Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

+ Chiến tranh Nam - Bắc triều:

_ Hàng vạn người bị bắt đi lính, đi phu, gia đình li tán.

_ Mùa màng bị tàn phá nặng nề, đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa.

_ Nhân dân đói khổ, phiêu bạt, tan tác.

+ Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài

_ Gây bao đau thưong cho dân tộc

_ Đất nước bị chia cắt lâu dài, ảnh hưởng khối đoàn kết dân tộc.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Trả lời:

-Vua quan nhà Trần ăn chơi sa đọa

- Quan lại bắt dân xây dinh thự , chùa chiền . Trong triều bị bọn nịnh thần lũng đoạn ( Chu văn An dâng sớ xin vua chém 7 tên nịnh thần )

- Nhà Trần bất lực trước sự xâm lược của Champa và sự ngang ngược của nhà Minh .

- Đời sống nhân dân càng khổ cực.

Do bị áp bức bóc lột nên nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh:

- Khởi nghĩa nông dân Ngô Bệ 1344-1360: ở Yên Phụ- Hải Dương .

- Khởi nghĩa nông dân Nguyễn Thanh, Nguyễn Ky ở Thanh Hóa năm 1379.

- Cuộc khởi nghĩa nông dân do nhà sư Phạm Sư Ôn lãnh đạo năm 1390 ở Quốc Oai – Sơn Tây , tiến vào Thăng Long 3 ngày .

- Khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây 1399


Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Sau một thời kì thịnh trị, vua quan nhà Lê Sơ thỏa mãn, chuyển sang ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân.  Một số thế lực phong kiến có nhiều quyền hành, nhân đó, tìm cách chia bè kéo cánh, xung đột lẫn nhau. Kinh tế nông nghiệp sa sút, quan lại địa chủ ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân. Đói kém mất mùa liên tiếp xảy ra.

=>Nhà Lê đã biểu hiện sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền (Từ vua quan trong triều đình đến quan lại các cấp ở địa phương.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)
Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:Khởi nghĩa Trần Tuân (Cuối năm 1511) ở Sơn Tây ( Hà Nội).Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512 ở Nghệ An, Thanh Hóa.Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng Tam Đảo.Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516 ở Đông triều (Quảng Ninh).
Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Bước sang thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.

- Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc (Bắc triều).

- Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).

=> Cục diện Nam - Bắc triều hình thành.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây ra những tai họa cho nhân dân ta. Cụ thể là:

Khiến nhân dân ta phải sống hơn 50 năm trong chiến tranhHàng vạn người bị bắt đi phu, đi lính khiến gia đình li tán.Mùa màng bị tàn phá, nhân dân đói khổ. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa.

=>Như vậy, đây là một cuộc hỗn chiến tàn khốc nhằm tiêu diệt lẫn nhau

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Năm 1545. Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyển. Người con của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Từ đó, Nguyễn Hoàng xây dựng một thế lực riêng. Khi ông mất con cháu đời sau nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

   Hậu quả: đất nước bị chia cắt làm 2 miền kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:

Triều đình rối loạn, vua quan ăn chơi, bỏ mặc nhân dân, không quan tâm đến đời sống của nhân dân.Kinh tế nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, đói kém mất mùa liên tiếp xảy ra -> đời sống nhân dân cực khổ.Xã hội xuất hiện mâu thuẫn gay gắt giữa : Nông dân với địa chủ, nhân dân với nhà nước phong kiến.

=> Bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.

Trần Thị Minh Duyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt nhưng đã có ý nghĩa:

- Góp phần thúc đẩy quá trình sụp đổ của nhà Lê diễn ra nhanh chóng.

- Thể hiện ý chí đấu tranh của nhân dân chống lại một nhà nước phong kiến đã khủng hoảng, suy yếu. Thể hiện tình trạng mâu thuẫn xã hội gay gắt ở đầu thế kỉ XVI.