Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 18
Số lượng câu trả lời 621
Điểm GP 4
Điểm SP 1650

Người theo dõi (149)

Park Jimin
Min Suga
Đinh Trí Dũng
Xoa Phan Ngọc

Đang theo dõi (94)

Yến Nhi
Phạm Hoài Thu
Phạm Thu Thủy
Cuồng Jungkook

Câu trả lời:

Miêu tả thiên nhiên, ca ngợi núi sông hùng vĩ, thể hiện các đề tài “phong, hoa, tuyết, nguyệt” là di sản của thơ phương Đông. Còn hình ảnh thiên nhiên trong thơ mới đã góp phần tạo nên một thời đại trong thi ca. Bởi lòng yêu đời, ham sống, yêu người cá nhân – tập thể phổ vào trong đó. Tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới là tìm hiểu vẻ đẹp có tính thời đại có một không hai này.

Trước hết phải nói rằng viết về thiên nhiên, các nhà thơ mới đã gửi vào đó cái tôi cá nhân mang nỗi buồn của thế hệ sống dưới thời thuộc Pháp. Bất mãn với xã hội , các nhà thơ mới đến với thiên nhiên và họ tìm thấy ở đó người bạn tâm tình đáng tin cậy.

Với Huy Cận, cảnh sông nước chiều tà gợi sự cô đơn, trống vắng trước thiên nhiên, con người trong thơ ông luôn cảm thấy lẻ loi:

Sóng gợn trang giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
(Tràng giang)

Xuân Diệu cũng buồn, có khi còn đượm màu tử khí, tang thương:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
(Đây mùa thu tới)

Tuy nhiên, sau đây mới là những điều chủ yếu khi ta đề cậ đến vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới. Khi viết về nhiên nhiên, cố nhân thường chuyên chú ở một số đề tài: tùng, cúc, trúc, mai. Thơ mới không tập trung vào miêu tả thiên nhiên theo 1 số đề tài nhất định, tuy thế, không phải là ko có đề tài chung. Hầu như các thi sĩ lãng mạn đều có thơ về trăng. Trăng vẫn là người bạn thanh cao, gần gũi, dễ sẻ chia tâm sự, trăng còn là một khách thể chứng kiến bao tình cảm thi nhân. Trăng trong thơ mới là cả 1 thế giới nghệ thuật huyền diệu tinh tế và đa dạng đến lạ kì.

Trước đây, Tản Đà – Người gcahj nối với phong trào Thơ mới đến với trăng để thoát tục, chạy trốn cuộc đời mà ông thấy chán ngán:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa
Cành đa xin chị nhắc lên chơi

(Muốn làm thằng Cuội)

Tiếp nối Tản Đà, Hàn Mặc Tử là 1 thi nhân cháy bỏng với “Những mối tình khuấy mãi không thành khối” Tình cảm đó ông không chủ dành riêng cho cảm xúc thương yêu mà còn cho cả tạo vật, thiên nhiên.

Trăng nằm sõng xoài trên cành liễu
Đợi gió đông về để lẻ loi

(Bẽn lẽn)

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay

(Đây thôn Vĩ Dạ)

Với quan niệm tương giao, với tâm hồn tinh tế, Xuân Diệu tạo nên nhiều vần thơ trăng thật đẹp:

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Hớp bóng trăng đầy miệng nhỏ xinh

(Nguyệt cầm)

Trăng cuốn hút các thi nhân, với nàh thơ mới nhất trong làng thơ mới, điều đó càng rõ:

Tình gió thổi màu yêu lên phơi phới
Em vui đi răng nở ánh trăng rằm
Từng mảng biếc hồn tôi trăng đã lấy
Gió đem buồn đi tận tháng năm nao

Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ lãng mạn không chỉ có ánh trăng buồn mà còn những ánh trăng hoành tráng. Thế Lữ miêu tả trăng trong rừng thẳm với những cảm hững thật mãnh liệt:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng dưới anh trăng tan

(Nhớ rừng)

Không miêu tả “trăng mờ, trăng ngẩn ngơ” “trăng lả lơi” như 1 số thi nhân khác. Thế Lữ tả trăng ở chốn rừng núi thiêng. Dưới mắt độc giả, phong cảnh ấy thật hùng tráng bởi hình tượng “đêm vàng bên bờ suối” điểm tô.

Nhắc đến thiên nhiên , “thơ mới” không thể không nhắc tới vẻ đẹp mùa xuân và mùa thu, Đây là 2 hiện tượng thiên nhiên thu hút khá nhiều cảm hứng thi nhân. Mùa xuân là bình minh của tuổi trẻ. Biết vậy, độc giả vẫn ngỡ ngàng trước tình cảm mà Xuân Diệu dành cho mùa xuân :
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Mỗi buổi sáng thần Vui hằng gõ cửa”

(Vội vàng – Xuân Diệu)

Anh Thơ cũng miêu tả cảnh xuân thật đẹp, đẹp bởi thiên nhiên thơ mộng, đẹp bởi màu sắc dân tộc thấm đẫm từng câu:

“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong quán chợ
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”

(Chiều xuân – Anh Thơ)

Các bức tranh xuân của Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân…thể hiện tinh thần dân chủ của thơ mới. Nếu Xuân Diệu yêu xuân, luyến tiếc khi xuân qua thì Chế Lan Viên lại nghĩ khác. Ông không dành tình cảm cho mùa xuân:

“Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu”

(Xuân – Chế Lan Viên)

Không ai nỡ trách Chế Lan Viên, bởi vì mỗi thi nhân là 1 thế giới riếng. Chế Lan Viên yêu thu, từng reo lên khi thu sang:

Chao ôi! Thu đã tới rồi sao
Thu trước vừa qua mới độ nào

Và hoài niệm thu ngay lúc xuân sắp đến:

Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
Với của hoa tươi muôn cánh rã
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang

(Xuân – Chế Lan Viên)

Tiếng thu đã nhiều lần rạo rực, băn khoăn, mơ màng trong thơ Lưu Trọng Lư:

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức


Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô

(Tiếng thu)

Xuân Diệu được tôn vinh là thi nhân của xuân và tình những vẫn có nhiều bài thơ về thu. Đó là cảnh thu của Thăng Long ngàn năm văn hiến:

Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng

(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)

Trong phong trào thơ mới có 1 tác giả thật sự bí ẩn tác phẩm của thi nhân ấy góp phần vào thơ thiên nhiên 1 phong cảnh thu thật buồn, thật đẹp và vương chút hoài niệm:

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh trăng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu thương

(Hai sắc hoa Ti gôn)

Mùa thu của TKKH là “mùa thu xa xôi” gắn liền với chuyện tình đầy xa xót vs những đóa hoa dáng như tim vỡ, tựa trái tim phai, tựa máu hồng.

Trước vẻ đẹp thiên nhiên, cho dù buồn hay vui, người đọc chắc hẳn không sao cầm được rung động của con tim vốn dĩ hay thổn thức.

Song song với việc mở rộng thế giới nội tâm con người, thế giới tự nhiên trong thơ mới cũng được mở rộng. Đó là nét đẹp mới của thiên nhiên thơ lãng mạn. “Lớp thi sĩ Tây học” đến với thiên nhiên để hưởng thụ chiêm ngưỡng, để thoát ra khỏi nỗi đau đời mà họ đang phải chịu đựng. Vì vậy, thiên nhiên đẹp và thơ mộng, linh thiêng và huyền ảo:

Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi
Bên rừng thổi sáo một hai kim đồng

Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu
Mây hồng ngừng lại sau đèo
Mình cây nắng nhuộm bóng chiều không đi”

(Tiếng sao thiên thai – Thế Lữ)

Tuy nhiên, hình tượng thơ thiên nhiên trong thơ mới vẫn có sắc thái địa phương, màu sắc dân tộc và dấu ấn của lịch sử. Đó là những cảnh sắc qurn thân , đáng yêu của quê hương, đất nước Việt không hề ước lệ àm cụ thể, sinh động, tươi nguyên:

Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khói lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh

(Mùa xuân xanh – Nguyễn Bính)

Thơ Hàn Mặc Tử có nét bi quan chán nản của 1 kiếp người chưa biết đến niềm vui. Vậy mà thơ ông vẫn có những cảnh sắc rất đẹp về làng quê:

Trong làn nắng ửng, khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lầm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang

(Mùa xuân chín)

Lưu Trọng Lư cũng mang tới cho vẻ đẹp thiên nhiên thơ mới những sắc màu dân tộc qua hình ảnh tiếng gà, giậu thưa:

Mỗi lần nắng mới hát bên song
Xao xác gà trưa gáy não nùng

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỉ người đưa trước giậu phơi

(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)

Các nhà Thơ mới, khi viết về thiên nhiên không chỉ tìm tòi, sáng tạo những cái mới mà họ còn quay về với thiên nhiên truyền thống. Qua hình ảnh thiên nhiên, các thi nhân ca ngợi vẻ đẹp của giang sơnn Tổ quốc, nói được nỗi đau con người thiếu quê hương ngay trên mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình.

Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới không dừng lại ở cảnh đẹp , những sắc màu dân tộc. Nói đến thơ mới là nói đến dự cách tân thơ. Chính sự tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới đã đem lại cho thiên nhiên thơ mới vẻ đẹp đặc sắc chưa từng có ở cổ nhân. “Tràng giang” sử dụng khá nhiều thi liệu thơ xưa, cảnh “nước trời 1 sắc” trong “Tràng giang” tiếp nối sông nước Đường thi, Tống phú. Nhưng dựa vào những thi liệu cũ. Huy Cận đã tạo nên 1 tứ thơ mới. Chắc hẳn những ai yêu thơ đều đã quen thuộc với câu:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sứ nhân sầu


(Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu)

Tứ thơ có khói sóng trên đây, Huy Cận tạo nên 2 câu thơ đối lập với cổ thi

Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà


(Tràng giang – Huy Cận)

Xuân Diệu tuy có học tập văn học cổ Trung Hoa nhưng chủ yếu vẫn chịu ảnh hưởng thơ ca lãng mạn Pháp. Điều này mang đến cho thiên nhiên thơ mới vẻ đẹp hiện đại:

Hơn 1 loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đã rũa màu xanh


(Đây mùa thu tới- Xuân Diệu)

