Bài 1. Menđen và Di truyền học

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

a,Đôi tượng-. Di truyền học nghiên cứu bản chất và quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

b,Nội dung cùa di truyền học: Đề cập tới cơ sỗ vật chất, cơ chế và tính quy luật, của hiện tượng di truyền và biến dị, cụ thể là xác định các vân đề chính sau:

- Câu trúc vật chất và cách thức mà nhờ đó bô" mẹ truyền cho con những đặc tính giông mình.

- Những xu thế tất yếu và những mối quan hệ số lượng mà các đặc tính cùa bố mẹ biểu hiện ở các đời con cháu.

- Nguyên nhân làm cho con sinh ra mang những đặc điểm khác nhau và khác với bô' mẹ cũng như những hình thức và những chiều hướng biểu hiện của những sai khác này.

c,Ý nghĩa thực tiễn của di truyền học:

Di truyền học đã trở thành cơ sở lí thuyết cùa khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao đối với y học, đặc biệt có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại.


Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden có nội dung cơ bản là:

- Lai các cặp bô' mẹ thuần chùng khác nhau về một hoặc một sô' tính trạng, rồi theo dôi sự di truyền riêng rẽ của từng tính trạng đó trẽn con cháu của từng cặp bô mẹ.

- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó, rút ra định luật di truyền các tính trạng đó cùa bố mẹ cho các thế hệ con cháu.


Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Ví dụ: Ở người có các tính trạng tương phản như:

- Tính trạng về độ thẳng của tóc, có hai trạng thái khác nhau là tóc thẳng và tóc quân.

- Tính trạng về màu da có những trạng thái trái ngược nhau là da trắng và da đen.

Da trắng và da đen là tính trạng tương phản.

- Tính trạng về độ dày của môi có hai trạng thái ngược nhau là môi dày và môi mỏng.

- Môi dày và môi mỏng là tính trạng tương phản.

Sách Giáo Khoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Menden chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các cặp phép lai vì thuận tiện cho việc dễ theo dõi.