Bài 25. Phong trào Tây Sơn

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Tháng 6/1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra phía Nam sông Gianh để giải phóng toàn bộ đất ở Đàng Trong.

- Ngày 21/7/1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh chạy trốn nhưng bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.

- Khi Nguyễn Huệ vào Thăng Long đã giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Được lòng dân, được quần chúng nhân dân ủng hộ

- Được nhân dân biết đến như một vị anh hùng dân tộc (qua tài năng của mình)

- Được các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp,… hết lòng giúp đỡ trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788:

- Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.

- Giữa năm 1788 Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long và xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

* Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong:

- Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.

- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

- Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước.

* Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài:

- Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.

- Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

* Sự sụp đổ của chính quyền vua Lê ở Đàng Ngoài:

- Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.

- Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn.

- Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Quân Tây Sơn lật đổ được các chính quyền vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn do yếu tố

- Nghĩa quân Tây Sơn ngay từ những ngày đầu dấy binh khởi nghĩa đã được lòng dân, được quần chúng nhân dân ủng hộ.

- Nghĩa quân được đặt dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ và các tướng lĩnh khác như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp,... với đường lối đúng đắn, đưa ra khẩu hiệu “Phù Lê diệt Trịnh” để thu hút lực lượng dân dân tham gia.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Vào cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân chia làm 4 đạo tiến vào nước ta.

Trước tình thế giặc mạnh hơn ta rất nhiều, Nguyễn Huệ đã cho quân ta rút khỏi Thăng Long nhằm bảo toàn lực lượng.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.

- Ý nghĩa:

+ Trước thế giặc mạnh, cần đoàn kết lực lượng toàn dân trong một mặt trận thống nhất, cần sự lãnh đạo của một vị vua chính danh vị. Vì vậy, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, dùng danh nghĩa Hoàng đế để kêu gọi toàn dân cùng tham gia đánh giặc.

+ Việc lên ngôi vua khẳng định Đại Việt là một quốc gia đã có chủ, khẳng định quyền tự chủ, độc lập của dân tộc đối với quân xâm lược.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Quân Thanh dễ dàng chiếm được Thăng Long, nên chúng chủ quan , kiêu ngạo, cho quân lính mặc sức làm điều phi pháp, tàn ác. → Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu để tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến công ra Bắc.

- Quang Trung tuyển thêm quân ở Nghệ An, Thanh Hóa.

- Mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An) và làm lễ tuyên thệ.

- Mở cuộc hành quân thần tốc, vừa đi vừa tuyển quân.

- Mở tiệc khao quân để tấn công quân Thanh vào đúng tết Nguyên Đán, làm cho địch bất ngờ không kịp trở tay.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) là đồn quan trọng nhất của địch với khoảng 3 vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn lũy được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dày đặc.

=> Đánh vào Ngọc Hồi và giành chiến thắng làm cho giặc không còn khả năng tiếp tục chiến đấu. Vì vậy, chiến thắng Ngọc Hồi mang ý nghĩa vô cùng lớn:

+ Là thắng lợi quyết định, tiêu diệt hoàn toàn quân xâm lược.

+ Giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc, lật đổ âm mưu xâm lược của giặc.

+ Mang lại niềm vui chiến thắng, niềm hạnh phúc cho nhân dân.

+ Làm hiện rõ tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh anh dũng của dân tộc.