Thiên nhiên trong thơ xưa thường là tín hiệu thẩm mĩ báo mùa (Sen tàn cúc lại nở hoa) phổ quát hơn, thiên nhiên trở thành 1 thứ ngôn ngữ nghệ thuật để nhà thơ phô diễn nội tâm. Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới hiện diện với mọi dáng hình mà thơ trung đại chưa hề biết đến. Gương mặt của 1 khách thể (phân biệt với chủ thể). Nếu không nhìn thiên nhiên như 1 sinh thể có hồn , tồn tại độc lập, Xuân Diệu không thể cảm thấy”

Không gian như có dây tơ
Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêu


Với các nhà thơ mới, vẻ đẹp thiên nhiên chính là ở chỗ nó thường xuyên có cuộc sống riêng. Nhờ vậy mà cùng lúc Huy Cận nghe được 2 chữ “tiếng”

Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn


Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư cũng không kém phần tinh tế , tài hoa khi các ông nghe được bản giao hưởng của trời đất sang thu:

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ

(Đây mùa thu tới)

Biết bao hoa đẹp trong kẽ núi
Đem gwti hương cho gió phũ phàng
Mất một đới thơm trong kẽ núi
Không ngưới du tử đến nhầm hang


(Gửi hương cho gió)

Sự khác nhau giữa thiên nhiên trong thơ trung đại là sự khác nhau giữa 2 nguyên tắc thẩm mĩ – thơ mới lấy vẻ đẹp con người làm chuẩn mực để thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên ; còn cổ thi thì ngược lại.

Thật không ngờ sự bừng tỉnh của cái tôi cá nhân , sự ý thức sâu sắc vẻ khách thể đã đem đến cho thiên nhiên những cẻ đẹp tân kì đến vậy. Nhớ lại thời xa xưa, khi con người chưa ý thức đầy đủ về bản thân mình, còn đồng nhất mình với thiên nhiên, coi con người chỉ là 1 mảnh vỡ của tự nhiên, người yêu thơ sẽ càng trân trọng vẻ đẹp đáng yêu, đnags nhớ của các vần thơ thiên nhiên trong phong trào thơ mới. Vẻ đẹp ấy đã bao lần “sử nhân sầu” khiến cho thi nhân đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Điều này lí giải tại sao thiên nhiên thời tiền chiến hay có những câu cảm thán :

Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông

(Bích Khê – Tì bà)

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần

(Nguyệt cầm – Xuân Diệu)

Trời cao xanh ngắt ô kìa
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền

(Thơ duyên – Xuân Diệu)

Em không nghe mùa thu tới
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng có người phụ?

(Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)

Nếu Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư phân biệt được những âm sắc riêng của bản nhạc đệm thiên nhiên, thì tính khách thể của thiên nhiên trong thơ Chế Lan Viên vẫn thể hiện ở vẻ đẹp tự thân, không phụ thuộc vào tâm trạng con người. Nắng mai tươi vui, xuân về rộn rã, nhưng lòng người vẫn tối tăm, day dứt:

…Xuân về trong nắng sớm
Mà lòng ta nóng, lạnh giá băng thôi


Những dẫn chứng trên cho thấy thiên nhiên thơ mới đã đổi khác, thiên nhiên và con người không còn là 1 thể cộng sinh, nó đã được ý thức như 1 khách thể. Cố nhân chưa phân biệt được chủ thể vs khách thể , vì thế họ không vẽ cảnh thiên nhiên mà chỉ vẽ lòng mình (người buồn cảnh có vui đâu bao giờ). Họ thiếu khả năng định giá tinh tế về đối tượng. Vì thế thiên nhiên trong thơ cổ có tính chất tĩnh vật vs dáng vẻ ngàn năm không thay đổi. Thiên nhiên trong thơ mới đã có vẻ đẹp khác. Với tinh thần thức nhọn giác quan , thi nhân có cơ hội quan sát, ngắm nhìn, đánh giá thiên nhiên và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó. Hơn nhiều lần Xuân Diệu nói thẳng những nhần xét đầy đủ đầy dấu ấn cá nhân.

Hai con hạc trắng bay về bồng lai
(Tiếng sáo thiên thai – Thế Lữ)

Thơ mới đem lại cho thiên nhiên cách miêu tả mới: tả chân sự vật bằng trực cảm , bằng hợp giác giác quan thứ 6 của các nhà thơ, thiên nhiên cũng được sống lên từ cõi ấy. Hoài Thanh và một số thi nhân khác đã khẳng định lối tả chân chưa hề có trong thơ cổ điển.

Thơ mới thường nhân vật hóa thiên nhiên, đem đến cho nó những tâm tư, tình cảm rất người. Thiên nhiên được các thi nhân nhìn nhận và miêu tả từ nhiều phía, phía nào cũng táo bạo.

Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm

Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Đêm bâng khuâng đôi miếng lần trong cảnh

(Tương tư chiều)

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc
(Vội vàng)

Hớp bóng trăng đầy miệng nhỏ xinh
Miệng thở ra hương, hương tỏa tình nồng

Quan niệm mới về thiên nhiên đã thúc giục thi nhân đi tìm những thể thơ mới, tạo cho thơ những điệu nhạc lạ. Dường như, hầu hết các câu thơ toàn thanh bằng hoặc nhiều vần bằng của thi nhân thơ mới đều gắn liền với việc miêu tả thiên nhiên.

