Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 35
Điểm GP 18
Điểm SP 153

Người theo dõi (112)

Rip_indra
Cậu Vàng
đức duy bùi
Minz Ank

Đang theo dõi (0)


loading...

GIẢI MÃ KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HSA - ĐHQGHN ĐỂ NHẬN THƯỞNG CÙNG HOC24!!!

Thời gian gần đây, các bạn học sinh rất quan tâm tới kỳ thi đánh giá năng lực. Vì vậy, HOC24 đã tổ chức cuộc thi "Giải mã kỳ thi đánh giá năng lực HSA - ĐHQGHN".

-       Mục đích: Tạo ra không gian để các bạn học sinh nêu những chia sẻ, những đánh giá khách quan và thiết thực về kỳ thi đánh giá năng lực HSA của Đại học quốc gia Hà Nội ngày 10/3, đồng thời tìm được HSA REVIEWER xứng đáng.

-        Ý nghĩa: Cung cấp những thông tin hữu ích về đề thi HSA ĐGQGHN cho những bạn có ôn thi ĐGNL hoặc có nhu cầu tìm hiểu về kỳ thi đánh giá năng lực HSA.

-        Đối tượng: Các thí sinh đã tham dự kỳ thi HSA ĐHQGHN đợt 301.

-       Quy định: Viết một bài chia sẻ về kỳ thi ĐGNL HSA (đợt 301 ngày 10/3/2023) với nội dung chính là review đề thi: (1) mức độ khó so với đề mẫu, (2) nhận xét từng phần thi (Tư duy định tính, tư duy định lượng, khoa học)(3) Tỉ lệ theo mức độ câu hỏi; phân bổ kiến thức ở các khối lớp 10 - 11- 12; (4) nội dung câu hỏi (nhớ càng nhiều càng tốt, nhớ ý chứ ko cần chính xác), bài đọc lấy ở đâu, câu hỏi thuộc thể loại nào; (5) Bạn ấn tượng nhất về câu hỏi nào và tại sao; v.v.

Ngoài ra, bạn có thể viết bài chia sẻ kinh nghiệm thi:

+ Những kinh nghiệm khi bước vào phòng thi ĐGNL HAS (đồ dùng được mang vào, thủ tục, ...)

+ Kinh nghiệm khi thi: Thao tác với máy tính, tinh thần làm bài, ...

+ Lời khuyên cho các kỳ thi HAS- ĐHQGHN sắp tới: Ôn tập kiến thức, tinh thần, sức khỏe, luyện tập kĩ năng làm bài trên máy tính, ...

-       Đánh giá và giải thưởng:

BTC sẽ dựa trên số like cũng như đánh giá của các thầy cô giáo HOC24 để trao giải.

Giải thưởng gồm:

+ 1-3 giải nhất: 200 000 đồng

+ 5-10 giải nhì: 100 000 đồng

+ 10 - 20 giải ba: 50 coin

-     Thời gian: Cuộc thi diễn ra từ 14/3/2023 đến hết ngày 16/3/2023. Giải thưởng được công bố vào ngày 18/3/2023.

Chúc các bạn có các bài chia sẻ thật hay và dành được phần thưởng của hoc24!

Câu trả lời:

Ôn tập Đường tròn

a) Do SA là tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) nên \(\widehat{SAO}=90^o\)

Do I là trung điểm của dây cung BC nên theo tính chất đường kính dây cung ta có \(OI\perp BC\Rightarrow\widehat{SIO}=90^o\)

Xét tứ giác SAOI có \(\widehat{SAO}+\widehat{SIO}=180^o\) mà A và I là hai đỉnh đối nhau nên SAOI là tứ giác nội tiếp đường tròn đường kính SO.

