Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bắc Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 32
Số lượng câu trả lời 146
Điểm GP 11
Điểm SP 96

Người theo dõi (104)

Heo Quỳnh Trang
Park Jimin
cuibapnon

Đang theo dõi (223)

Lê Văn Thao
Jeon Jungkook
Jeon Cooky

Câu trả lời:

Con người ta có phải là rất giỏi trong việc tự làm khổ chính mình hay không nhỉ? Tại sao lại phải nhất định là người ấy? Tại sao biết ngõ cụt mà vẫn đi vào? Tại sao biết trái tim người ta vốn dĩ không có chỗ dành cho mình, lại cố chấp ôm thương nhớ?

Để đi qua những năm tháng tuổi trẻ, đến một lúc nào đó nhìn lại bỗng thấy quá đau lòng. Đau lòng vì từng ngây ngốc dốc cạn kiệt thanh xuân để mà nuôi hy vọng vào một hạt mầm không thể nảy nở sinh sôi. Nhưng người ta vẫn cam lòng, vẫn chấp nhận, ngộ thay chưa kìa…

Tôi từng nghe kể về một câu chuyện yêu đơn phương của một ông anh. Tình yêu thầm lặng của anh ấy dễ chừng cũng đến 7 năm. Đời người ta có được bao nhiêu lần cái 7 năm nhỉ? 7 năm chỉ để chờ đợi duy nhất một người, chỉ trông theo duy nhất một bóng hình, tim chỉ biết vui tươi khi nhắc nhớ tới cái tên của người đó thôi. Quả thật là một sự can đảm, một sự bền bỉ vô cùng.

Khi tôi hỏi anh ấy, tại sao lại phải cố chấp lưu giữ hình bóng của một người mà họ chẳng yêu mình. Thì anh ấy trả lời, rằng tình cảm không phải cứ muốn là sẽ được. Chúng ta không thể tự định đoạt được mình sẽ yêu ai, yêu người ta trong bao lâu và bao giờ thì dừng lại.

Tình cảm không phải là một cuộc hẹn để chúng ta có thể đặt lịch, hay đặt chuông báo thức. Tình cảm càng không phải là một con lợn đất tiết kiệm để khi có thì chúng ta "cống nạp" vào một ít, không có thì chỉ biết cười trừ.

Tình cảm là tự nhiên, xuất phát từ trái tim để đi đến trái tim. Tất nhiên, có những lúc chúng ta bắt nhầm "tín hiệu" từ trái tim vốn dĩ đã thuộc về người khác, nên lúc bấy giờ, trái tim chúng ta cứ cố chấp đi tìm, trong khi trái tim người ta đã mặc định luôn khép cửa.

Và chính những lúc ấy là những lúc khắc khoải chờ mong trong vô vọng, mà cũng chẳng biết làm gì khác để thay đổi. Bảo rằng tim thôi đừng yêu, thì cũng chỉ vô ích thôi. Bởi vì đến bao giờ còn chịu đựng được thương đau, lúc bấy giờ trái tim còn chưa chịu dừng bước. Sự cố chấp khi yêu một người giống như là một phần nằm trong "đặc điểm nhận dạng" của trái tim vậy đó. Nếu không là cố chấp, chưa chắc đã là tình yêu.

Nhưng đương nhiên, chúng ta chỉ có thể trao đi yêu thương một chiều, chứ không thể mong cầu người ta đáp lại. Và việc muốn níu giữ trái tim người ấy trong những ngày tháng này là điều khó khăn đến vô cùng. Bởi làm gì đã có, mà đòi giữ đây?

Thông thường, việc gì quá dễ dàng thường khiến người ta trở nên nhàm chán, dễ đạt được bao nhiêu thì càng không biết trân trọng bấy nhiêu. Và ngược lại, cái gì càng khó càng khổ, lại càng khiến người ta muốn dốc hết tâm sức mà chinh phục, để đạt được điều mình mong muốn. Chỉ cần nghĩ ra cái viễn cảnh tươi đẹp ấy thôi, người ta đã chất ngất trong sung sướng.

Và cũng có lẽ vì một sự mong chờ không ngừng nghỉ, nên người ta mới tiếp tục bước đi dù biết trước mình đã lạc đường. Có những người như vậy đấy, cũng có những câu chuyện tình sẽ dang dở như vậy đấy.

Đối với một trái tim không thuộc về mình, giữ làm sao được đây khi chưa bao giờ có? Đừng cố giữ làm gì!