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nặng lòng lên chơi vơi

(Nhị hồ - Xuân Diệu)

Này đây hoa của đồng nội xanh rì
(Vội vàng)

Mênh mông không một chuyến đò ngang

(Tràng giang)

Viết về thiên nhiên, các thi nhân thường thể hiện quan hệ giữa chủ thể sáng tạo với cảnh vật. Quan hệ ấy thật phong phú đa dạng. Nó có thể là quan hệ tương đồng – đối lập, khởi hứng. Thiên nhiên trong Tràng giang gợi hứng cho lòng người nhớ về quê nhà, thèm khát một mái ấm để vợi bớt cô đơn.

Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới thường gắn liền với tình yêu và thú đau thương. Con mắt tình yêu đã giúp cho thiên nhiên được lạ hóa trở thành một thế giới khách thể. Khi con người đã nhận rõ mình, có ý thức về bản thể thì đồng thời cũng có cái nhìn mới về thiên nhiên và các đối tượng thẩm mĩ khác nữa.

Thiên nhiên thơ mới không thiếu vẻ đẹp huyền thoại lấp lánh giá trị nhân văn, nhân loại cao cả. Nó không chỉ là bức tranh xuân , thu khi đất nước chuyển mùa mà còn được nâng niu, trân trọng như là vẻ dẹp của di sản tinh thần do cha ông truyền lại cho con cháu. Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ mới là vẻ đẹp của tâm hồn thi nhân, tâm hồn Việt. Mỗi bức tranh thiên nhiên đẹp trong thơ mới là một chứng tích của lòng yêu nước thầm kín và mãnh liệt của thi nhân.

Thiên nhiên trong thơ mới là một thế giới có không gian, thời gian, cấu trúc riêng. Đó là một biểu hiện sinh động và đầy hấp dẫn của một cái tôi trữ tình mới chưa từng có trong văn chương trung đại. Đó là vẻ đẹp không chỉ vang bóng một thời mà còn tồn tại mãi mãi trong thế giới văn chương, trong tâm linh con người cũng như trong lòng thời gian không ngừng xoay chuyển.

Câu trả lời:

bn tham khảo:

Mỗi người khi sinh ra đều dược đất trời ban phát một tài năng. Có người thì hát hay, múa đẹp hoặc giải toán rất nhanh. Tất nhiên, em gái tôi cũng vậy, Kiều Phương vẽ rất đẹp, những bức tranh em vẽ có thể treo ở bất cứ phòng nào mặc dù trông chúng rất ngộ nghĩnh. Con mèo nhà vào tranh, to hơn cả con hổ, cái bát múc cám sứt một miếng cũng trở nên rất đẹp.

Ở nhà, tôi toàn gọi nó là Mèo vì khuôn mặt bầu bĩnh trắng trẻo của Kiều Phương luôn bị bôi bẩn với đủ thứ màu. Cái ngày mà tài năng hội hoạ của em còn chưa được phát hiện, Kiều Phương suốt ngày pha chế thuốc màu bằng những nguyên liệu sẵn có trong nhà. Có lần tôi nhìn thấy em nhào một thứ bột gì đó trông rất ghê! Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị cạo trắng cả. Ôi chao! Sao hồi ấy tôi yêu em gái đến thế? Tôi rất thích véo đôi má trắng hồng và hầu bĩnh cùa Kiều Phương, kéo hai bím tóc tết xinh xinh của nó. Đôi mắt của Phương đen láy như hạt nhãn trông dịu hiền nhưng pha chút tinh nghịch. Chiếc mũi dọc dừa cao cao rất hợp với khuôn mặt của em, ấy thế mà tôi luôn cho mũi nó "tẹt”, khen mũi mình cao có dáng. Mỗi lần như thế, nó lại cười toe toét khoe hàm răng sún quá nhiều vì ham ăn kẹo và bánh bích quy. Tôi rất thích đôi môi đỏ thắm như tô son, mái tóc đen dài và làn da mịn màng trắng trẻo của Phương. Đặc biệt là cái cổ thanh tú và có ngấn của em. Hồi năm ngoái, tôi đã mua cho nó một chiếc vòng bạc để đánh gió. Giờ nó mà mặc quần áo dân tộc thì chẳng khác gì người Hmông chính hiệu, còn tôi chỉ hợp với bộ quần áo hoàng gia thôi... Những ngón tay thon nhỏ và nõn nà của em mới trắng trẻo làm sao! Tôi luôn ước mơ có đôi bàn tay như vậy để kéo đàn hay hoặc múa đẹp. Kiều Phương thật lộng lẫy trong những bộ váy bố mẹ mua. Trông em thật xinh đẹp chẳng khác gì Bạch Tuyết. Phương rất thích chơi búp bê, đặc biệt là cô người mẫu "ba bi" của nó. Vào mỗi bữa ăn nó thường giả vờ cho búp bê uống nước rồi sau đó đưa búp bê đi ngủ. Cứ mỗi sáng, nó dậy thật sớm và kéo tôi dậy luôn. Suốt ngày tập thể dục, chán chết! Nhưng làm anh chả lẽ lại không gương mẫu, tôi đành cùng nó nhong nhong ra đường chơi chút xíu. Đến nửa đường, nó kêu mỏi chân khiến tôi đành cõng. Nặng ê lưng! Trời ạ! Nó nhỏ bé thế mà nặng tựa cối đè. Hừm! Đúng là làm anh ăn thèm vác nặng. Sau khi vòng qua vài dãy phố, nó nắm tay tôi nhảy chân sáo, vừa đi vừa hát vui vẻ sướng lắm trong khi tôi thì mỏi nhừ chân, nó có cõng ai đâu mà biết vác đá xây Vạn Lý Trường Thành vất vả như thế nào. Phương nhìn tôi cười. Tôi ghen tị chết đi được hai má có lúm đồng tiền và cái nốt ruồi ở tai nó. Coi chừng sau này nó giàu hơn mình mất thôi! Rồi đến khi em đạt giải nhất cuộc thi vẽ, tôi cảm thấy không còn thân thiết với em như trước nữa. Nhưng khi nhìn vào bức tranh của em tôi cảm thấy em thật nhân hậu, em đã tha thứ cho tôi, tha thứ cho những cử chỉ lạnh nhạt. Ôi! Tôi yêu em quá!

