Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 5
Điểm GP 1
Điểm SP 13

Người theo dõi (1)

Nguyen Binh An

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thành sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.

Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường trải đá phẳng lì, êm ru.

Xe tôi chạy chầm chậm trên con đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS…. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.

Bước vào sân trường sự thay đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây vẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dần.

Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc "Cây kỷ niệm lớp...khoá...".

Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm, ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đến khi xa cô rồi mới thấm thía lời cô dạy.

Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá chỉ thích chơi thôi. Giờ đây lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình. Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dạy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:

- Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?

Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:

 - Em là Lan học sinh lớp 6A, khoá học cách đây mười năm rồi phải không?     - Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.

Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đến lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả các học sinh.

Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được trở lại tuổi học trò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:

 - Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu hết nhưng cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.

- Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.

Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:

 - Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.

Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lớp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.

Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.

Câu trả lời:

                     Bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông nói về ý chí kiên cường, với phong thái dung dung và hào hùng vượt lên cảnh ngục tù khốc liệt để an ủi mình giữ vững lí tưởng, niềm tin và khát vọng cứu nước cứu dân của cụ Phan Bội Châu trong những này bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ.

                     Hai câu 1, 2 là hai câu đề: Giới thiệu vấn đề cần nói tới.

                                               “Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

                                                Chạy mỏi chân thì hãy ở tù".

                     Cách vào đề rất khéo. Ở đây nhà thơ muốn nói tới hoàn cảnh mình bị bắt giam. Ý của hai câu có thể diễn đạt lại: Vào tù mình vẫn giữ được tài trí và cách sống của mình : là người có tài cao, chí lớn khác thường (hào kiệt), là người luôn giữ dáng vẻ lịch sự, trang nhã (phong lưu). Mình ở tù không phải do bị bắt mà vì chạy mỏi chân (tức hoạt động cách mạng đã nhiều), tạm thời nghỉ ở đây.

                     Tác giả có nói đến việc bị bắt vào nhà tù nhưng không nhấn mạnh khía cảnh rủi ro, đau khổ hoặc âu lo, khiếp sợ. Ngược lại, nhà thơ coi việc đó chẳng có gì khủng khiếp, đáng buồn, đó chỉ là những giây phút nghỉ ngơi sau những ngày hoạt động sôi nổi. Mặc dầu trong hồi tưởng cụ viết : "Thật từ lúc cha sanh mẹ để đến nay, chưa lúc nào nếm mùi thất bại chua xót như bây giờ".

                     Giọng điệu thản nhiên pha chút đùa vui ở hai câu đầu đã được thể hiện ngay từ cách dùng điệp từ « vẫn" đi liền với hai tính từ thể hiện phẩm chất trước sau như một của nhà cách mạng (hào kiệt, phong lưu). Nó trở thành cái cười tủm tỉm khi nhà thơ hạ ở cuối câu thứ hai cụm từ « thì hãy ở tù", biến sự việc bị động, mất tự do thành việc chủ động do mình muốn thế.

                     Hai câu 3 -4 là hai câu luận: Trình bày sự việc do phần đề đặt ra.

                                               "Đã khách không nhà trong bốn biển

                                                Lại người có tội giữa năm châu"

                    Hai câu thơ này khác với giọng điệu cười cợt, vui đùa như hai câu đề. Ở đây như lời tâm sự không phải để than thân mà để nói lên nỗi đau đớn lớn lao trong tâm hồn người anh hùng. Tả người tù mà nói "khách không nhà", "người có tội" với "năm châu" thì thật đúng là cái cười nhạo báng đối với nhà tù của bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

                   Chữ "đã", chữ "lại" mở đầu hai câu thực càng nhấn mạnh thêm tình cảnh tù đày của người chiến sí cách mạng. Song gắn "khách không nhà" với "năm châu", nhà thơ như muốn vẽ chân dung một người tù một phong cách phóng kháng hơn. Nghệ thuật đối (trong hai câu 3, 4 là hai câu luận) không làm cho ý thơ đối chọi. Ngược lại, sự đối lập ấy lại càng tôn hơn lên chân dung khác thường của người tù : một con người của năm châu, bốn biển, của toàn thế giới.

                   Hai câu 5, 6 là hai câu luận: Bàn luận, mở rộng vấn đề.

                                               "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

                                                Mở miệng cười tan cuộc oán thù".

                  Ở đây tác giả khẳng định: chí lớn tài cao của người chiến sĩ cách mạng không cảnh tù đày nào có thể đè bẹp. Lối nói khoa trương ở đây thể hiện sự lãng mạn, anh hùng ca, khiến cho con người không còn nhỏ bé nữa mà có tầm vóc lớn lao như thần thánh. Tuy bị bắt nhưng người tù vẫn "dang tay", "mở miệng" thể hiện thái độ coi thường, coi khinh mọi khó khăn trước mắt.

                   Hai câu 7 – 8 là hai câu kết: Nâng cao vấn đề hoặc bày tỏ cảm xúc của tác giả.

                                              "Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

                                               Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu".

                  Trong bài thơ này, hai câu kết khẳng định dứt khoát niềm tin của nhà thơ vào tương lai, thể hiện thái độ coi thường lao tù nguy hiểm.

