Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bình Dương , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 21
Điểm GP 0
Điểm SP 24

Người theo dõi (18)

Đang theo dõi (12)

Uyên Betty
Truong Vu Xuan
hello việt nam

Câu trả lời:

Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/Phong khi túng lỡ không phiền lụy ai
- Năng nhặt chặt bị
- Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
- Kến tha lâu cũng đầy tổ
- Tích tiểu thành đại
- Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
- Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí
- Ăn chắc ,mặc bền
- Ăn phải dành. có phải kiệm

Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/Phong khi túng lỡ không phiền lụy ai
- Năng nhặt chặt bị
- Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
- Kến tha lâu cũng đầy tổ
- Tích tiểu thành đại
- Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
- Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí
- Ăn chắc ,mặc bền
- Ăn phải dành. có phải kiệm
góp gió thành bão
của bền tại người
khi lành để dành khi đau
Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng
- Năng nhặt - chặt túi
- Ăn giả làm thật
- Con nhà Lính , tính nhà quan
- Đàn ông rộng miệng thì Sang, đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà
Một miếng khi đói, bằng một gói khi no
Tích cốc phòng cơ , tích y phòng hàn

cua ben tai nguoi
gop gio thanh bao
an gia lam that
den khi that bat lay ai ban cung
con nha Linh tinh nha quan
kheo an thi no kheo co thi am
an chac mat ben
an it no lau an nhieu chong doi
tich tieu thanh dai
kiếm củi ba năm thiêu một giờ

Câu trả lời:

Có lẽ 1 ngày 24h là không bao giờ đủ đối với con người hiện đại nói chung và với teens nói riêng.Làm gì, phân bổ thời gian thế nào để đảm bảo đầy đủ bài vở trên lớp, học thêm, đọc thêm… hoàn toàn không đơn giản chút nào.





1. Đầu tiên bạn hãy xem lại cách sử dụng thời gian của mình.

Thời gian là của bạn và chính bạn là người quyết định sử dụng nó như thế nào. Bạn nên có một thời gian biểu ghi rõ những việc phải làm hàng ngày. Một số chuyên gia đã chỉ ra rằng: hàng ngày mỗi người chúng ta đều lãng phí khoảng hai tiếng đồng hồ. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc xem tivi. Nếu nhiều hơn 1 hoặc 2 h mỗi ngày thì bạn hãy bớt lại và dành khoảng thời gian đó để cải thiện công việc. Nếu mỗi ngày bạn bớt đi 5% thời gian xem TV thì trong một tuần làm việc 40 tiếng bạn đã có thêm 2 tiếng đồng hồ nữa rồi đấy. Dần dần bạn sẽ có thói quen dự liệu công việc.

2. Một số mẹo nhỏ giúp bạn sắp xếp thời gian học

• Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học

Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm

lịch học

thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiểu giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao.

• Có tổng kết và updates sau mỗi tuần.

• Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau. Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước.

• Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán để có được sự tập trung cao độ.

• Có thời gian chết? Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát.

• Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học.

• Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học. Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.

• Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, các kì thi trước mắt và lâu dài )

3. Mục tiêu của bạn là gì?

Một phần quan trọng không kém là bạn phải biết đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân mình. Và cần phải xem lại những mục tiêu đó một cách thường xuyên. Một số người thích xây dựng những kế hoạch chi tiết và lên kế hoạch thực hiện chúng. Một số người khác lại lập những danh sách bao gồm những nhiệm vụ khác nhau cần làm. Những cách trên không thực sự hiệu quả.

Hãy xác định rõ ràng những mục tiêu ngắn hạn của bạn. Những mục tiêu này phải đủ nhỏ để bạn có thể thấy sự tiến bộ của mình và đủ lớn để bạn có cảm giác hạnh phúc khi hoàn thành chúng. Kì này bạn phải làm tất cả bao nhiêu bài kiểm tra, điểm số trung bình bạn đặt ra là bao nhiêu? Thi 8 tuần, thi học kì, thi cuối năm, thi tốt nghiệp… hãy cố gắng vượt qua từng chặng.

4. Bạn nên có một thời gian biểu.
 

diary

 

Chà! Thời gian biểu hàng tuần của tớ thật là đẹp!
 

• To-Do list- Danh sách những việc cần làm:

Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài

• Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:

Bạn có thể làm thời gian biểu bằng tiếng Anh, ghi đầu việc bằng tiếng Anh để “mài sắc” ngoại ngữ của mình!

Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu
Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.

Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.

Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.

• Lịch ghi kế hoạch lâu dài

Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.
Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.

5. Đừng bỏ qua “thời sự” bạn nhé!