Tôi hiểu sai về em! Tôi thấy thật ân hận: Tôi thật không ngờ bằng lòng nhân từ, tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của em, tôi đã thay đổi. Tôi thật biết ơn em, tôi sẽ là người anh gương mẫu, tốt đẹp như em mong đợi.



Câu trả lời:

Tiếng "Bà" là một tiếng gọi rất dỗi bình dị, giản đơn nhưng lại chan chứa đầy tình yêu thương. Từ thuở nhỏ, hình ảnh người bà đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong lòng mỗi người. Bà hiền hậu ôn tồn dạy bảo con cháu, người bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng, người bà chở che trước những trận đòn của ba,... Tất cả hình ảnh đó là một phần tuổi thơ tôi. Ta cũng tìm được một người bà như vậy Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, nó đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, nhiều cảm xúc đọng lại trong lòng tôi về tình bà cháu. Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ xa nhà. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động và nhớ nhà. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về. Bài thơ cũng đã gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu sống trong tình yêu thương bình dị của người bà. Những lần bị bà la, những lời mắng chân thật, giản dị mà chan chứa tình thương của bà. Bà chăm sóc đàn gà, mong sao cuối năm bán gà mua quần áo mới cho cháu, cái ước muốn giản đơn vậy thôi và dù ống quần rộng, áo trúc bâu thì người cháu cũng không chê vì hiểu được tình yêu thương và sự vất vả mà bà đã dành cho mình. Người chiến sĩ trong bài không chỉ là chiến đấu cho tổ quốc, mà còn là vì bà, vì tiếng gà, vì ổ trứng hồng tuổi thơ. Tiếng gà trưa là một âm thanh giản dị mà lại gần gũi, quen thuộc, nó làm âm vang kỉ niệm, gợi nhớ những kỉ niệm đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ đã làm tôi xúc động, tôi chỉ có thể nói rằng bài thơ này quá hay!

Câu trả lời:

Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của xã hội. Những chuẩn mực giá trị tốt đẹp của gia đình được tiếp nhận, phát triển góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: Gia đình là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, góp phần chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính.

Trẻ em Việt Nam thường cùng cha mẹ, ông bà tiếp xúc với lao động từ nhỏ nên được vun đắp đức tính cần cù. Trong ảnh là em Tống Thành Ty, 4 tuổi, nhà ở phường Tân Phú (Đồng Xoài) cùng bà ngoại chuẩn bị hoa bán dịp tết

Con người Việt Nam chỉ có thể được trang bị những phẩm chất tốt đẹp nếu có một môi trường xã hội tốt. Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội. Gia đình chịu trách nhiệm trước xã hội về sản phẩm của gia đình mình, có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân hữu ích. Cùng với nhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra lực lượng lao động tương lai chất lượng cao. Gia đình chính là “đơn vị xã hội” đầu tiên cung cấp lực lượng lao động cho xã hội. Từ những người lao động chân tay giản đơn đến lao động trí óc… đều được sinh ra, nuôi dưỡng và chịu sự giáo dục của gia đình.

Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách con trẻ. Gia đình là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước. Đó là lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách…

Gia đình cũng là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất… Gia đình cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số lượng, chất lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia.

Trong mỗi gia đình, vai trò của cha mẹ có vị trí tối quan trọng. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo. Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Vì thế, gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.

Xã hội chuyển động ngày một nhanh hơn, các “tế bào” của xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thế giới bên ngoài, đặc biệt là từ thế giới internet, chịu tác động bởi nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường nên văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Vì thế, để tạo dựng nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai, phải bắt đầu giáo dục con trẻ trong gia đình – trước khi những mầm non ấy đặt chân tới trường và tiếp xúc với môi trường xã hội. Đó được xem là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên nhân cách của một con người, một thế hệ.

Và trong giai đoạn hiện nay, để “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội, là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi con người cụ thể.



Câu trả lời:

- Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta. - Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. - Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. - Vậy gia đình có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? + Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắrí kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. + Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,... + Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. - Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người. - Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm móng cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. - Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau. Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. - Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.

