Sóng điện từ là gì? Nêu những đặc điểm của sóng điện từ.
Những đặc điểm của sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển:
- Trong khí quyển, các sóng dài, sóng trung và sóng cực ngắn không thể truyền đi xa. Khoảng cách tối đa của sự truyền các sóng này là từ vài kilômét đến vài chục kilômét.
-Trong một số vùng tương đối hẹp, các sóng có bước sóng ngắn hầu như không bị không khí hâ'p thụ.
- Các sóng ngắn vô tuyến phản xạ rất tốt trên tầng điện li cũng như trên mặt đất và mặt nước biển như ánh sáng, nên chúng có thể truyền đi rất xa (có thể đến vài chục nghìn kilômet trên mặt đất.
Hãy chọn câu đúng
Nhiều khi ngồi trong nhà không thể dùng được điện thoại di động, vì không có sóng. Nhà đó chắc chắn là;
A. Nhà sàn.
B. Nhà lá.
C. Nhà gạch
D. Nhà bêtông.
Trong nhà không có sóng điện thoại, chứng tỏ sóng điện từ đã bị phản xạ bởi các bức tường ngăn. Như vậy, Các bức tường phải có dàn dắt, vậy tường nhà là bêtông
Nhiều khi ngồi trong nhà không thể dùng được điện thoại di động, vì không có sóng. Nhà đó chắc chắn là;
A. Nhà sàn.
B. Nhà lá.
C. Nhà gạch
D. Nhà bêtông.
Sóng điện từ có tần số 12MHz thuộc loại sóng nào dưới đây?
A. Sóng dài
B. Sóng trung
C. Sóng ngắn
D. Sóng cực ngắn.
Sóng điện từ có tần số 12MHz thuộc loại sóng nào dưới đây?
A. Sóng dài
B. Sóng trung
C. Sóng ngắn
D. Sóng cực ngắn.
Nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến: dùng sóng điện từ cao tần ; biến điệu sóng mang ; tách sóng ; khuếch tán.
Bốn nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến là:
a) Phải dùng các sóng điện từ cao tần làm sóng mang để tải các thông tin.
b) Phải biến điệu sóng mang.
c) Phải khuếch tán được dao động điện từ âm tần ra khỏi dao động điện từ cao tần
d) Phải khuếch đại tín hiệu
Sóng dùng để tải thông tin là các sóng mang.
Biến điệu sóng mang chính là việc trộn lẫn sóng âm tần hoặc thị tần với sóng cao tần.
Sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản biểu diễn như hình vẽ. Trong đó: Micro (1); mạch phát sóng điện từ cao tần (2); mạch biến điệu (3); mạch khuếch đại (4) và cuối cũng là anten phát (5)
Tác dụng của các bộ phận:
- Micro(1): Biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số.
- Mạch phát sóng điện từ cao tần (2): Tạo ra sóng mang có tần số cao (từ 500kHz đến 900MHz)
- Mạch biến điệu (3): "trộn" sóng âm tần với sóng mang (biến điệu)
- Mạch khuếch đại (4): Làm cho sóng mang có năng lượng (biên độ) lớn hơn để nó có thể truyền đi xa
- Anten phát (5): Bức xạ sóng điện từ ra không gian
Sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản, vẽ như hình sau. Trong đó: Anten thu (1); mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần (2); mạch tách sóng (3); mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần (4) và loa (5)
Tác dụng của các bộ phận:
- Anten thu (1): Có thể thu được tất cả các sóng điện từ truyền tới nó
- Mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần (2): Làm cho sóng điện từ cao tần thu được có năng lượng (biên độ) lớn hơn
- Mạch tách sóng (3): Tách sóng âm tần ra khỏi sóng mang.
- Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần (4): Làm cho dao động âm tần vừa tách ra có năng lượng (biên độ) lớn hơn
- Loa (5): Biến dao động điện âm tần thành âm thanh (tái tạo âm thanh)