Đừng chỉ có biết học và học, bạn sẽ trở thành một con mọt sách! Hãy chú ý đến các vấn đề thời sự học tập qua sách báo, đài, ti vi, internet… để cập nhật thông tin bạn nhé. Hãy coi nó gần như là một hình thức giải trí những lúc căng thẳng! Thật là... lãng nhách khi bạn đã bỏ qua một dịp học thêm miễn phí, cơ hội học bổng du học khi nó đã hết hạn đăng kí 2 ngày phải không?

Cuối cùng, hãy nhớ rằng mọi việc đều phụ thuộc vào bạn. Kỹ năng quản lý thời gian tốt giúp bạn hoàn thành những mục tiêu đặt ra và đạt được vị trí mong muốn. Và một điều quan trọng là hãy dành thời gian để ghi nhận những thành công của mình để thấy sự tiến bộ từng ngày bạn nhé.

Câu trả lời:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục đạo đức có ý nghĩa rộng lớn, sâu xa nhưng lại hết sức gần gũi, thiết thực gắn liền với đời sống, việc làm và hành động của mỗi người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Cần, kiệm, liêm, chính là nội dung cốt lõi của giá trị đạo đức cách mạng, đặc biệt đối với mỗi cán bộ, đảng viên.

Đất nước chúng ta đang phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh một số mặt, một số giá trị đã đạt được thì trong xã hội đang xảy ra những biến động lớn và rất đáng lo ngại như: Tham ô, tham những, lãng phí và sự xuống cấp về đạo đức,lối sống và nhận thức của một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên. Do đó cần phải xây dựng đạo đức cách mạng đội ngũ cán bộ, đảng viên,có đầy đủ về đức và tài, đó là yêu cầu rất quan trọng đối với công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, là chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất. Tư tưởng của Người là niềm tin, ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam; là di sản tinh thần vô cùng quý báu cho Đảng ta, dân tộc ta; là hiện thân của tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có lòng yêu thương vô hạn đối với nhân dân, điểm nổi bật ở người là sự tôn trọng nhân dân và niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh vô hạn của nhân dân, Người hết sức nhấn mạnh tinh thần dân chủ trong sinh hoạt chính trị. Người đã tiến hành không mệt mỏi công tác tuyên truyền và giáo dục, nhằm thức tỉnh toàn dân tộc trước sự nghiệp chung, phát huy cao nhất sức mạnh của trí tuệ, tài năng và nghị lực của hàng triệu con người.

Trong di sản Hồ Chí Minh, Người đã nêu tấm gương sáng ngời trước nhân dân Việt Nam về đạo đức mới. Người đã tỏ rõ một nghị lực phi thường và sống với phương châm “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không hề chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”. Với tinh thần “cần, kiệm, liêm, chính”, Người sống một cuộc sống thanh cao và giản dị. Từ đó sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức sáng ngời của Người sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam.

 

Nội dung tư tưởng giáo dục đạo đức cho mọi người và nhất là đối với cán bộ, đảng viên, trong tư tưởng Hồ Chí Minh có tầm bao quát rộng lớn, sâu xa nhưng lại hết sức gần gũi, thiết thực gắn liền với đời sống, việc làm và hành động của mỗi người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Cần, kiệm, liêm, chính là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng của mọi người, đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên. Những đức tính cần có ấy của con người giống như bốn mùa của trời, bốn phương của đất; nếu thiếu một trong những đức tính đó con người không thể trở thành người theo nghĩa tốt đẹp của từ này. Trên cơ sở đó Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.

Cần” tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”. Tất thảy mọi người ai cũng “cần” thì bản thân mới tiến bộ, gia đình mới ấm no và hạnh phúc, quê hương mới phồn thịnh, đất nước mới giàu mạnh. Song, theo Hồ Chí Minh “cần” phải đi liền với “kiệm”.

Kiệm” theo Hồ Chí Minh là tiết kiệm, sử dụng có kế hoạch và có mục đích, không xa xỉ hoang phí, phô trương hình thức. Theo Người, để xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta không những phải tiết kiệm tiền bạc, sức lực mà còn phải biết tiết kiệm cả thời gian, bởi nếu của cải có hết thì còn làm lại được, nhưng thời gian trôi qua rồi thì không bao giờ có thể lấy lại được. Khi nói đến mối quan hệ giữa “cần” và “kiệm” Hồ Chí Minh nói rằng, nếu chúng ta cần mà không kiệm thì như thùng không đáy; còn nếu kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm.

Liêm” tức là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, sống trong sạch, không tham lam. Không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tân bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Như vậy để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, phải hội đủ các yếu tố: cần, kiệm, liêm, chính.

Chính” theo Hồ Chí Minh “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn”. Đối với mình; không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Đối với người; không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà; không dối trá, lừa lọc. Người chính thấy “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh. Việc gì dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi mà có hại cho nước thì quyết không làm”(1)

Trong giáo dục, xây dựng đạo đức cách mạng cho nhân dân, nhất là cán bộ đảng viên, Hồ Chí Minh không chỉ nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, mà còn yêu cầu phải tích cực chống tham ô lãng phí và tệ quan liêu vì “tham ô, lảng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ”.

