Bài 5: Nguyên tố hóa học

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

a) Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia thì trong hóa học nói là nguyên tố hóa học này, nguyên tố hóa học kia.

b) Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều là nguyên tử cùng loại, thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

a) Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

b) Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái đầu tiên trong tên latinh nguyên tố đó, trong đó chữ cái đầu tiên được viết dưới dạng in hoa, gọi là kí hiệu hóa học.

Thí dụ: H, Ca, Al.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

a. Các cách viết 2 C, 5 O, 3 Ca lần lượt cho ta biết có hai nguyên tử cacbon, 5 nguyên tử oxi và 3 nguyên tử canxi.

b) +Ba nguyên tử nitơ : 3 N

+Bảy nguyên tử canxi : 7 Ca

+Bốn nguyên tử natri : 4 Na.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Đơn vị cacbon có khối lượng bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.

1đvC = 1/12 C.

Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Phương trình phân tứ và ion xảy ra trong dung dịch :

a) Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4
2Fe3+ + 3SO42- + 6Na+ + 6OH- → 2Fe(OH)3+ 6Na+ + 3SO42-
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

b) NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓
NH4 + Cl- + Ag+ + NO3- → NH4+ + NO3- + AgCl↓
Cl- + Ag+ → AgCl↓

c) NaF + HCl → NaCl + HF↑
Na+ + F- + H+ + Cl- → Na+ + Cl- + HF↑
F- + H+ → HF↑

d) Không có phản ứng xảy ra

e) FeS(r) + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑
FeS(r) + 2H+ + 2Cl- → Fe2+ + 2Cl- + H2S↑
FeS(r) + 2H+ → Fe2+ + H2S↑

g) HClO + KOH → KClO + H2O
HClO + K+ + OH- → K+ + CIO- + H2O
HClO + OH- → CIO- + H2O.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Do nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ nên nguyên tử khối của X là : X = 2.14 = 28 (đvC)

Nguyên tử X có nguyên tử khối bằng 28. Vậy nguyên tử X là Silic.

Kí hiệu hóa học là Si.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

a) Ta có : C = 12 đvC = 1,9926.10-23 (g)

=> 1 đvC = 1,9926.10−23121,66.10-24 (g).

b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là :

mAl = 27 đvC = 27. 1,66.10-24 = 4,482.10-23 (g)

Đáp án C.