Câu trả lời:

a)Diễn biến:

-Chiến dịch giải phóng SG bắt đầu vào ngày 1.4.1975 với tư tưởng “ thần tốc thần tốc hơn nữa, táo bạo táo bạo hơn nữa – bất ngờ – chiến thắng”. Với tinh thần “một ngày bằng 20 năm” quân ta nhanh chóng tấn công trên mọi mặt trận tại miền Nam VN.

-Ngày 14/4/1975 Bộ chính trị chấp nhận đề nghị của bộ chỉ huy chiến dịch Giải phóng Sài Gòn nhất trí đổi tên chiến dịch tổng công kích Giải phóng Sài Gòn thành Chiến dịch Hồ Chí Minh.

-Tại đây chiến dịch này cũng được thông qua các phương án chiến dịch được thông qua lần cuối. Cả dân tộc từ Bắc chí Nam đang hành quân, từ bộ đội Thanh niên xung phong, dân nhân du kích, dân công. Trên khắp cả nước những ngả đường tấp nập, hậu phương đang dốc toàn lực ra tiền tuyến.

-Miền Bắc chi viện cho miền Nam, một nửa miền Nam vừa được giải phóng cũng góp sức vào chuẩn bị giải phóng nửa còn lại. Trung ương cục miền Nam ra chỉ thị hãy “táo bạo đánh các điểm theo chốt… khi có thời cơ”. Đầu tháng 4 năm 1975 Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn mở chiến dịch chia cắt địch nhằm bao vây cô lập địch ở Sài Gòn.

-Ngày 8/4/1975 Nguyễn Thành Trung ta ném bom vào Dinh độc lập. Ngày 9 tháng 4 ta tiêu diệt địch ở vòng ngoài, cắt phá giao thông, tạo thế có lợi cho quân ta mở đường tiến công vào Sài Gòn. Cuộc tiến công do Quân đoàn 4 gồm Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 và lực lượng Khu 7 do đồng chí Thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ huy, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm Chính uỷ.

-Ta nổ súng tiến công vào Xuân Lộc. Ngày 16/4/1975 ta đập tan phòng tuyến phòng thủ từ xa của địch ở Phan Rang. Ngày 17/4/1975 Phnôm-pênh giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Campuchia đã kết thúc thắng lợi.

-Ở Lào chính phủ liên hiệp đóng cửa sứ quán ngụy Sài Gòn và ngụy Phnôm-pênh. Tại Lào cuộc đấu tranh của quân và dân Lào bước sang thời kỳ chính trị hiệp thương để giành thắng lợi hoàn toàn.

-Ngày 18/4/1975 tổng thống Mỹ. G.Ford ra lệnh di tản người Mỹ khỏi Việt Nam. Ngày 19 tháng 4 cùng với bộ đội Khu 6 giải phóng Phan Thiết.

-Đêm 20 tháng 4, toàn bộ các lực lượng địch ở Xuân Lộc, đã phải bỏ chạy tán loạn theo đường tỉnh số 2 về phía Bà Rịa. Xuân Lộc được giải phóng.

-Ngày 20/4/1975 Mỹ buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ngày 23/4/1975 Mỹ tuyên bố chiến tranh kết thúc. Ngày 24/4/1975 Mỹ – Hương đề nghị xin ngừng bắn…

-17 giờ ngày 26/4 đến 24 giờ ngày 28/4/1975 ta đánh chiếm tuyến phòng thủ bên ngoài của địch.

-Ngày 29/4, cuộc tổng kích đóng chiếm Sài Gòn bắt đầu, ta tấn công trên toàn mặt trận. Với “trận đánh cuối cùng” để kết thúc chiến tranh 30 năm đã diễn ra vô cùng ác liệt các mục tiêu tấn công ngập chìm trong bão lửa.

-Sáng ngày 30 tháng 4, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh đi đến quyết định đơn phương ngừng bắn, chờ “bàn giao trong vòng trật tự”. Trên tất cả các hướng vào Sài Gòn, quân ta tiếp tục tiến công với tinh thần “tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống đối của chúng”

-Từ sáng ngày 30 tháng 4 cho đến lúc này tại trung tâm Sài Gòn đã có 34 điểm nổi dậy của quần chúng và lực lượng tại chỗ. 11 giờ 30 phút quân ta đã tiến công vào Dinh độc lập. Ngay chiều 30 tháng 4 hàng trăm đồng bào xin nhận công tác theo yêu cầu của cách mạng, hàng trăm người khác tự động ra đường thu gom vũ khí, quân trang, quân dụng của địch. Chiến dịch lịch sử này đã giành chiến thắng hoàn toàn vào ngày 30/4/1975.

b)Kết quả:

-Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đại thắng mang đến ý nghĩa to lớn đối với miền Nam cũng như toàn dân tộc VN. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã làm thất bại, tan rã hoàn toàn âm mưu biến VN thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Đưa đất nước trở về một giải, nhân dân Nam – Bắc được đoàn tụ, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

-Kết quả quân ta đã tiêu diệt 31.000 tên địch, bắt sống 12.619 tù binh, chiếm 9 căn cứ quân sự, 5 chi khu, 21 phân chi khu, thu 12.275 súng và gần như toàn bộ hồ sơ các cơ quan từ Phủ tổng thống trở xuống.

c)Ý nghĩa:

-Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho nhân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại của miền Nam.

