Bài 30. Hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Các em nên đọc kĩ câu hỏi nhé, chỉ trình bày thắng lợi có ý nghĩa chiến lược nhưng trên cả lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao.

Câu trả lời của các em mới chỉ nói về thắng lợi quân sự thôi...chúng ta nên tìm hiểu thêm nhé

Chúc các em học tốt!

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

-Giai đoạn 1954-1960:

-Trong hai năm 1955-1956 ta lấy từ tay địa chủ hơn 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 2 triệu nông cụ chia cho nông dân nghèo thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” mà Đảng đã đề ra từ năm 1930.

-Những năm 1954-1957, nhân dân miền Bắc đã hoàn thành kế hoạch 3 năm, khôi phục kinh tế thắng lợi. Điều này làm cho đời sống nhân dân miền Bắc ổn định tạo điều kiện để miền Bắc bước vào thời kì mới.

-Từ năm 1958-1960 Đảng đề ra chủ trương 3 năm cải tạo XHCN và bước đầu phát triển kinh tế, phát triển văn hóa. Trong đó cải tạo XHCN là trọng tâm mà khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.

-Những thành tựu đạt được trong kế hoạch 3 năm (1958-1960) cùng với những thay đổi lớn của miền Bắc sau 6 năm (1954-1960) đã được phản ánh tập trung trong bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố ngày 1-1-1960.

-Giai đoạn 1961-1965:

+Đảng tiến hành Đại hội Đảng lần thứ III, hoạch định đường lối cho cách mạng mỗi miền và xu thế phát triển của thời đại.

+Với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), ta bước đầu xây dựng nền móng của CNXH.

-Trên mặt trận quân sự : đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ ra miền Bắc lần thứ nhất (5-8-1964 đến 1-11-1968)

-Trên mặt trận sản xuất: Đảng chủ trương tiếp tục công cuộc xây dựng CNXH trong bất kì hoàn cảnh nào miền Bắc vẫn đẩy mạnh sản xuất và chuyển hướng kinh tế lần thứ nhất từ thời bình sang thời chiến.

-Về chi viện:

Trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc luôn là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam về sức người và sức của. Với tinh thần mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt sẵn sang đảm bảo “thóc không thiều một cân, quân không thiếu một người”.



Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)
Sau Hiệp định Pa-ri 1973, thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Miền Bắc trở lại hòa bình, vừa tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, vừa tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Kết quả:

* Khắc phục hậu quả chiến tranh:

- Cuối tháng 6 - 1973, miền Bắc căn bản hoàn thành việc tháo gỡ thủy lôi, bom mìn do Mĩ thả trên biển, trên sông, bảo đảm đi lại bình thường.

* Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội:

- Sau hai năm (1973 - 1974), về cơ bản miền Bắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế, hệ thống thủy nông, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế,…

- Kinh tế có bước phát triển: Năm 1964 và năm 1971, là hai năm đạt mức cao nhất trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

- Đời sống nhân dân được ổn định.

* Tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam:

- Trong hai năm 1973 – 1974, miền Bắc đưa vào chiến trường gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kỹ thuật.

- Hàng tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm,… 

=> Ý nghĩa: miền Bắc đã căn bản khôi phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Tạo tiền đề hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước, toàn vẹn lãnh thổ, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/neu-ket-qua-va-y-nghia-cua-tung-nhiem-vu-ma-c84a14012.html#ixzz6mvXSSYXZ

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam có những điểm khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng, đó là:

- Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, nhận thấy so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.

- Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

- Bộ Chính trị cũng phân tích rõ sự cần thiết tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa,… giảm bớt sự tàn phá cua chiến tranh.

 

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

1. Chiến dịch Tây Nguyên (4 - 3 đến 24 - 3 - 1975)

- Ngày 4 - 3 - 1975 ta đánh nghi binh ở Plâyku, Kon Tum nhằm thu hút lực lượng địch.

- Ngày 10 - 3 - 1975 ta đánh Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi.

- Ngày 12 - 3 - 1975 đập tan cuộc phản công của địch tại Buôn Ma Thuột.

- Ngày 14 - 3 - 1975, địch được lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng ven biển miền Trung. Trên đường rút chạy, địch bị quân ta truy kích tiêu diệt.

- Ngày 24 - 3 – 1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.

2. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21 -  3 đến 29 -  3 - 1975)

- Trong khi chiến dịch Tây Nguyên tiếp diễn, Bộ chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.

- Ngày 21 - 03 quân ta đánh thẳng vào căn cứ địch ở Huế, chặn đường rút chạy và bao vây địch trong thành phố.

- Ngày 26 - 3 ta giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.

- Cùng thời gian giải phóng Huế, quân ta tiến vào giải phóng Tam Kì, Chu Lai, Quảng Ngãi.

- 29 - 3 - 1975 quân ta từ nhiều hướng tiến công Đà Nẵng và đến 3 giờ chiều Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng.

3. Chiến dịch Hồ Chí Minh (26 - 4 đến 30 - 4 - 1975)

- Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ chính trị trung ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa.

- Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được Bộ chính trị quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang - những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía đông:

- Ngày 16 - 4 - 1975 ta chọc thủng tuyến phòng thủ Phan Rang.

- Ngày 21 - 4 - 1975 giải phóng Xuân Lộc.

 

- 17h ngày 26 - 4 - 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Năm cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

- 10h 45’ ngày 30 - 4 - 1975, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt sống toàn bộ Nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

- 11h 30’ ngày 30 - 4 - 1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

- Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng hoàn toàn miền Nam.

- Ngày 2 - 5 - 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng.

 

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

1. Ý nghĩa lịch sử:

- Đối với Việt Nam:

Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.

+ Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta.

+ Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

+ Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Đối với thế giới:

+ Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

+ Thắng lợi đó “Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

2. Nguyên nhân thắng lợi

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao.

+ Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng.

+ Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc ở Đông Dương.

+ Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

 

+ Nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.