Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a/ Các thế mạnh về tự nhiên dể phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ:
+ Địa hình:
- Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng, bờ biển có nhiều cửa sông, bãi tắm, rừng ngập mặn, thềm lục địa rộng và thỏai
-> Mặt bằng xây dựng tốt, thuận lợi cho giao thông, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển
+ Đất trồng, khí hậu, nguồn nước
- Có diện tích lớn đất ba dan (chiếm 40% diện tích của vùng) và đất xam, phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình tương đối bằng phẳng
- Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
- Nguồn sinh thủy tốt .
-> Thích hợp phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới trên quy mô lớn
+ Khoáng sản, thủy năng:
- Có các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục dịa, sét xây dựng và cao lanh ỗ Đồng Nai, Bình Dương
- Tiềm năng thủy điện lớn của hệ thống sông Đồng Nai
-> Có điều kiện phát triển công nghiệp khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp điện lực, công nghiệp vật liệu xây dựng
+ Lâm sản, thủy sản:
- Diện tích rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai, gỗ củi cho dân dụng. Rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa lớn về phòng hộ, du lịch
- Vùng biển có nhiều thủy sản, gần các ngư trường Ninh Thuận
- Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang
+ Tài nguyên du lịch khá đa dạng:
- Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), nước khoáng Bình Châu, các bãi tắm Vũng Tàu, Long Hại (Bà Rịa - Vũng Tàu)
-> Có điều kiện phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển - đảo
b/ Các hạn chế:
+ Mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển
+ Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh
+ Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thóai do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, chưa xử lí tốt các nguồn chất thải

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đôi với lao động cả nước vì hiện nay:
+ Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyên dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước
+ Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi
+ Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

+ Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ dân số thành thị, dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm

+ Xử lý số liệu:

Tỉ lệ dân thành thị của TP Hồ Chí Minh qua một số năm (%)

+ Nhận xét:

Trong thời kì 1995 - 2002, ở Thành phố Hồ Chí Minh:

- Tổng số dân táng thêm 838,6 nghìn người.

- Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn giảm.

-> Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, từ 74,69 % năm 1995 lên 83,82 % năm 2000, 84,38 % năm 2002, cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ công nghiệp hóa nhanh.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

+ Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí .Minh và 5 tỉnh: Bình Phước, Binh Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, giữa đất liền và Biển Đông, giao lưu thuận lợi với các vùng trong nước, với các nước trong khu vực.

+ Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Đồng bằng sông Cửu Long (nông sản, thủy sản), Tây Nguyên (cây công nghiệp, lâm sản), Duyên hải Nam Trung Bộ (thủy sản). Các vùng trên cũng là những thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

+ Giáp vùng biển giàu tiềm năng: thủy sản, dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển — đảo, có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển.

-> Vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế — xã hội.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền: + Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt. + Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt; các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả. - Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển: + Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác. + Nguồn thuỷ sản phong phú. + Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo).

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Trả lời:

Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ, vì:

- Trên quan điểm phát triển bền vững, thì đất, rừng và nước là những điều kiện qua trọng hàng đầu.

- Lưu vực sông Đồng Nai hầu như phủ kín lãnh thổ Đông Nam Bộ. Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, đất rừng không còn nhiều nên nguồn sinh thuỷ bị hạn chế. Như vậy, việc bảo vệ đất rừng đầu nguồn làm nguồn sinh thuỷ là rất quan trọng.

- Phần hạ lưu sông, do đô thị hoá và công nghiệp phát triển mạnh mà nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn các dòng sông ngày càng mạnh mẽ. Từ đó suy ra phải hạn chế ô nhiễm các dòng sông ở Đông Nam Bộ.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Trả lời:

- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi ở Đông Nam Bộ (năm 1999) cao hơn cả nước: mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người một tháng, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị

- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi ở Đông Nam Bộ (năm 1999) thấp hơn cả nước:tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức trung bình của cả nước (1,4%).

- Nhìn chung, Đông Nam Bộ là vùng có trình độ dân cư, xã hội vào mức cao trong cả nước.