Xét tam giác cân OBC có OI là đường trung tuyến nên đồng thời là đường phân giác. Suy ra \(\widehat{BOD}=\widehat{COD}\Rightarrow sđ\stackrel\frown{BD}=sđ\stackrel\frown{DC}\)

Xét đường tròn (O) có \(sđ\stackrel\frown{BD}=sđ\stackrel\frown{DC}\Rightarrow\widehat{BAD}=\widehat{DAC}\) (Hai góc nội tiếp chắn các cung có số đo bằng nhau)

Suy ra AD là phân giác góc BAC.

b) Xét đường tròn (O) có:

\(\widehat{SEA}=\dfrac{1}{2}\left(sđ\stackrel\frown{AB}+sđ\stackrel\frown{DC}\right)\) (Góc có đỉnh nằm trong đường tròn)

\(=\dfrac{1}{2}\left(sđ\stackrel\frown{AB}+sđ\stackrel\frown{BD}\right)=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{AD}\)

Lại có \(\widehat{SAE}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{AD}\) (Góc tạo bởi tiếp tuyến dây cung)

\(\Rightarrow\widehat{SEA}=\widehat{SAE}\) hay tam giác SAE cân tại S.

Suy ra SA = SE (1)

Xét tam giác SBA và tam giác SAC có:

Góc S chung

\(\widehat{SAB}=\widehat{SCA}\) (Góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến dây cung cùng chắn cung AB)

\(\Rightarrow\Delta SBA\sim\Delta SAC\left(g-g\right)\)

\(\Rightarrow\dfrac{SB}{SA}=\dfrac{SA}{SC}\Rightarrow SA^2=SB.SC\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(SE^2=SB.SC\)

c) Xét tam giác SAM và tam giác SFA có:

Góc S chung

\(\widehat{SAM}=\widehat{SFA}\) (Góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến dây cung cùng chắn cung AM)

\(\Rightarrow\Delta SAM\sim\Delta SFA\left(g-g\right)\)

\(\Rightarrow\dfrac{SA}{SF}=\dfrac{SM}{SA}\Rightarrow SA^2=SM.SF\)

\(\Rightarrow SM.SF=SE^2\Rightarrow\dfrac{SM}{SE}=\dfrac{SE}{SF}\)

Xét tam giác SME và tam giác SEF có:

Góc S chung

\(\dfrac{SM}{SE}=\dfrac{SE}{SF}\)

\(\Rightarrow\Delta SME\sim\Delta SEF\left(c-g-c\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{MES}=\widehat{EFM}=\dfrac{1}{2}sđ\stackrel\frown{ME}\)

Suy ra SE là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác EFM.

d) Câu d có lẽ em gõ nhầm một chút: Kẻ AH vuông góc SO tại H.

Em xem lại đề rồi báo lại cô nhé. Nếu sửa đề như cô nói thì ta sẽ chứng minh FN vuông góc SD.

Sau đó xét tam giác SFD có SI và FN là các đường cao nên N là trực tâm của tam giác

Vậy thì N thuộc đường cao DM hay M, N, D thẳng hàng.

Câu trả lời:

Ôn tập chương Hình trụ, Hình Tròn, Hình cầu

a) Do MA, MB là các tiếp tuyến nên \(\widehat{MBO}=\widehat{MAO}=90^o\)

Xét tứ giác MBOA có \(\widehat{MBO}=\widehat{MAO}=90^o\) mà đỉnh A và đỉnh B đối nhau nên MBOA là tứ giác nội tiếp.

Vậy M, B, O, A cùng thuộc một đường tròn. (1)

Xét đường tròn (O) có I là trung điểm dây cung CD nên theo quan hệ đường kính dây cung ta có \(OI\perp CD\)

Suy ra \(\widehat{MIO}=90^o\)

Xét tứ giác MIOA có \(\widehat{MIO}=\widehat{MAO}=90^o\) mà đỉnh A và đỉnh I đối nhau nên MIOA là tứ giác nội tiếp.

