Bài 12. Độ to của âm

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

C1:

Cách làm thước dao động

Đầu thước dao động mạnh hay yếu?

Âm phát ra to hay nhỏ?

a) Nâng đầu thước lệch nhiều

Mạnh

to

b) Nâng đầu thước lệch ít

Yếu

Nhỏ

C2:

Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ).

C3:

Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít), chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (nhỏ) tiếng trống càng to (nhỏ).

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn càng lớn, nên âm phát ra to.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Điểm M trong trường hợp dao động với biên độ lớn hơn (hình a)

Điểm M trong trường hợp dao động với biên độ nhỏ hơn (hình b )

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Màng loa trong máy thu thạn chính là nguồn phát ra âm thanh.

Khi máy thu thanh phát ra âm to, biên độ dao động của màng loa lớn.

Khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ, biên độ dao động của màng loa nhỏ.



Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng 50 dB đến 70 dB.