-Chiến dịch này đã giúp nhân dân ta vĩnh viễn thoát khỏi ách đô hộ của các nước đế quốc, đồng thời đất nước cũng không còn bị chia cắt hai miền, đưa cả nước vào kỷ nguyên mới.

-Thắng lợi của chiến dịch chính là sự thắng lợi của tinh thần đoàn kết, của lòng yêu nước cùng chí căm thù giặc với khí phách hiên ngang của một dân tộc anh hùng.

-Thể hiện trí tuệ của Việt Nam, của cốt cách và bản lĩnh con người Việt Nam.

-Chiến dịch Hồ Chí Minh chính là hiện thân của chiến thắng chính nghĩa thắng phi nghĩa, của văn minh thắng tàn bạo, của hòa bình độc lập thắng chủ nghĩa thực dân.

Hơi dài nha bạn!Chúc bạn học tốt!

Câu trả lời:

a)Ý nghĩa:

-Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu sự chuyển biến về chất của chiến tranh cách mạng ở miền Nam, đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng và báo hiệu khả năng đánh thắng những chiến thuật cơ động bằng máy bay lên thẳng và xe tăng, xe thiết giáp của Mỹ - ngụy; đồng thời, nêu bật sức mạnh của lực lượng đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. Chiến thắng Ấp Bắc chứng tỏ “Mỹ thấy không thể thắng ta được trong chiến tranh đặc biệt”.

-Chiến thắng Ấp Bắc đã làm cho lòng tin của quân ngụy vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại do Mỹ cung cấp và làm cố vấn bị suy sụp. Từ đó, sức chiến đấu của chúng bị giảm sút nghiêm trọng; đế quốc Mỹ cũng thấy không thể thắng cách mạng bằng quân sự. Đúng như Đảng ta nhận định: “Một điều đặc biệt quan trọng là chúng ta đang làm cho ý chí chiến thắng của địch ngày càng tan rã. Sau chiến thắng Ấp Bắc của ta, đế quốc Mỹ bắt đầu thấy rằng chúng khó thắng được ta. Trong hàng ngũ quân đội đánh thuê và chính quyền tay sai, ngay trong đám cán bộ cao cấp, tư tưởng thất bại ngày càng lan rộng”.

-Chiến thắng Ấp Bắc là nguồn động viên, cổ vũ to lớn đối với tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam. Thượng tướng Trần Văn Trà cho biết: “Sau trận Ấp Bắc, xe thiết giáp và các loại trực thăng không còn là nỗi kinh hoàng cho mọi người, không còn là bất khả trị nữa. Từng người du kích với khẩu súng trường, từng đơn vị nhỏ với súng liên thanh dám bắn và biết bắn hạ trực thăng theo gương thực tế của các chiến sĩ Ấp Bắc. Tinh thần không sợ và kỹ thuật diệt địch đã được giải quyết trong hàng ngũ quân giải phóng miền Nam”.

b)Tác dụng:

-Sau chiến thắng vang dội này, Trung ương Cục phát động cao trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” và được quân dân miền Nam hưởng ứng nhiệt liệt trong việc đẩy mạnh thế chiến lược tiến công, giành được những thắng lợi ngày càng to lớn trên chiến trường.
-Chiến thắng Ấp Bắc đã làm cho mâu thuẫn giữa Mỹ và chính quyền Diệm ngày càng sâu sắc, dẫn đến việc Mỹ giật dây cho bọn tướng lĩnh thân Mỹ tiến hành đảo chính, giết chết anh em Diệm - Nhu vào tháng 11-1963, mở đầu cho cuộc khủng hoảng triền miên của ngụy quyền trung ương.

-Chiến thắng Ấp Bắc đã mở đường cho việc quân dân ta ở miền Nam tiến lên đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, tạo nên bước ngoặt quan trọng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân cả nước. Quả đúng như Neil Sheehan viết trong quyển Sự lừa dối hào nhoáng: “Trận đánh này đã tác động đối với toàn bộ cuộc chiến tranh”.
Chúc bạn học tốt!