Bài 2. Khí hậu Châu Á

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Ba biểu đồ khí hậu thuộc các kiểu khí hậu sau đây :

+ U-lan-ba-to(Mông Cổ) : Thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

+ E Ri-át (A-rập-xê-út) : thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô.

+ Y-an-gun (Mi-an-ma) : Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm :

+ U-lan-Ba-to : Nhiệt độ trung bình năm khoảng 10oC, nhiều tháng dưới 0oC. Lượng mưa trung bình năm 220 mm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8.

+ E Ri-át : nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. Lượng mưa trung bình năm 82 mm. Mưa tập trung vào các tháng 1, 2, 3 nhưng rất ít.

+ Y-an-gun : nhiệt độ trung bình năm cao trên 25oC. Lượng mưa trung bình năm trên 2750 mm. Mưa rất nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)


-Thượng Hải thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80oĐ:

Cực và cận cực Ôn đới Cận nhiệt Nhiệt đới

- Khí hậu châu Á lại chia thành nhiều kiểu, nhiều đới như vậy là bởi vì:

Thứ nhất, do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo→ Châu Á có nhiều đới khí hậu. Thứ hai, do lãnh thổ rộng lớn, có các dãy núi và sơn nguyên cao, ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa → Châu Á có nhiều kiểu khí hậu.
Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Đới có nhiều kiểu khí hậu nhất ở châu Á là đới khí hậu cận nhiệt, gồm có các kiểu khí hậu:

- Kiểu cận nhiệt địa trung hải.

- Kiểu cận nhiệt lục địa.

– Kiểu núi cao.

– Kiểu cận nhiệt gió mùa.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Các khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa: các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.

- Các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung đáng chú ý:

+ Mùa đông khô và lạnh, mà hạ khô và nóng.

+ Lương mưa trung bình thay đổi từ 200 – 500 mm. Độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp.