Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ KonTum , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 11
Điểm GP 1
Điểm SP 12

Người theo dõi (25)

Mai Jue Bin
Lê Thảo
hà việt hà

Đang theo dõi (31)

Thanh Nhàn
Tip
Tip
Không Tồn Tại

Câu trả lời:

Khi gặp chuyện không may, gặp những rủi ro làm cuộc sống chông chênh người ta thường tự vỗ về an ủi là “Sông có khúc, người có lúc”. Thế nhưng, để lý giải khi nào đến “lúc” thì khó mà có một đáp án rõ ràng, đành tạm tin rằng con người có “số phần” nào đó.

Quả thật, cho dù cuộc sống có hiện đại đến đâu thì chuyện tâm linh, chuyện tín ngưỡng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến suy nghĩ, đến lối sống của con người. Chỉ khác là ảnh hưởng nhiều hay ít, là vừa phải hay vì quá tin mà gác qua mọi thứ cần cân nhắc mà thôi.

Có điều, tại sao ta ước mong điều lành mà sao không tự tay xây nên điều lành? Phải chăng ta không tin bản thân mình nếu cố gắng thì có thể xây dựng nền tảng cơ bản để có điều lành, để có những thuận lợi, thành công trong cuộc sống. Ví dụ thói quen cẩn trọng thì sẽ bớt những rủi ro, lối sống biết chia sẻ chan hoà thì bớt đi những điều tiếng, sống tử tế thì bớt những hệ luỵ..

Tất nhiên, để làm được điều ấy thì không đơn giản, vì ta thường lệ thuộc vào nếp nghĩ, nếp sống mỗi ngày. Vì sự tất bật xô bồ của đời sống làm ta quên đi những giá trị vô hình của lối sống sẻ chia, sống như thế lâu ngày dần thành thói quen, thành những hành động thiếu tính nhân văn, thậm chí mang tính thực dụng và thiếu trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng…

Nhìn lại kinh nghiệm từ cha ông, từ sách vở, ta bắt gặp vô vàn những lời khuyên hữu ích, từ những chỉ dẫn đơn giản về lối sống như “ở hiền gặp lành”, đến những triết lý sâu sắc hơn như “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” … tất cả như truyền dạy rằng chúng ta phải sống tốt thì mới loại trừ hoặc ít ra giảm thiểu bớt những tai ương, hệ luỵ.

*****
Câu chuyện của 2 bà cháu Ngũ Thị Ba và Võ Thị Bích Loan ở Phụng hiệp – Hậu Giang (Nhân vật được chương trình truyền hình nhân đạo Khát Vọng Sống trợ giúp) là một điển hình.

Chồng mất sớm, bà Ba tần tảo nuôi con, lần lượt trưởng thành rồi dựng vợ gả chồng, cả đời nghèo khó chỉ biết lấy lòng nhân mà nhắn nhủ con cháu sống cho có nghĩa có tình, ấy vậy mà cái nghèo cứ đeo bám và sinh ra lắm chuyện khó, đầu tiên là con dâu bỏ đi, bà Ba lâm vào cảnh “nội già nuôi cháu nhỏ”, lại tần tảo hơn chục năm trời để nuôi cháu thì lại gặp cái khó khác, cháu Loan bị tai nạn rồi dẫn đến u xương, khối u làm gãy xương đùi gây chảy máu bên trong, làm cháu mất máu trầm trọng, đến lúc đó phát hiện ra cháu thuộc nhóm máu hiếm Brh (-), 10.000 người chỉ có 4 người thuộc nhóm máu của cháu, lâm cảnh thập tử nhất sinh.

Bà như chết điếng, tự hỏi cả một đời lấy nhân nghĩa làm đầu, sống yêu thương mà lẽ nào số phận cứ dồn vào cảnh khốn cùng, nghèo khó thì còn chịu được chứ bệnh tật hiểm nghèo, rồi số tiền cần quá lớn thì làm sao?

Khát Vọng Sống đến, cộng đồng chung tay trợ giúp, bà cầm số tiền 75 triệu mà run run nói: “Tôi cả một đời nghèo khó cũng quen rồi, tài sản chẳng có gì ngoài con và cháu, thôi thì xin ông bà cô bác giúp thì ra sức mà cứu nó, số tiền này tôi xin gởi lại để “tổ chức” thương cho bà cháu nghèo mà dồn sức cứu cháu”.

Cái cách sống lấy nhân nghĩa làm trọng, lấy người thân làm tài sản của bà Ba đã làm cộng đồng cảm thương, nên hơn 1 năm trời “Khát Vọng Sống” với sự tiếp sức của cộng đồng đã làm mọi cách để cứu cháu Loan, hai cuộc phẫu thuật, mấy tháng xạ trị, vô hoá chất…. giờ thì cháu được cứu sống, lại được tạo điều kiện học nghề, lại được lắp chân giả 70 triệu..để cháu gần như hoàn hảo trở về với đời thường, với bà Nội sống đầy nghĩa tình.

Tháng 2/2015 vừa qua, nhân dịp Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vào thăm tỉnh Hậu Giang, hai bà cháu được giới thiệu là một điển hình về lối sống nhân nghĩa, về hiệu quả của sự chung tay từ cộng đồng, của Khát Vọng Sống. Phó thủ tướng cảm động trước hoàn cảnh nghèo khó mà vẫn sống rất nghĩa tình của hai bà cháu nên quyết định tặng 1 căn nhà tình thương khang trang trị giá 70 triệu đồng, như để bù đắp vào những gian nan mà hai bà cháu đã trãi qua.

Có lẽ, dòng sông đã đến “khúc” êm ả, cuộc đời của hai bà cháu cũng đến “lúc” an nhàn hơn.
Có lẽ, nếu bà Ba không sống lấy nghĩa tình làm trọng thì bà không được cộng đồng chia sẻ đủ đầy như thế. Có lẽ, Bích Loan không ngoan hiền và thật thà, thì cuộc đời của cháu không được đổi thay vận mệnh như thế.
Dẫu rằng “Sông có khúc, người có lúc” thì cũng cần nền tảng nhân ái, cũng cần phải sống tốt và sẻ chia thì mới đến được cái “lúc” tốt đẹp của đời.