Bài 12 : Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Người ta nói nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau vì:

- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, thường làm cho bề mặt đất gồ ghề.

- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất, làm san bằng, hạ thấp địa hình.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có cư dân sinh sống?

Trả lời: Tác hại của núi lửa rất khủng khiếp, nhưng nhừng dung nham núi lửa sau khi bị phong hoá sẽ tạo thành loại đất tốt, thuận lợi cho sản xuất nồng nghiệp. Vì vậy, vẫn có sức hấp dẫn đối với cư dân quanh vùng về sản xuất nông nghiệp.

Ở Việt Nam, dung nham núi lừa bao phủ những miền rộng lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những khu vực này nhờ có đất đỏ ba dan rất màu mỡ thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp như (cà phê, hồ tiêu, cao su,...), cây nông nghiệp (ngô, lạc, đỗ...) và trồng rừng nên cũng là nơi tập trung dân cư ở nước ta.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra, con người đã:

- Tìm cách xây nhà chịu được những chấn động lớn.

- Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

Ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất:

- Sự thay đổi nhiệt độ không khí làm cho đá ở bề mặt Trái Đất bị nứt vỡ.

- Nước mưa chảy thành đòng tạm thời ở bề mặt đất tạo nên những khe rãnh do đất bị xói mòn.

- Nước làm hoà tan đá vôi, tạo nên các hang động trong các khối núi đá vôi

Gió thổi mòn ở phần chân của các tảng đá, tạo ra các “nấm đá”.



Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Các bộ phận của núi lửa là : miệng, miệng phụ, ống phun, dung nham, khói bụi.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Tác hại của một trận động đất là: nhà cửa sập sệ, xe cộ tan nát,cây cối đổ ngã, còn người chết chóc, thiệt hại cả về thể chất lẫn tinh thần.