Khi nói về tư cách của người cán bộ, đảng viên, theo Hồ Chí Minh “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.

Việc gì có lợi cho dân ta hết sức làm,

Việc gì có hại cho dân ta hết sức tránh,

Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”(2)

Do đó đối với cán bộ, công chức, Hồ Chí Minh khuyên “để giúp công việc chính phủ một cách đắc lực, để nâng cao tinh thần kháng chiến, anh em viên chức bây giờ phải có 4 đức tính là: cần, kiệm, liêm, chính”(3).

Trong các bài nói chuyện của Bác với nhân dân, bộ đội, thanh niên, công an hay các đảng viên, Hồ Chí Minh đều nêu cao tinh thần cần, kiệm, liêm, chính. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10/1947) Bác nói: “Mỗi Đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ, phải thật thà tự phê bình, tự sửa chữa những khuyết điểm của mình. Đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết. Kiên quyết chống bệnh tự mãn tự túc, tự tư tự lợi, kiêu ngạo, ba hoa. Phải thực hành khẩu hiệu: “Chí công vô tư, cần, kiệm, liêm, chính!”(4).

Năm 1986 là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh chứ không hoàn toàn phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Sự chuyển đổi đó đã tạo nên bước ngoặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận những giá trị, tinh hoa văn hoá nhân loại. Bên cạnh việc tiếp thu nền khoa học, công nghệ tiên tiến, cách thức tổ chức quản lý của các nước khác trên thế giới thì đi theo nó là sự tác động của các luồng văn hóa, tư tưởng phương Tây đến Việt Nam.

Chúng ta đang đi theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường, bên cạnh một số mặt, một số giá trị đạt được, trong xã hội đã xảy ra những biến động rất đáng lo ngại về mặt đạo đức, lối sống và nhận thức đối với con người Việt Nam trong đó có một phần là đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Hiện nay chúng ta đang phải chứng kiến một sự thực vô cùng nhức nhối trong xã hội là lối sống sa hoa, buông thả, đi ngược lại với đạo đức truyền thống của dân tộc có chiều hướng gia tăng ở nhiều khu vực cả thành thị và nông thôn, đặc biệt tập trung ở những trung tâm thành phố lớn. Thực tế hiện nay cho thấy chỉ số ít người làm ra đồng tiền bằng chính mồ hôi, sức lực, tài năng thật sự và bằng trí tuệ của mình, còn phần lớn trong số đó là do họ nắm giữ được các trọng trách trong quản lý kinh tế hay trong quản lý nhà nước hoặc những người có chỗ dựa an toàn do có người thân có chức quyền che chở, lợi dụng cơ hội để tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ, xa hoa lãng phí hay việc chạy chức, chạy quyền. Như các kỳ Đại hội, cụ thể là Đại Hội X đã nhận định “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn đang diễn ra nghiêm trọng chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục”(5).

Cùng với sự hình thành các tư tưởng, ý thức, chuẩn mực đạo đức mới tạo nên sắc thái về đạo đức, lối sống mới ở nước ta, trong nền kinh tế thị trường cũng nảy sinh nhiều tư tưởng, ý thức và những tiêu chí đạo đức đi ngược lại với những giá trị truyền thống của dân tộc. Quan hệ chủ yếu, xuyên suốt kiểu cơ chế thị trường là hàng hoá - tiền tệ. Đồng tiền vừa là phương tiện trao đổi vừa là mục đích của sự trao đổi, lợi nhuận không chỉ chi phối mạnh mẽ mọi suy tư, tình cảm ý thức kinh doanh, mà còn đi vào mọi suy tư và hoạt động của nhiều lĩnh vực xã hội khác, trong các hoạt động xã hội và cả trong đời sống tinh thần, trong quan hệ gia đình.

Để khắc phục những hạn chế trên: Trước hết, trong toàn bộ vấn đề xây dựng Đảng và Nhà nước thì quyết định là công tác cán bộ. Bởi vì, “mọi thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Cách mạng đã chuyển sang một thời kỳ mới, Đảng ta phải có một chiến lược cán bộ nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản và đúng đắn về vấn đề cán bộ. Công tác cán bộ hiện nay phải nghiên cứu, nắm vững và thực hiện đúng những lời dạy của Người. Đảng phải thực hiện thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo. Tiêu chuẩn cán bộ phải coi trọng cả đức lẫn tài. Đức và tài ấy phải được thực hiện ở tính quyết đoán, năng động sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần tự ý thức. Làm bất cứ ngành gì, lĩnh vực nào, mỗi cán bộ, đảng viên phải phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, tránh thái độ lộng quyền, hách dịch, sách nhiễu nhân dân…

