Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

*Sâu hại thường ăn lá cây, thân cây. Bệnh hại là do vi khuẩn, virus gây bệnh trên cây trồng

*Chúng ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, gây mất mùa cho người trồng.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

- Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ... Chúng làm lá bị khuyết, thủng, cuốn; quả, thân, cành bị gãy, thối, rụng...

- Một số sâu hại thường gặp là châu chấu, sâu cuốn lá, rệp, bọ hung, ruồi đục quả, sâu xanh...

- Bệnh hại là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lí... của cây trồng, do các loài sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus...) hoặc điều kiện bất lợi gây ra. 

- Một số bệnh hại thường gặp như bệnh bạc à, bệnh đạo ôn trên lúa, bệnh thán thư, bệnh vàng lá greening trên cây có múi, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh virus xoăn vàng lá đậu đũa,...

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

a) Hoa hồng bị rệp hại sẽ phát triển kém, nếu để lâu rệp phát triển nhiều có thể lây lan các cây khác trong vườn, hoa hồng có thể bị chết.

b) Quả chanh bị loét vi khuẩn: chất lượng sản phẩm kém

c) Bắp cải bị thối nhũn do vi khuẩn, thậm chí có thể bị chết

d) Lá đậu đỗ bị sâu khoang hại: cây sẽ phát triển kém, thậm chí có thể bị chết

e) Cây hồ tiêu bị bệnh chết chậm do nấm

g) Mía bị sâu đục hại thân: cây phát triển kém, không cho thu hoạch

h) Cà chua bị virus xoăn lá: cây phát triển kém, năng suất và chất lượng cà chua bị giảm

i) Quả vải bị sâu đục cuống hại: chất lượng nông sản kém, không cho thu hoạch

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng:

- Thối rễ, thân, củ.

- Thủng lá

- Gãy cành, rụng quả

- Biến dạng lá, quả

- Thân chảy nhựa

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Biện pháp sinh học là biện pháp:

- Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học, tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp... Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loại thuốc sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường

- Tập trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi sinh vật để phòng trừ sâu hại cây trồng.

Quản lí dịch hại tổng hợp là hệ thống quản lí dịch hại trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể và sự biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kĩ thuật và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng gây hại kinh tế.

Quản lí dịch hại tổng hợp nhấn mạnh  vào cây trồng khỏe mạnh, có ảnh hưởng tối thiểu tới hệ sinh thái nông nghiệp và khuyến khích cơ chế phòng trừ dịch hại bằng biện pháp tự nhiên. Mục đích cuối cùng của quản lí dịch hại tổng hợp là không chỉ tiêu diệt nguồn sâu bệnh mà còn điều hòa các mối cân bằng trong hệ sinh thái.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Vì sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Khi sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết.

Minh Lệ
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Ví dụ: Bệnh vàng lá do vi khuẩn

Đây là bệnh thường gặp vào giai đoạn lúa đang đẻ nhánh. Các ruộng sâu, có nước ngập cao thường gặp bệnh này. Các ruộng có dùng nước để che chắn rầy nâu cũng rất dễ mắc bệnh vàng lá do vi khuẩn. Ruộng lúa bắt đầu bị vàng từng chòm ở những nơi trũng, hoặc dọc theo mương. Sau đó bệnh lan ra rất nhanh vào những ngày có mưa hoặc sau những ngày đi bón phân hoặc phun thuốc. Bệnh bắt đầu từ đọt lá lan dần xuống. Vết bệnh có màu vàng hơi xỉn màu và có các vệt nâu nhạt chạy dọc theo gân lá.