Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Địa hình nước ta chia thành ba khu vực: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

trung du miền núi bắc bộ. đồng bằng sông hồng (ninh bình)bắc trung bộ (quảng bình)

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

- Các cao nguyên bad an ở Việt Nam hình thành vào giai đoạn tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ,…Tổng diện tích badan tới hơn 20000 km2

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

-Đồng bằng sông Hồng

+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.

+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.

+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Vì Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao đồ sộ, trong đó có đỉnh Phan-xi-păng (3143m) cao nhất ở nước ta.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Trường Sơn Bắc chạy theo hướng tây bắc – đông nam.

- Vị trí của đèo Ngang, đèo Lao Bảo, đèo Hải Vân.

+ Đèo Ngang nằm giữa tình Hà Tĩnh và Quảng Bình.

+ Đèo Lao nằm giữa đường số 9 và biên giới Việt – Lào.

+ Đèo Hải Vân nằm giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Nhìn trên hình 29.3, thấy đồng bằng sông Hồng có hình dạng như một tam giác, đỉnh là Việt Trì, đáy là đoạn bờ biển kéo dài từ Hải Phòng đến Ninh Bình.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

– Giống nhau: đều là đồng bằng châu thổ, là vùng nông nghiệp trọng điểm, dân cư tập trung đông đúc.

– Khác nhau:
+ Đồng bằng sông Hồng: diện tích 15 000km2, có hệ thống đê chống lũ dài trên 2700 km. chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3m đến 7m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa. Trên vùng đồng bằng còn có một số đồi núi thấp.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích khoảng 40 000km2:, cao trung bình 2m – 3m so với mực nước biển. Trên đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp vì núi ăn ra sát biển. Trong quá trình hình thành các đồng bằng này, biển đóng vai trò chủ yếu nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.