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vẫn đang còn tiếp tục và sẽ còn thực hiện dài lâu khi mà mỗi cán bộ, đảng viên chưa thấy được mối quan hệ giữa những gì xã hội khuyên ta nên làm và những gì ta có bổn phận phải làm. Trung ương Đảng đã tạo cho mỗi chúng ta cơ hội để tự soi xét, nhìn nhận, kiểm điểm lại chính mình, phát huy những cái đã làm tốt, và khắc phục sửa đổi những cái chúng ta làm chưa tốt, và chưa làm nhằm xứng đáng là người đầy tớ của nhân dân. Như vậy, “để xứng đáng với vinh dự to lớn là người đầy tớ tuyệt đối trung thành của nhân dân, các đại biểu Quốc hội và cán bộ chính quyền cần phải: thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Gương mẫu về mọi mặt: đoàn kết, công tác, học tập, lao động. Luôn luôn giữ vững tác phong khiêm tốn, chất phác và hoà mình với quần chúng thành một khối”(6).

Câu trả lời:

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giổ tổ Hùng Vương) (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

Bánh giầy là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn.

Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giổ tổ Vua Hùng).

Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Nó có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Tuy nhiên, Trần Quốc Vượng nói rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.[3]

Các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, như Tày, Mường cũng có bánh giầy; tuy rằng họ không gói bánh chưng. Thay cho bánh chưng, họ gói bánh ú hay bánh tét, loại bánh hình tròn dài, mà theo giải thích của Trần Quốc Vượng là phù hợp với quan niệm tín ngưỡng phồn thực.

 

Câu trả lời:

Nếu bạn đang lưỡng lự, thiếu quyết tâm trước thử thách học tiếng Anh, 10 lý do sau sẽ cho bạn thêm động lực để làm chủ thứ ngôn ngữ này.

1. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất

Dù đứng thứ hai về lượng người sử dụng sau tiếng Trung Quốc, Anh ngữ vẫn là thứ tiếng chúng ta có thể dùng trên diện rộng nhất, tại nhiều quốc gia nhất. Ngoài nước Anh, có 60 trên tổng số 196 quốc gia xem tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức.

Chưa hết, Anh ngữ cũng được sử dụng trong ngoại giao toàn cầu, là thứ tiếng chính thức của Liên minh châu Âu, của Liên hợp Quốc, khối NATO, Hiệp hội thương mại tự do châu Âu và nhiều tổ chức, liên minh quốc tế k hác.

Người ta thống kê có khoảng 1,5 tỷ người đang nói tiếng Anh trên toàn cầu, và khoảng một tỷ người khác đang trong quá trình học nó. Đây là lý do khiến tiếng Anh mang lại nhiều lợi ích hơn so với những thứ tiếng ít có cơ hội sử dụng.

2. Tiếng Anh mở ra nhiều cơ hội

Ngay tại một đất nước mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh vẫn được xem là "lingua franca" - một thứ ngôn ngữ chung cho những người có xuất xứ khác nhau.

Khả năng tiếng Anh giúp bạn giao tiếp với nhiều người đến từ nhiều vùng đất khác nhau và sẽ có lợi cho bạn vào một ngày nào đó khi cần xin việc. Khi đi du lịch, bạn sẽ không cần lo lắng khi bị lạc đường ở một đất nước xa lạ, tự tin khi gọi món ăn và có thể trò chuyện với người dân bản xứ về cuộc sống của họ.

Với tiếng Anh, bạn có thêm nhiều lựa chọn để làm việc trong những ngành bắt buộc nhân viên phải thành thạo thứ ngôn ngữ này như hàng không, du lịch, phim ảnh...

3. Tiếng Anh giúp bạn hấp dẫn hơn trong mắt nhà tuyển dụng

Biết thêm một thứ ngoại ngữ là bằng chứng chứng minh sức mạnh trí tuệ của một ứng viên. Nó cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã đầu tư bao nhiêu thời gian, công sức vào việc làm chủ một thứ ngôn ngữ mới.

Đối diện với một ứng viên tiềm năng giỏi tiếng Anh, các nhà tuyển dụng sẽ nghĩ ngay đến phương án sẽ sử dụng khả năng ấy vào những việc gì. Những hoạt động của công ty liên quan đến yếu tố nước ngoài, quốc tế sẽ có thể sẽ được dành cho người nào giỏi ngoại ngữ.

4. Nhờ tiếng Anh, bạn có thể tiếp cận các trường đại học hàng đầu

Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi ở cấp độ đại học. Từ Anh đến Mỹ, các trường đại học hàng đầu đều yêu cầu vốn tiếng Anh trôi chảy. Do đó, nếu dự định của bạn là đi du học, tiếng Anh là thứ đầu tiên cần nghĩ đến.

5. Tiếng Anh giúp bạn tiếp cận những tác phẩm vĩ đại của thế giới.

Với vốn tiếng Anh nhất định, bạn có thể thưởng thức các tác phẩm văn học từ những nhà văn nổi tiếng. Đọc bản gốc tiểu thuyết Đồi gió hú của Emily Bronte, các tác phẩm của George Orwell hay Jane Eyre, Kiêu hãnh và Định kiến của Jane Austen... sẽ mang lại cho bạn những cảm nhận chân thực mà người dịch không bao giờ chuyển tải hết được.

6. Tiếng Anh giúp bạn xem phim dễ dàng

Đa số các bộ phim xuất sắc, nổi tiếng nhất được làm ở Mỹ hoặc các nước nói tiếng Anh. Bạn đã bao giờ xem một bộ phim và phải đọc hết phụ đề dịch trong khi vẫn cố gắng không bỏ lỡ mọi cảnh quay. Nếu có vốn tiếng Anh tốt, bạn sẽ không cần phải vất vả đến thế.

7. Nhờ tiếng Anh, bạn sẽ dễ dàng tham dự các sự kiện, hội nghị quốc tế

Hầu hết sự kiện thể thao quốc tế đều dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức, tương tự các hội nghị, sự kiện toàn cầu khác. Nếu công việc hay sở thích của bạn là được hòa mình vào những sự kiện thế này, bạn cần học tiếng Anh. Không chỉ để nghe hiểu, nó giúp bạn hòa mình vào vô số hoạt động trong sự kiện, tận dụng các cơ hội để phát triển bản thân hay nghề nghiệp.

8. Tiếng Anh có bộ chữ cái đơn giản và thông dụng nhất

Tiếng Anh sở hữu bộ chữ cái Latinh thông dụng, tương đồng với nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Do đó, so với tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ảrập hay Thái Lan, tiếng Anh vẫn được xem là dễ hơn.

Ngoài ra, tiếng Anh cũng có những yếu tố đơn giản nhất định, ví dụ đại từ nhân xưng chỉ cần một từ duy nhất "I" cho ngôi thứ nhất và "you" cho ngôi thứ hai, bất luận trong các tình huống lịch sự hay suồng sã, không phức tạp như tiếng Pháp hay tiếng Việt.

9. Tiếng Anh cho bạn kiến thức phong phú

55% website trên thế giới viết bằng tiếng Anh, nhiều hơn tất cả các thứ tiếng khác cộng lại, bỏ xa thứ ngôn ngữ được dùng nhiều thứ hai là tiếng Nga với 6% website. Bạn có thể tìm bất cứ thông tin gì cần biết bằng cách gõ từ khóa bằng tiếng Anh.

Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ của khoa học. Có 95% bài viết được thu thập tại Viện Thông tin Khoa học, Mỹ được viết bằng tiếng Anh, dù một nửa trong số đó đến từ các nước không nói thứ ngôn ngữ này.

10. Tiếng Anh là thử thách thú vị

Không có nghi ngờ gì, tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ khá khó học. Ví dụ, các phát âm đầy tính bất ngờ vì cách đọc không liên quan với viết, vô số sự bất quy tắc buộc người học phải thuộc nằm lòng. Nếu bạn đang cần một thử thách, tiếng Anh là lựa chọn thú vị. Thử thách không chỉ nằm ở việc học tiếng. Sau khi đã có vốn ngôn ngữ kha khá, nhiều bài học mới tiếp tục mở ra cho bạn như những kỹ năng giao tiếp, làm chủ tình huống, kỹ năng sống bằng tiếng Anh.

Câu trả lời:

Viết chương trình mảng 1 chiều với n số nguyên và bài tập mẫu

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về lý thuyếtmảng 1 chiều là gì? Mảng một chiều là một dãy hữu hạn các phần tử có cùng dữ liệu khi khai báo và cá phần tử này có chung một tên nhưng khác nhau bởi các chỉ số phân biệt vị trí trong mảng. Các phần tử trong mảng có thể chứa cùng một giá trị nhưng khác nhau về chỉ số. Ví dụ: A[i] = 10, A[j] = 10 chúng giống nhau về giá trị là chứa một số nguyên dương bằng 10 nhưng khác nhau về chỉ số khi i khácj. Để mô tả mảng 1 chiều cần xác định kiểu của các phần tử và cách đánh số các phần tử của nó.

Khai báo mảng 1 chiều


Có 2 cách để chúng ta khai báo mảng 1 chiều như sau:

- Cách 1 khai báo trực tiếp:

var A: array[-10..20] of Real;

- Cách 2 khai báo gián tiếp:

Type Mang1C = array[1..20] of Integer;
Var A:Mang1C;

 

Tuy có 2 cách nhưng các bạn nên sử dụng cách thứ 2 vì khi viết thủ tục hoặc sử dụng hàm sẽ ngắn gọn hơn là cách 1.

