Bài 31 : Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Kết quả hình ảnh cho Bài 1 (SGK trang 143) Dựa vào bảng số liệu: Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng và nêu nhận xét.

Nhận xét:

+ Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng (năm 2005), chiếm tỉ trọng cao nhất là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (41,0%), tiếp đến là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (36,1%) và thấp nhất là hàng nông, lâm, thủy sản (22,9%).

+ Từ năm 1995 đến năm 2005, cơ cấu giá trị xuât khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta có sự thay đổi:

Tăng tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, từ 25,3% năm 1995 lên 36,1% năm 2005 (tăng 10,8%). Tăng nhanh tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, từ 28,5% năm 1995 lên 41,0% năm 2005 (tăng 12,5%). Giảm tỉ trọng hàng nông, lâm, thủy sản, từ 46,2% năm 1995 xuống còn 22,9% năm 2005 (giảm 23,3%).

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

– Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

– Năm 1992, lần đầu tiên cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối. Từ 1993 đến nay, nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chât khác so với trước thời kì đổi mới.

– Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh, từ 5,2 tỉ USD (năm 1990) lên 69,2 tỉ USD (năm 2005), tăng gấp 13,3 lần.

– Cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng. Từ năm 1990 đến năm 2005, giá trị xuất khẩu tăng 13,5 lần, giá trị nhập khẩu tăng 13,1 lần.

– Các mật hàng xuất khẩu của nước ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản. Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.

– Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a. Tài nguyên du lịch Tự nhiên
– Địa hình: có 5-6 vạn km địa hình caxtơ với 200 hang động đẹp: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha (di sản thiên nhiên thế giới), khu vực Ninh Bình (Tam Cốc – Bích Động)….
– Ven biển có 125 bãi biển, nhiều bãi biển dài và đẹp, trong đó có nhiều bãi kéo dài tới 15 -18 km, tiêu biểu nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ (Non Nước, Cửa Đại, Dốc Lết, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu…)
– Các đảo ven bờ có khả năng phát triển DL, trong đó có 2 đảo lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang) và Cát Bà (Hải Phòng).
– Khí hậu:
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhất là ở các tỉnh phía Nam có thể phát triển du lịch quanh năm, sự phân hóa theo mùa và theo độ cao cũng ảnh hưởng đến du lịch.
– Tuy nhiên khí hậu cũng gây trở ngại cho hoạt động du lịch (bão, lũ lụt…)
– Nguồn nước:
– Các hồ tự nhiên (Ba Bể…), các hồ nhân tạo (Hòa Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà, Lăk…) trở thành các điểm du lịch hấp dẫn.
– Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt ở vùng sông nước ĐBSCL có giá trị đối với việc phát triển các loại hình du lịch miệt vườn, sông nước, sinh thái.
– Các thác nước.
– Nguồn nước khoáng tự nhiên có giá trị đặc biệt đối với phát triển du lịch (Kim Bôi, Suối Bang, Hội Vân, Vĩnh Hảo, Bình Châu…).
– Sinh vật: có hơn 30 VQG, 44 khu bảo tồn thiên nhiên, 34 khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường là cơ sở phát triển du lịch sinh thái.

b. Tài nguyên du lịch Nhân văn
– Di tích :
– Có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó có hơn 2600 di tích được xếp hạng.
– Tiêu biểu là các di sản được UNESCO công nhận là: Cố đô Huế (12-1993), Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (đều đựơc công nhận và 12-1999).
– Lễ hội
– Diễn ra khắp các địa phương và tập trung chủ yếu vào mùa Xuân. Thời gian diễn ra lễ hội khác nhau, dài nhât là lễ hội chùa Hương (3 tháng), ngắn nhất là vài ngày.
– Các lễ hội tiêu biểu : Đền Hùng, Chùa Hương, Hội đâm trâu, Núi Bà Đen…trong đó đã có 2 di sản văn hóa phi vật thể UNESCO công nhận là Nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
– Làng nghề : chạm khắc, đúc đồng, dệt, sơn mài, gốm sành sứ…
– Văn hóa – văn nghệ dân gian : quan họ Bắc Ninh, đờn ca tài tử Nam Bộ, hát trường ca thần thoại Tây Nguyên…
– Ẩm thực và các tài nguyên khác…