Câu trả lời:

Gửi bài tập cần làm >>Bài tập tôi đã gửi lênLời giải tôi đã gửi lênGửi chia sẻ phương pháp học tập Tìm theo Lớp học Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 + Âm nhạc + Mỹ thuật + Toán học + Vật lý + Hóa học + Ngữ văn + Tiếng Việt + Tiếng Anh + Đạo đức + Khoa học + Lịch sử + Địa lý + Sinh học + Tin học + Lập trình + Công nghệ + Thể dục + Giáo dục Công dân + Giáo dục Quốc phòng - An ninh + Ngoại ngữ khác + Khác Đại học Trình độ khác Tìm theo Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn + Lớp 1 + Lớp 2 + Lớp 3 + Lớp 4 + Lớp 5 + Lớp 6 + Lớp 7 + Lớp 8 + Lớp 9 + Lớp 10 + Lớp 11 + Lớp 12 + Đại học + Trình độ khác Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Thể dục Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng - An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Khác

== Môn học == Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Thể dục Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng - An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Khác == Trình độ lớp == Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Gửi bài tập bạn cần làm

Bài tập | Bài tập chưa có lời giải >> | Bài tập tôi đã gửi lên >> | Phương pháp Học tập >> | Gửi bài tập >>

Viết đoạn văn về ý chí, nghị lực trong cuộc sống của mỗi người

Võ Hữu Đan
Thứ 3, ngày 10/10/2017 20:22:51
Ngữ văn - Lớp 12 | Ngữ văn | Lớp 12
5.849 lượt xem
3.3 56 sao / 17 đánh giá
5 sao - 7 đánh giá
4 sao - 3 đánh giá
3 sao - 1 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 6 đánh giá
Điểm 3.3 SAO trên tổng số 17 đánh giá
Lời giải / Bình luận (7)
Chia sẻ hàng ngày Giải thưởng Tháng 2 Trắc nghiệm Tri thức
Khảo sát Ý kiến Giới thiệu thành viên Bảng Xếp Hạng
Lưu ý: Bạn có thể gửi lời giải, đáp án khác nếu thấy chưa đúng!
Nguyễn Trần Lam Phong +1đ điểm giá trị
Thứ 3, ngày 10/10/2017 20:24:00

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

edu26edu16+1 nếu thích, -1 nếu không thích
Thuỳ Linh
Thứ 3, ngày 10/10/2017 20:24:01

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.

edu14edu18+1 nếu thích, -1 nếu không thích
Bản năng vô cực
Thứ 3, ngày 10/10/2017 20:24:15

Hành trình đến thành công là con đường dốc gập ghềnh mà đỉnh vinh quang chỉ xuất hiện khi ta đủ ý chí để vượt qua và chấp nhận trả giá. Không ai tránh khỏi một số thất bại, thay vì chán nản, buông xuôi, cần nghĩ xem làm thế nào để vượt qua. Hầu hết những người thành đạt đỉnh cao đều trải qua những khó khăn, sai lầm và thất bại. Người thành công thường gặp nhiều thất bại hơn người bình thường, nhưng luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu sau nhiều lần thất bại. Người thất bại không dám thử, hoặc bỏ cuộc ngay sau khi thất bại.

Bí quyết của thành công là biết rút ra bài học từ thất bại. Khi đó thất bại sẽ trở thành hạt giống của thành công sau này. Vị cố thủ tướng tài giỏi nước Anh Winston Churchill nhấn mạnh: “Tôi có thể tóm lược những bài học quý giá của cuộc đời mình trong 10 từ: Không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ bỏ cuộc”. Chỉ người đủ sức chấp nhận thất bại mới đủ sức để chiến thắng.

Trong thất bại luôn tiềm ẩn cơ hội đối với ai có ý chí, biết rút ra những bài học thiết thực từ thất bại để tìm ra lối thoát sáng tạo. Henry Ford cho rằng: “Thất bại chỉ đơn thuần là cơ hội để bắt đầu lại một cách thông minh hơn”.

Nhà khoa học và phát minh nổi tiếng, “cha đẻ” của điện thoại Alexander Graham Bell chỉ ra:“Thành công sẽ đến với những ai biết rõ mình muốn điều gì và không bao giờ bỏ cuộc cho tới khi đạt được điều đó”. Ý chí và lòng quyết tâm là ngọn lửa của cuộc sống, là sức mạnh của tinh thần, là tài sản vô hình lớn nhất của con người. Những con người phi thường đều là những người đã kiên trì vượt qua nhiều thách thức khó khăn nhất. Để đạt được điều phi thường họ dũng cảm dấn bước theo con đường mới và làm những việc họ chưa từng làm. Không có thành công vượt trội nào đạt được mà thiếu ý chí kiên cường và lòng quyết tâm. Ýchí và lòng quyết tâm giúp phát huy tiềm năng to lớn trong mỗi con người. Thông điệp của Bill Gates là: “Hãy theo đuổi việc bạn thích và quyết tâm đi đến cùng”.

Sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá thì nghị lực là vô hạn. Đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào năng lực thật sự của bản thân mình. Với người có ý chí kiên cường thì nghịch cảnh khiến cho họ thông minh, mạnh mẽ hơn. Nếu cuộc sống bình dị làm cho người ta cảm thấy tẻ nhạt, thì ý chí vượt qua sống gió mang lại niềm vui và ý nghĩa chân chính của cuộc đời. Khi đối diện với khó khăn thách thức, họ tìm mọi cách để vượt qua chứ không tìm đường thoái lui. Thành công luôn đón chờ những con người kiên trì và quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu đã chọn. Cựu thủ tướng Anh Benjamin Disraeli quan niệm: “Khi con người sống cùng mục tiêu của mình thì sớm muộn cũng sẽ đạt được mục tiêu đó, không có trở ngại nào có thể ngăn cản ý chí và lòng quyết tâm của con người”.

