Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường :

* Dân số tăng quá nhanh → Hậu quả :
- Đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên  TNTN bị khai thác kiệt quệ
Dân số tăng nhanh tác động đến môi trường: + Ô nhiễm nguồn nước : do nước thải sinh hoạt và nước thải từ các nhà máy…
Ô nhiễm không khí : do khí thải từ xe cộ, các nhà máy…
Ô nhiễm tiếng ồn : tiếng còi xe, tiếng máy móc từ các công trường, nhà máy…
Ô nhiễm đất : sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải từ các khu công nghiệp…
→ Môi trường sống bị hủy hoại dần

Sức ép dân số tới cuộc sống :
Dân số tăng nhanh dẫn đến:
Thừa lao động, thiếu việc làm
Khai thác tự nhiên quá mức → Môi trường suy thoái → sản xuất suy giảm
Nghèo đói, mù chữ, xã hội phân hóa giàu nghèo
Tệ nạn xã hội phát triển. Trật tự an ninh rối loạn
Kinh tế, văn hóa kém phát triển
Năng suất lao động giảm
Sức khỏe kém, bệnh tật tăng, tuổi thọ thấp
Một số hình ảnh về sức ép dân số tới chât lượng cuộc sống
Đông con
Thiếu chỗ ở
Thiếu nước sạch
Nghèo đói, suy dinh dưỡng


Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Sản lượng lương thực tăng từ 100% lên 110%.

- Gia tăng dân số tự nhiên tăng từ 100% lên gần 160%.

- Cả hai đều tăng, nhưng lương thực tăng chậm hơn gia tăng tự nhiên dân số.

- Do vậy, bình quân lương thực theo đầu người giảm nhanh, từ 100% năm 1975 xuống 80% năm 1990

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

-Dân số: tăng từ 360 lên 442 triệu người.

- Diện tích rừng: giảm từ 240,2 xuông 208,6 triệu ha.

- Nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á: dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Sự khai thác rừng quá mức đã làm cho: đất bị xói mòn, lũ quét xảy ra nhiều nơi ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, đa dạng sinh học bị suy giảm,...