BÀI 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Nội dung so sánh

Nghĩa quân Bãi Sậy

Nghĩa quân Ba Đình

Cách tổ chức

– Đóng quân ở Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương) nhưng không tập trung quân ờ đây mà chia thành những toán nhỏ cơ động linh hoạt, trà trộn với dân và hoạt động trên khắp các tuyến giao thông thuỷ bộ ở đồng bằng Bắc Kì, địa bàn rộng hơn và không cố thủ ở một nơi.

– Nghĩa quân có khoảng 300 người chiến đấu tập trung trong căn cứ Ba Đình được xây dựng kiên cố, vững chắc.

Chiến đấu

— Sử dụng lối đánh du kích với yếu tố bất ngờ, tấn công quân địch khi chúng đang trên đường hành quân.

— Ngoài đánh địch còn tiến hành binh vận, chống càn, đánh đồn…

– Ban đầu chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch, nhưng về sau chủ yếu là chiến đấu tập trung dựa vào hệ thống công sự của căn cứ Ba Đình.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)
STT Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo Hoạt động nổi bật Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
1

Khởi nghĩa Ba Đình (1886- 1887)

- Phạm Bành

- Đinh Công Tráng

-Xây dựng căn cứ Ba Đình (Thanh Hoá) kiên cố, cấu trúc độc đáo.

-Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1 -1887.

-Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm lại quá trình bình định Bắc Trung Kì của Pháp.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

2

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885- 1892)

- Nguyễn Thiện Thuật

-Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương),

-Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chăn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.

- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.

- Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích.

3 BÀI 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX BÀI 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX BÀI 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX
Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)
Điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào nông dân Yên Thế và Phong trào Cần Vương
Giống nhau:
Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta.
Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
Đều thất bại
Khác nhau:
Lãnh đạo:
Phong trào Cần Vương: Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương
Phong trào nông dân Yên Thế: Nông dân đứng đầu là Đề Thám
Mục tiêu:
Phong trào Cần Vương: Chống Pháp giành lại độc lập dân tộc.
PTND Yên Thế: Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội.
Địa bàn hoạt động:
Phong trào Cần Vương: Địa bàn hoạt động rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì
Phong trào nông dân Yên Thế: Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang.
Tính chất:
PT Cần Vương: Là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến
Phong trào Yên THế: Là phong trào nông dân mang tính tự phát.
Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn và kết thúc sớm hơn PTND Yên Thế
Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.
Nguyên nhân thất bại :
- ko liên kết phong trào cả nước
- Lãnh đạo bảo thủ, phong kiến
- Lực lượng ít
- Địa bàn hoạt động hẹp


>>>>Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?


- Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỷ XX. Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng. Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...