                   Hai tiếng "còn" đứng cạnh nhau tạo nên âm điệu khẳng định mạnh mẽ ý chí đấu tranh cho sự nghiệp cứu nước. Em cảm nhận như hai tiếng trống chắc nịch, âm vang kích động lòng người, kết thúc môt bản hùng ca.

                  Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của cụ Phan Bội Châu được làm ngay sau khi cụ bị bắt vào nhà ngục Quảng Đông, đã truyền vào tâm hồn chúng ta một niềm tự hào về truyền thống bất khuất, hiên ngang của các nhà cách mạng tiền bối. Tinh thần của bài thơ thể hiện sự đàng hoàng, hiên ngang, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng.

                  Bài thơ có sức truyền cảm lớn, đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí kiên cường, kích thích người đọc – nhất là thanh niên thời ấy- một tấm lòng yêu nước, thương nòi.

Câu trả lời:

             Trong nhịp sống xô bồ, náo nhiệt, mọi thứ sẽ theo dòng thời gian lui vào dĩ vãng để lại đằng sau biết bao nỗi niềm nuối tiếc. Ngậm ngùi hai tiếng “Giá như...”, tôi thật sự cảm thấy hối hận khi nghĩ về một lần không học bài cũ khiến cô giáo buồn. Là một học sinh giỏi văn, là ban cán sự lớp, tôi được cô giáo tin tưởng và quý mến, vậy mà...  

             Sáng hôm ấy, một buổi sáng trong xanh, mát mẻ. Những giọt nắng tinh nghịch nhảy nhót trên đường qua những kẻ lá xanh thẫm. Những chú chim chuyền cành nhí nhảnh, vô tư. Không khí thiên nhiên đầu thu thật nhẹ nhàng, quyến rũ.  

             Thế mà tôi thật vội vàng, hối hả bước nhanh đến trường để tranh thủ vài phút đầu buổi ôn lại cả đống bài cũ mà hôm qua mãi chơi, quên không học. Tôi hấp tấp giở từng cuốn vở đọc lướt…đọc lướt…  

             Trống trường vang lên, những giờ học căng thẳng đã đến. Giờ Sử đầu tiên… Tiết hai, ba trôi qua. May thay, tôi không bị gọi lên bảng. 

             Nhưng rồi tiết bốn, tiết Ngữ văn....lại đến.  

            Cô giáo bước vào lớp với màu áo trắng giản dị. Vẫn tươi cười như mọi khi, cô chuẩn bị kiểm tra bài cũ. Vì chỉ đọc qua loa vài phút đầu buổi nên trong đầu tôi chẳng nhớ gì cả. Tặc lưỡi cầu may, hy vọng tiếp tục thoát nạn như những tiết trước, tôi phó mặc cho số phận. Cái cảm giác học môn tôi yêu thích hôm nay dường như đã bỏ tôi đi đến một vùng đất xa xôi nào, thay vào đó là sự hồi hộp, căng thẳng.   Bỗng “Trần Văn Nam lên bảng”- giọng cô giáo cất lên phá vỡ không khí yên lặng của lớp học. Tôi thở phào nhẹ nhỏm thấy mình thật may mắn.  

             Tôi chưa kịp sung sướng thì cô giáo lại hạ tay bút rà… rà vào sổ điểm rồi kết thúc bằng ba tiếng ngắn gọn:  

             -Hiền - lên - bảng!. tim tôi đập rộn lên như sắp chui ra khỏi lòng ngực. Thật bất ngờ. Tôi nóng ran cả người, cố ra vẻ tự nhiên, bình thường để che dấu nỗi lo lắng.  

             Thế rồi tôi nhớ gì thì “diễn” thế. Rời rạc. Lung tung. Bối rối trong những tiếng xì xào của các bạn. Tôi thấy xấu hổ vô cùng.  

              Giọng cô chùng xuống, buồn buồn bảo tôi về chỗ. Yên vị trên chiếc ghế thân thuộc song trong đầu tôi hỗn độn bao ý nghĩ như trên mặt đất này khi chưa có bà Nữ Oa vậy. Tôi lo sợ, tự trách bản thân.Tiếc nuối, xót xa, và càng hổ thẹn khi cô giáo nhận xét tôi học bài chưa kĩ - một cách nói giảm, nói tránh của cô - khi cô không muốn nói thẳng ra là tôi không học bài. Ánh mắt cô nhìn như xoáy sâu vào tâm hồn tôi.  

              Cả giờ học, ánh mắt ấy cứ như luôn hướng về phía tôi với một dấu hỏi không giải thích, biện bạch được.... Phải chăng sự lười biếng và chủ quan của tôi đã vô tình chạm vào tình cảm và lòng tin cô dành cho tôi?  

              Về cuối tiết học, tôi dần dần lấy lại được bình tĩnh chăm chú học bài. Hình như cô biết vậy, cô hỏi và lại gọi tôi trả lời. Tôi chuộc lỗi với tất cả cố gắng của mình. Nét mặt tươi cười của cô khiến tôi nhận ra rằng cô vẫn là người bao dung, vẫn còn niềm tin vào cô học trò bé nhỏ. Cô đã bỏ qua và tha thứ cho tôi rồi...   Chuyện đã qua lâu rồi nhưng lòng tôi vẫn dai dẳng những buồn vui của tiết học ấy. Muốn nói với cô một lời cảm ơn và xin lỗi mà tôi chưa dám.