Cách nhập – xuất mảng 1 chiều

Từ ví dụ dưới đây các bạn sẽ biết được cách nhập xuất mảng 1 chiều có cùng dữ liệu.

Ví dụ: Hãy nhập vào một mảng số nguyên và xuất chúng ra màn hình.

Program Vidu;
Uses crt;
Type Mang1C = array[1..10] of Integer; {khai báo tên mảng – cách 2}
Var A:Mang1C; {Đặt tên mảng là A}
i:integer;
Begin
clrscr;
Writeln('Nhap gia tri cho mang A');
For i:=1 to 10 do
Begin
Write('A[',i,'] = ');
Readln(A[i]); { đọc vào giá trị cho A thứ i}
End;
Write('Danh sach cac phan tu trong mang A: ');
For i:=1 to 10 do
Write(A[i]:5);
Readln;
End.

Lưu ý: khi nhập và xuất kết quả ra màn hình các bạn cần bắt đầu với chỉ số i từ đầu danh sách mà bạn khai báo nếu như bạn khai báo Array[1..10] mà For i:=0 to N-1 do sẽ bị lỗi ngay lập tức. Mặc dù chương trình vẫn chạy nhưng kết quả xuất ra là sai nhé.

Một số bài tập về mảng 1 chiều

Trong phần này chúng ta cùng làm một số bài tập mẫu về mảng 1 chiều. Và mình cũng viết chương trình để đáp ứng lại yêu cầu bài tập từ bạn Trương Minh Trung với bài toán: viết chương trình nhập vào mảng 1 chiều gồm n phần tử kiểu nguyên sau đó làm các thủ tục sau:

1.in ra màn hình danh sách các số chẵn

2.in ra màn hình danh sách các số lẽ

3.in ra màn hình danh sách các số 1->10

Để giải quyết bài toán chúng ta cần nhập và xuất ra mảng 1 chiều chứa n phần tử kiểu số nguyên. Sau đó gọi lần lượt các thủ tục để kiểm tra phần tử A[i] có trong mảng tùy thuộc vào yêu cầu của đề. Sử dụng mod chia lấy dư để xác định số chẵn hoặc lẽ và so sánh <= 10 để có danh sách các số từ 1 -> 10.

Đây là chương trình của bạn

Program BTMang1C;
Uses crt;
Const Max = 100;
Type Arr100=array[1..Max] of integer; {Khai báo mảng Arr100, có tối đa 100 phần tử}
Var N:integer;
A:Arr100;
{//Thu tuc nhap mang 1c}
Procedure NhapMang1C(Var A:Arr100;Var N:integer);
Var i:integer;
Begin
Write('Nhap chieu dai cua mang: ');
Readln(N);
For i:=1 to N do
Begin
Write('Nhap gt phan tu thu a[',i,']=');
Readln(A[i]);
End;

 

 

 

End;
{//Thu tuc xuat mang 1C}
Procedure XuatMang1C(Var A:Arr100; Var N:integer);
Var i:integer;
Begin
For i:= 1 to N do
Write(A[i]:5);
Writeln;
End;
{//Thu tuc tim so chan}
Procedure SoChan(A:Arr100;N:integer);
Var i: integer;
Begin
For i:= 1 to N do
begin
If(A[i] mod 2 = 0) then
Write(A[i]:5);
end;
End;
{//Thu tuc tim so le}
Procedure SoLe(A:Arr100;N:integer);
Var i:integer;
Begin
For i:=1 to N do
begin
If(A[i] mod 2 = 1) then
Write(A[i]:5);
end;
End;
{//Thu tuc in ra so nho <=10}
Procedure NhoHon10(A:Arr100;N:integer);
Var i:integer;
Begin
For i:=1 to N do
begin
If (1 <= A[i]) and (A[i] <= 10) then
Write(A[i]:5);
end;
End;
{//Phan than chuong trinh}
Begin

Clrscr;
NhapMang1C(A,N);
XuatMang1C(A,N);
Write('Danh sach so Chan: ');
SoChan(A,N);
Writeln;
Write('Danh sach so Le: ');
SoLe(A,N);
Writeln;
Write('Danh sach cac so tu 1 -> 10: ');
NhoHon10(A,N);
Readln;
End.




Một số bài tập thêm:

1. Bài toán:

a/Đếm số lần xuất hiện của giá trị X trong mảng A.

b/ Đếm số lần xuất hiện của các phần tử trong mảng.

