12}O_6\left(glucozo\right)\)

 

b) Thủy phân tinh bột:

\(\left(C_6H_{10}O_5\right)_n\left(tinh.bột\right)+nH_2O\) \(\underrightarrow{H^+,t^o}\)\(nC_6H_{12}O_6\)  (glucozo)

\(C_5H_{11}O_5CHO+2AgNO_3+3NH_3+H_2O\)  \(\underrightarrow{to}\)   \(C_5H_{11}O_5COONH_4+2Ag+NH_3\)

c.

\(\left[C_6H_7O_2\left(OH\right)_3\right]_n+3nHNO_3\underrightarrow{to,xt}\left[C_6H_7O_2\left(ONO\right)_2\right]_n+3nH_2O\)

Bùi Thế Nghị
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

\(n_{C_{12}H_{22}O_{11}}=\dfrac{100}{342}=\dfrac{50}{171}\left(mol\right)\)

\(C_{12}H_{22}O_{11}+H_{2}O\)    \(\underrightarrow{t^o,xt}\)     \(C_6H_{12}O_6\left(glucozo\right)+C_6H_{12}O_6\left(fructozo\right)\)

\(n_{glucozo}=n_{fructozo}=n_{saccarozo}=\dfrac{50}{171}\left(mol\right)\)

\(\Sigma n_{C_6H_{12}O_6}=\dfrac{50}{171}+\dfrac{50}{171}=\dfrac{100}{171}\left(mol\right)\)

Ta có: \(n_{Ag}=2.\Sigma n_{C_6H_{12}O_6}=2.\dfrac{100}{171}=\dfrac{200}{171}\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow m_{Ag}=108.\dfrac{200}{171}\approx126,316\left(g\right)\)

\(m_{AgNO_3}=\dfrac{200}{171}.170\approx198,83\left(g\right)\)