Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đăk Lăk , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 18
Điểm GP 5
Điểm SP 36

Người theo dõi (8)

Đang theo dõi (4)

Ngân Hà
Học 24h
Nguyen Thi Mai
Đức Minh

Câu trả lời:

1.ADN được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H,O, N và P

ADN là một đại phân tử có cấu trúc đa phần, đơn phân là 4 loại nuclêôtit A, T, G, X

Trong 4 loại nuclêôtit thì 2 loại A và G có kích thước lớn. Hai loại T và X có kích thước bé

ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit chạy song song ngược chiều, xoán đều theo chiều từ trái sang phải. Chiều rộng của chuỗi xoắn kép bằng 20Å, mỗi chu kì xoắn có 10 cặp nuclêôtit có chiều cao 34Å

Hai mạch của ADN liên kết bổ sung với nhau: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô

ADN có kích thước và khối lượng lớn. ADN có tính đa dạng và đặc trưng cho loài

ADN có chức năng lưu giữ bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền; nếu bạn muốn cụ thể: ADN là phân tử mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng, phát triển, chuyên hóa chức năng và sinh sản của các sinh vật và nhiều loài virus

2.Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đốì với các tính trạng số lượng trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhát để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất.

Người ta vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng suất vật nuôi cây trồng theo hai cách: áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt thích hợp hoặc cải tạo, thay giống cũ bàng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn.

Câu trả lời:

Gọi a là thời gian diễn ra kì trung gian; b là thời gian bước vào phân bào chính thức
Theo đề bài, ta có hệ: a + b = 11 và a - b = 9 <=> a = 10 (h) và b = 1h = 60 phút
=> Thời gian kì đầu: [60/(3+2+2+3)]x3=18 phút
làm theo cách tương tự, ta tính được thời gian kì giữa: 12 phút, kì sau: 12 phút, kì cuối: 18 phút
+ Ở thời điểm 32h = 11h + 11h + 10h, tế bào đã trải qua 2 lần nguyên phân với \(2^2\)=4 tế bào con, tế bào kết thúc kì trung gian của lần phân bào thứ 3 => Số NST: 40x4 = 160 NST kép
+ Ở tđiểm 43h15' = 11h + 11h + 11h + 10h + 15', tế bào đã trải qua 3 lân nguyên phân, tạo ra \(2^3\)= 8 tế bào con, tế bào đang ở kì đầu của lần nguyên phân thứ tư => số NST : 40x8 = 320 NSt kép
+ Ở thời điểm 54h25phút = 4.11h + 10h + 18' + 7', tế bào đã trải qua 4 lần nguyên phân tạo ra \(2^4\)= 16 tế bào con, tế bào đang ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 5, số NST: 40x16 = 640NST kép
+ Ở thời điểm 65h40phút = 5.11h + 10h + 18' + 12' + 10', tế bào đã trải qua 5 lần nguyên phân tạo ra \(2^5\)= 32 tế bào con, tế bào đang ở kì sau của lần nguyên phân thứ 6, số NST: 2x40x32 = 2560NST đơn
+ Ở thời điểm 76h45phút = 6.11h + 10h + 18' + 12' + 12' + 3', tế bào đã trải qua 6 lần nguyên phân tạo ra \(2^6\)= 64 tế bào con, tế bào đang ở kì cuối của lần nguyên phân thứ 7 nhưng chưa tách ra thành 2 tế bào con độc lập, số NST: 2x40x64 = 5120NST đơn

Câu trả lời:

1.Số mol H2 là:

nH2=\(\dfrac{6,72}{22,4}\)= 0,3 (mol)

Vì Cu không có khả năng tác dụng với HCl loãng nên 3g chất rắn sau phản ứng chính là Cu \(\Rightarrow\) mKL đã phản ứng = 21,6 - 3 = 18,6 (g) và ta có 2 PTHH:

Zn + 2HCl \(\rightarrow\) ZnCl2 + H2\(\uparrow\)

x 2x x x

Fe + 2HCl \(\rightarrow\) FeCl2 + H2\(\uparrow\)

y 2y y y

Gọi x, y lần lượt là số mol của Zn và Fe, ta có:

65x + 56y = 18,6

x + y = 0,3

(giải theo PT 2 ẩn)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,2\\y=0,1\end{matrix}\right.\)

Thành phần phần trăm mỗi kim loại trong hỗn hợp là:

%mZn=\(\dfrac{x.65}{21,6}\) . 100= \(\dfrac{0,2.65}{21,6}\). 100\(\approx60,2\%\)

%mFe=\(\dfrac{y.56}{21,6}\) . 100= \(\dfrac{0,1.56}{21,6}\) . 100\(\approx26\%\)

%mCu= 100% - (%mZn + %mFe)= 100% - (60,2 +26) = 13,8%

2.Theo đề, ta có:

\(C\%_{HCl}=\dfrac{m_{ct}}{m_{dd}}.100\)

\(\Leftrightarrow14,6=\dfrac{x}{30}.100\)

\(\Leftrightarrow x=\dfrac{14,6.30}{100}=4,38\left(g\right)\)

\(\Rightarrow n_{HCl_{ }}=\dfrac{4,38}{36,5}=0,12\left(mol\right)\)

Gọi X là oxit (II) chưa biết

PTHH: X + 2HCl \(\rightarrow\) XCl2 + H2

0,06 \(\leftarrow\) 0,12 \(\rightarrow\) 0,06 \(\rightarrow\) 0,06

Theo đề, ta có:

\(m_X=n_X.M_X\)

\(\Leftrightarrow4,8=0,06.M_X\)

\(\Leftrightarrow M_X=\dfrac{m_X}{n_X}=\dfrac{4,8}{0,06}=80\left(đvC\right)\)

Vì Oxit có hóa trị II nên khối lượng chất cần tìm trong oxit là:

Mchất cần tìm= 80 - 16 = 64 (đvC)

\(\Rightarrow\)chất cần tìm là Cu

\(\Rightarrow\)CTHH của oxit (II) là CuO

Vậy CTHH của oxit hóa trị II là CuO