Ví dụ cho mảng A có các phần tử là: 10 8 8 6 1 3 1 2 1. Giá trị X:=1

a/ số lần xuất hiện của X => 3 lần

b/ 10 => 1 lần

8 => 2 lần

6 => 1 lần

1 => 3 lần

3 => 1 lần

2 => 1 lần

Như vậy đầu tiên chúng ta cần xây dựng hàm đếm số lần X xuất hiện và trả về giá trị, nếu như không có X trong mảng thì trả về giá trị = 0. Đối với câu B ta sử dụng thêm thủ tục gọi lại hàm đếm phần tử xuất hiện và in ra màn hình là xong. Như vậy chúng ta xây dựng thủ tục DemPTX và SoLanXH như sau:

Function DemPTX(Var A:Arr100; N, X:integer):Integer;
Var i,dem:integer;
Begin
dem:= 0;
For i:=1 to N do
if(A[i] = X) then
dem:=dem+1;
DemPTX:=dem;
End;
Procedure SolanXH(A:Arr100; N:integer);
Var i :integer;
Begin
For i:=1 to N do
Writeln(A[i],’==> ‘,DemPTX(A,N,A[i]));
End;

Đồng thời bổ sung vào thân chương trình

Write('Nhap vao so X can dem lan xuat hien');
Readln(X);
Writeln('So lan xua hien',DemPTX(A,N,X));
Writeln('So lan xuat hien cua cac phan tu');
SolanXH(A,N);

Mặc dù chúng ta đã xây dựng thành công và có thể chạy chúng nhưng khi in tất cả các phần tử nó sẽ bị lặp lại kết quả. Để khắc phục trường hợp này bạn cần làm thêm 1 bước đó là kiểm tra xem A[i] đã được in ra trước đó hay chưa. Nếu như đã in ra rồi thì không in nữa. Cái này nâng cao để các bạn suy nghĩ thêm nhé.

2/ Tính tổng các số trong mảng A

Khá đơn giản, các bạn chỉ cần tạo hàm tính tổng sau đó dùng vòng lặp từ phần tử đầu tiên đến phần tử cuối cùng và cộng dồn chúng vào là ok.

Function TinhTong(A:Arr100; N:integer):integer;
Var i,S: integer;
Begin
S:=0;
For i:=1 to N do
S:=S+A[i];
TinhTong:=S;
 

Câu trả lời:

Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Suốt cả cuộc đời mình, Người luôn vì dân, vì nước, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong kho tàng tri thức quý giá mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, điều có giá trị lớn nhất chính là tư tưởng của Người. Một trong những tư tưởng quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta hiện nay là tư tưởng của Người về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người; trong suốt cuộc đời, Người đã thực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, những phẩm chất đạo đức được Người nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, có khi Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn nhất định. Từ đó, Người đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Namtrong thời đại mới là: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Trong những phẩm chất đó thì phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư được Người đề cập đến nhiều nhất bởi phẩm chất này gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, gắn liền giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân trong việc công cũng như trong đời tư, trong sinh hoạt cũng như trong công tác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích ý nghĩa và mối liên quan của những từ này một cách đơn giản, rõ ràng.

Tháng 3 năm 1947, do nhu cầu “kháng chiến, kiến quốc”, Bác kêu gọi thi đua xây dựng “đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính” và giải thích rất rõ, dễ hiểu. Tháng 6 năm 1949, để tiếp tục răn dạy cán bộ về đạo đức, Bác viết tác phẩm: “Cần, kiệm, liêm, chính”. Bác coi bốn đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính của người cán bộ cách mạng, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Bác viết:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

Thiếu một mùa thì không thành trời.

Thiếu một phương thì không thành đất.

Thiếu một đức thì không thành người”.

Sau đó, Bác còn viết bốn bài báo đăng trên Báo Cứu quốc giải thích rõ nội dung bốn đức tính này.

Cần: Tức là lao động cần cù, siêng năng, thậm chí cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Bác, con người có đức cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn. Bác lưu ý, kẻ địch của chữ cần là lười biếng. Bác cho rằng nếu có một người, một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy, mà có một bánh trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe. Vì vậy, người lười biếng có tội với đồng bào, với Tổ quốc.

Kiệm: Là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm thì như gió vào nhà trống. như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không. Kiệm mà không cần thì không tăng thêm và không phát triển được. Bác giải thích, tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng vui lòng, như thế mới là kiệm.

Liêm: Là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân, không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ đóa. Bác đã nhắc lại một số ý kiến của các bậc hiền triết ngày trước: Khổng Tử nói: “Người mà không liêm thì không bằng súc vật”; Mạnh Tử cho rằng: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”. Do vậy, Bác yêu cầu mỗi người, nhất là cán bộ lãnh đạo phải thực hiện tốt chữ liêm, Chữ liêm và chữ kiệm phải đi đôi với nhau như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần. Có kiệm thì mới có liêm được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ được liêm. Bác cũng chỉ rõ ngược lại với chữ liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước làm quỹ riêng cho địa phương mình. Tham ô là trộm cướp, là kẻ thù của nhân dân. Muốn liêm thật sự thì phải chống tham ô.