Vậy M, I, O, A cùng thuộc một đường tròn. (2)

Từ (1) và (2) suy ra O, A, M, B, I cùng thuộc đường tròn đường kính MO.

b) Do M, B, I, A thuộc đường tròn đường kính MO nên \(\widehat{BIM}=\widehat{BAM}\) (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung AM)

Xét đường tròn (O) ta lại có : \(\widehat{BAM}=\widehat{BEA}\) (Góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung BA)

Suy ra \(\widehat{BIM}=\widehat{BEA}\)

Mà chúng lại ở vị trí đồng vị nên AE // CD.

c) Xét tam giác BCM và tam giác DBM có:

Góc M chung

\(\widehat{MBC}=\widehat{MDB}\) (Góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến dây cung cùng chắn một cung)

\(\Rightarrow\Delta BCM\sim\Delta DBM\left(g-g\right)\Rightarrow\dfrac{BM}{DN}=\dfrac{CM}{BM}\Rightarrow BM^2=CM.DM\)

Xét tam giác vuông MBC, đường cao BH, theo hệ thức lượng ta có:

\(BM^2=MH.MO\)

Từ đó ta có \(CM.DM=MH.MO\Rightarrow\dfrac{MH}{MD}=\dfrac{MC}{MO}\)

Vậy thì \(\Rightarrow\Delta HCM\sim\Delta DOM\left(c-g-c\right)\Rightarrow\widehat{CHM}=\widehat{ODC}\)

Xét tứ giác CHOD có \(\widehat{CHM}=\widehat{ODC}\)\(\widehat{CHM}\) là góc ngoài tại đỉnh H, đối diện đỉnh D nên CHOD là tứ giác nội tiếp.

Do đó \(\widehat{DHO}=\widehat{DCO}\)

Xét tam giác vuông CIO có : \(CI=\dfrac{\sqrt{3}R}{2};CO=R\Rightarrow\cos\widehat{ICO}=\dfrac{CI}{CO}=\dfrac{\sqrt{3}}{2}\)

\(\Rightarrow\widehat{DCO}=30^o\)

Vậy thì \(\widehat{DHO}=30^o\)

Câu trả lời:

Hình học lớp 8

a) Gọi E' là điểm đối xứng với E qua A.

Khi đó ta thấy ngay MA là đường trung bình của tam giác EE'H

Vậy nên MA // HE'.

Kéo dài MA, cắt BC tại K.

Ta thấy rằng \(\widehat{BAC}=\widehat{E'AH}\) (Cùng phụ với góc CAE')

Vậy nên ta có ngay \(\Delta ABC=\Delta AE'H\left(c-g-c\right)\Rightarrow\widehat{AE'H}=\widehat{ABC}\)

Lại có \(\widehat{AE'H}=\widehat{E'AK}\) (Hai góc so le trong)

\(\widehat{E'AK}=\widehat{MAE}\) (Hai góc đổi đỉnh)

Vậy nên \(\widehat{ABC}=\widehat{MAE}\)

Suy ra \(\widehat{ABK}+\widehat{BAK}=\widehat{MAE}+\widehat{BAK}=180^o-\widehat{EAB}=90^o\)

Xét tam giác ABK có \(\widehat{ABK}+\widehat{BAK}=90^o\) nên \(\widehat{AKB}=90^o\Rightarrow MA\perp BC\left(đpcm\right)\)

b) +) Ta có \(MA\perp BC;ON\perp BC\Rightarrow\) MA // ON.

Chứng minh tương tự ta cũng có \(NA\perp EH\)

Khi OE = OH thì tam giác OEH cân tại O, suy ra OM là trung tuyến đồng thời đường cao. Vậy \(OM\perp EH\Rightarrow\) OM // NA

Vậy thì AMON là hình bình hành.

+) Ta có AMON là hình bình hành nên AM = ON.

Lại có \(AM=\dfrac{HE'}{2}=\dfrac{BC}{2}=BN=NC\)

Nên \(NO=NB=NC\Rightarrow\widehat{BOC}=90^o\)

Vậy thì \(\widehat{B_1}=\widehat{C_1}=45^o\)

Ta có \(\widehat{BAC}+\widehat{B_2}+\widehat{B_1}+\widehat{C_2}+\widehat{C_1}=180^o\)

Mà do OA = OB = OC nên \(\widehat{B_2}=\widehat{BAO};\widehat{C_2}=\widehat{OAC}\Rightarrow\widehat{B_2}+\widehat{C_2}=\widehat{BAC}\)

Suy ra \(2\widehat{BAC}=90^o\Rightarrow\widehat{BAC}=45^o\)