Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.
- Tệ mua quan, bán tước.
- Quan lại, cường hào áp bức, bóc lột nhân dân, ăn chơi xa xỉ.
- Tập đoàn Trương Phúc Loan nắm mọi quyền hành, lũng đoạn triều đình.
- Đời sống nhân dân cơ cực.
- Ruộng đất bị cường hào chiếm.
- Thuế má nặng nề.
= >Nhân dân mâu thuẫn sâu sắc với chế độ phong kiến.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Các bạn hãy xem lại câu trả lời của mình...cô thật sự thất vọng.

Đừng trả lời cho có để được GP, nhìn vào câu trả lời này cô thậm chí không thấy chút kiến thức nào ở các bạn về vấn đề này.

Rất mong các bạn có tâm tìm hiểu hơn nữa...

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài. Ý nghĩa của phong trào đối với việc góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh, tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài suy sụp:

- Phủ chúa quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của.

+ Chúa Trịnh Giang cho xây nhiều chùa lớn, bắt hàng vạn dân phải đi đào sông, kéo gỗ, đắp đường, chở gạch đá để tu sửa hai chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm.

+ Chúa Trịnh Sâm phát gấm để làm hàng trăm, hàng ngàn chiếc đèn lồng tinh xảo, mỗi chiếc có giá đến mấy chục lạng vàng vào dịp Tết Trung thu.

+ Trong phủ chúa có đến bốn, năm trăm tên hoạn quan ngạo mạn, hách dịch,…

- Quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân.

=> Chính quyền Lê – Trịnh ngày càng mục nát, suy yếu.

 

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến những hậu quả:

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm. Sản xuất nông nghiệp đình đốn, mất mùa, lụt lội liên tục diễn ra.

+ Công thương nghiệp: Nhà nước đánh thuế nặng các loại sản phẩm, hàng hóa làm cho công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

- Về xã hội: Nhân dân rơi vào cảnh đói khổ, hàng chục vạn nông dân chết đói, phải bỏ làng đi tha hương cầu thực, xác người chết đói nằm ngổn ngang đầy đường,…

=> Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

 

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài như:

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) nổ ra ở Sơn Tây.

- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770) hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An.

- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751)  hoạt động rộng rãi khắp Hải Phòng, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) vùng Sơn Nam, Tây Bắc.

 

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Nhận xét:

- Quy mô: diễn ra quyết liệt trên đại bàn rộng khắp, trong phạm vi cả nước nhưng các phong trào còn mang tính địa phương chưa tạo thành phong trào chung.

- Thời gian: diễn ra lâu dài, liên tục, có những cuộc khởi nghĩa kéo dài đến 30 năm.

- Mục đích đấu tranh: chống chính quyền Lê - Trịnh, địa chủ, quan lại, ổn định đời sống.

- Lực lượng: thu hút được đông đảo lực lượng tham gia, nông dân là lực lượng đông đảo nhất.

- Đặc điểm: diễn ra lẻ tẻ, phân tán, tự phát, chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

- Tính chất: mang tính chất phong kiến.

- Kết quả: đều thất bại.