Chính: Là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì là không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà. Nói về chính, Bác viết: “Một người phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải chính mới là người hoàn hảo. Trên quả đất có hàng muôn triệu người sống, số người ấy có thể chia thành hai hạng: Người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc, song, những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: Việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện. Làm việc tà là người tà.

Cần, kiệm, liêm, là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả, mới là hoàn hảo. Một người cần phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải chính mới là người hoàn hảo.

Chí công vô tư, là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý; “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc). Thực hành chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì mình”. Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm.

Hồ Chí Minh viết: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn hơn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Người cũng phân biệt lợi ích cá nhân và chủ nghĩa cá nhân.

Người còn chỉ ra mối quan hệ: Cần, kiệm, liêm, chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí công vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính. Người đặc biệt lưu ý: “Trước nhất là cán bộ cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ có quyền mà thiếu lương tâm thì có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút lót, có dịp “dĩ công vi tư”. Người cũng còn chỉ ra một luận điểm rất quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thực: “Trước mắt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được quần chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm việc trước cho người ta bắt chước”. Luận điểm này thể hiện rõ một phương châm xây dựng đạo đức nêu gương tốt. Quần chúng nhân dân đã và đang phàn nàn về một số cán bộ, đảng viên không thường xuyên tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, không tự phê bình và phê bình để góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Ở một số đảng bộ, chi bộ thực hiện việc tự phê bình chỉ làm qua loa, lấy lệ. Mấy ai “dũng cảm” tự bộc bạch những hành vi tham ô, tham nhũng, làm giàu bất chính của mình; còn việc phê bình góp ý cho nhau thì xuê xoa “dĩ hòa vi quý”. Chính vì vậy, một số cán bộ, đảng viên đã tự đánh mất mình không còn “cái tâm” trong sáng của người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của dân. Đó chính là do lãng quên việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà Bác Hồ đã dạy.

Hồ Chí Minh không chỉ nêu ra phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của những người làm cách mạng để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước mà Người chính là hiện thân của những phẩm chất đó để chúng ta học tập.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù là người phụ bếp đến khi trở thành Chủ tịch nước - Hồ Chí Minh luôn nêu cao lối sống cần kiệm, giản dị, không màng danh vọng, không ham của cải, không ham sự xa hoa, không chuộng những nghi thức sang trọng. Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống của nhân dân. Bác nói: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức”. Trước cảnh dân đói năm 1945, Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm, sẻ áo cho nhau: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói”. Bác đã gương mẫu nhịn ăn vào tối Thứ 7, tự tay bỏ gạo vào hũ cứu đói dân nghèo. Chiếc áo lụa đồng bào tặng, Bác cũng đem bán lấy tiền mua áo ấm tặng cho chiến sỹ trong mùa đông giá rét. Số tiền tiết kiệm ít ỏi là tiền nhuận bút các báo gửi cho Bác, Bác cũng đem mua nước ngọt tặng cho các chiến sỹ trực phòng không trong những ngày hè nóng bức. Bác thường nói: “Nhân dân còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được, nhân dân còn rách rưới mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi”.

Những cử chỉ cao đẹp đó không chỉ là tình cảm, tình thương bao la của Bác với đồng bào, chiến sỹ mà còn thể hiện sâu sắc những giá trị đạo đức cách mạng ở Hồ Chí Minh. Sự tiết kiệm, giản dị, thanh liêm được thể hiện đậm nét trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của Bác.

Về chi tiêu: Những năm hoạt động ở nước ngoài, Người đã tự thân lao động kiếm tiền để hoạt động cách mạng, chi tiêu rất tiết kiệm. Cả trong kháng chiến, cả trong hoà bình, Bác luôn cân nhắc kỹ càng việc không đáng tiêu thì một xu cũng không tiêu.

Về bữa ăn: Bác ưa các món dân gian, dưa cà, mắm tép, cá kho. Khi đi công tác địa phương, Bác dặn các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà hoặc mang nồi đi nấu cho tiết kiệm, tránh các nơi đón tiếp linh đình, lãng phí.

Về trang phục: Bác thường xuyên mặc bộ kaki, đi dép lốp cao su, dùng túi vải, mũ cát, kể cả khi đi công tác ngoài nước.

Về ở: Bác không chọn dinh thự cao cấp, đầy đủ tiện nghi sang trọng mà là mấy gian nhà vốn là nơi ở của người thợ, một căn nhà sàn, Bác sống giản dị đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Trước lúc đi xa Người còn căn dặn: Khi Bác qua đời chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân…

Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là những giá trị đạo đức cao đẹp của thời đại. Trải qua thời gian và thử thách, trước những biến cố thăng trầm của lịch sử, những phẩm chất đạo đức đó vẫn còn nguyên giá trị. Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân ta./.