Trong cuộc đời, không phải ai cũng có được ý chí mạnh mẽ. Ý chí không tự sinh ra cùng con người mà phải hình thành qua quá trình rèn luyện từ những việc nhỏ cùng những trải nghiệm về những bài học thành công và thất bại trong cuộc đời. Ý chí và lòng quyết tâm ở con người thể hiện từ những việc làm chủ bản thân. Việc khó khăn không nhất thiết là việc lớn lao, to tát mà thường chỉ là những việc rất bình thường trong sinh hoạt, nhưng đòi hỏi ý chí và sự kiên trì thực hiện, như ý thức tự kỷ luật trong việc thực hành nếp sống lành mạnh: tập thể dục thường xuyên, ăn uống vui chơi điều độ, tránh xa những thói quen xấu…

Một buổi sáng các em học sinh hốt hoảng thấy lửa cháy tràn lan cả lớp học và cậu bạn nhỏ tốt bụng thường đến sớm để đốt lò sưởi cho lớp nắm bất tỉnh trên nền nhà. Khi được kéo ra ngoài, cậu bị phỏng nặng gần hết phần thân dưới. Trên giường bệnh cậu bé ngất xỉu một lần nữa khi nghe bác sĩ nói với bà mẹ rằng cậu đã hết phương cứu chữa, nên sẽ chết trong vài ngày tới. Cậu quyết định phải sống bằng mọi giá trước sự kinh ngạc của mọi người. Khi lưỡi hái tử thần qua đi, cậu lại nghe bác sĩ nói với bà mẹ rằng cái chết có lẽ là tốt hơn cho cậu, vì cậu phải sống trên đôi chân què quặt. Một lần nữa cậu hạ quyết tâm phải đi, chạy nhảy như các trẻ bình thường, tuy vẫn chưa cử động được gì từ thắt lưng trở xuống. Một buổi sang khi bà mẹ đẩy xe cho cậu ra sân tắm nắng, đột nhiên cậu vùng dậy khỏi chiếc xe và té xuống đất. Cậu bò, trườn, kéo lê đôi chân tật nguyền qua đám cỏ. Rồi bằng một nỗ lực phi thường, cậu nắm lấy bờ rào và đúng dậy. Từ đó, hết ngày này qua ngày khác, cậu ra vườn và men theo bờ rào tập đi, với ước mong phải sống trên chính đôi chân của mình. Chính nhở sự chăm sóc của bà mẹ và ý chí kiên cường của bản than mà dần dần cậu có thể đứng lên, bước đi và chạy. Năm mười hai tuổi, cậu đi học trở lại. Hàng ngày cậu chạy bộ đến trường, rồi chạy thi và đánh bại mọi vận động viên khác cùng lứa tuổi. Khi trưởng thành, cậu thi chạy với tư cách vận động viên chuyên nghiệp trên các đấu trường thế giới trong tiếng hò reo của người hâm mộ. Để rồi năm 1934, cậu bé tất nguyền năm nào đã đạt kỷ lục thế giới nội dung chạy một dặm với thành tích 4’06’’08. Đó là chân dung nhà vô địch, “người đàn ông thép của Kansas” Glenn Cunning Lòng quyết tâm làm bất cứ điều gì cần thiết, ngoại trừ những gì phi pháp, để đạt được điều mình mong ước, mở con đường đến mọi thành công. Lòng quyết tâm sản sinh nghị lực kiên trì vượt qua mọi khó khăn, cản trở để tiến đến mục tiêu cuối cùng. Khi đó mọi suy nghĩ và tâm trí sẽ hướng đến việc tìm ra những giải pháp tốt nhất để vượt qua tất cả mọi khó khăn, trở ngại. Mỗi lần vượt qua một khó khăn, thử thách là một lần ý chí được tôi luyện thêm, tích lũy thêm kinh nghiệm và khơi dậy thêm khả năng tiềm ẩn của bản thân. Ai đó đã có câu nói rất hay: “Người bi quan trách gió, người lạc quan hi vọng gió đổi hướng, người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm”. Đó là sự khác biệt lớn giữa người thành công và kẻ thất bại.

Không vấp ngã trong cuộc sống là điều tốt, nhưng vấp ngã rồi mà đứng dậy tiếp bước mới có thể về đến đích. Cắt đứt mọi con đường thoái lui, trong nhiều trường hợp là cách thể hiện quyết tâm đạt bằng được mục tiêu. Người thiếu quyết tâm khó lòng theo đuổi mục tiêu đến cùng, vì luôn chuẩn bị sẵn đường thoái lui và dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng.

edu6edu15+1 nếu thích, -1 nếu không thích
DORAEMON
Thứ 3, ngày 10/10/2017 20:24:21

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!

Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.

Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thi chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta Không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hổ Chí Minh đã dạy: "Không có việc gì khó - Chi sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên"

Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?

Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.

edu5edu11+1 nếu thích, -1 nếu không thích
Thuỳ Linh +1đ điểm giá trị
Thứ 3, ngày 10/10/2017 20:24:42

Sống trong đời, mỗi người có một hoàn cảnh. Tuy nhiên, chẳng mấy ai may mắn được hoàn cảnh trải cho tấm nhung để đi đến thành công. Hoàn cảnh luôn tác động lớn đến mỗi người. Nếu ai đó sinh ra chẳng may gặp điều rủi ro, bất hạnh họ thường so bì với kẻ khác và cảm thấy bất công. Khi gặp thất bại, họ gục ngã và đổ tội cho số phận. Thật ra, chỉ có nghị lực của mỗi người mới là nhân tố cốt lõi quyết định người đó có thành công hay không ..Nghị lực là một năng lực tinh thần. Nghị lực tác động đến suy nghĩ cách làm việc của mỗi người. Thành công là kết quả làm việc. Kết quả đó có được là nhờ dùng phương tiện lương thiện để đạt mục đính. Trong cuộc sống, ai cũng phải có mục đích của riêng mình, dù lớn nhỏ miễn sao không ti tiện. Để đạt được mục đích, con nguời phải có nghi lực để thực hiện chứ không thể trông chờ vào may mắn, hay phụ thuộc vào hoàn cảnh.Khi đã có nghị lực con người đối chọi với khó khăn một cách dễ dàng hơn, có thể vượt qua được mọi thử thách của cuộc sống một cách đơn giản hơn. Người có nghị lực lớn được xem là người ''bị định mệnh thử thách'', họ luôn tỏ ra xuất chúng khi vượt qua trở ngại, thậm chí còn thích đương đầu với nó. Thành công của họ là từ chính họ làm nên vì vậy nó không phụ thuộc và bất kì hoàn cảnh nào. Những thành công đó thật vẻ vang và đáng tự hào.Vậy nên muốn thành công thì không thể thiếu nghị lực. Đừng sợ trở ngại, vì chính nó là thứ để ta rèn nghị lực sống của mình. Phải đương đầu với thử thách và thất bại thì mới đủ nghị lực để đạt đến thành công trong cuộc sống......

Câu trả lời:

Hành trình đến thành công là con đường dốc gập ghềnh mà đỉnh vinh quang chỉ xuất hiện khi ta đủ ý chí để vượt qua và chấp nhận trả giá. Không ai tránh khỏi một số thất bại, thay vì chán nản, buông xuôi, cần nghĩ xem làm thế nào để vượt qua. Hầu hết những người thành đạt đỉnh cao đều trải qua những khó khăn, sai lầm và thất bại. Người thành công thường gặp nhiều thất bại hơn người bình thường, nhưng luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu sau nhiều lần thất bại. Người thất bại không dám thử, hoặc bỏ cuộc ngay sau khi thất bại.

Bí quyết của thành công là biết rút ra bài học từ thất bại. Khi đó thất bại sẽ trở thành hạt giống của thành công sau này. Vị cố thủ tướng tài giỏi nước Anh Winston Churchill nhấn mạnh: “Tôi có thể tóm lược những bài học quý giá của cuộc đời mình trong 10 từ: Không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ bỏ cuộc”. Chỉ người đủ sức chấp nhận thất bại mới đủ sức để chiến thắng.

Trong thất bại luôn tiềm ẩn cơ hội đối với ai có ý chí, biết rút ra những bài học thiết thực từ thất bại để tìm ra lối thoát sáng tạo. Henry Ford cho rằng: “Thất bại chỉ đơn thuần là cơ hội để bắt đầu lại một cách thông minh hơn”.

Nhà khoa học và phát minh nổi tiếng, “cha đẻ” của điện thoại Alexander Graham Bell chỉ ra:“Thành công sẽ đến với những ai biết rõ mình muốn điều gì và không bao giờ bỏ cuộc cho tới khi đạt được điều đó”. Ý chí và lòng quyết tâm là ngọn lửa của cuộc sống, là sức mạnh của tinh thần, là tài sản vô hình lớn nhất của con người. Những con người phi thường đều là những người đã kiên trì vượt qua nhiều thách thức khó khăn nhất. Để đạt được điều phi thường họ dũng cảm dấn bước theo con đường mới và làm những việc họ chưa từng làm. Không có thành công vượt trội nào đạt được mà thiếu ý chí kiên cường và lòng quyết tâm. Ýchí và lòng quyết tâm giúp phát huy tiềm năng to lớn trong mỗi con người. Thông điệp của Bill Gates là: “Hãy theo đuổi việc bạn thích và quyết tâm đi đến cùng”.

Sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá thì nghị lực là vô hạn. Đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào năng lực thật sự của bản thân mình. Với người có ý chí kiên cường thì nghịch cảnh khiến cho họ thông minh, mạnh mẽ hơn. Nếu cuộc sống bình dị làm cho người ta cảm thấy tẻ nhạt, thì ý chí vượt qua sống gió mang lại niềm vui và ý nghĩa chân chính của cuộc đời. Khi đối diện với khó khăn thách thức, họ tìm mọi cách để vượt qua chứ không tìm đường thoái lui. Thành công luôn đón chờ những con người kiên trì và quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu đã chọn. Cựu thủ tướng Anh Benjamin Disraeli quan niệm: “Khi con người sống cùng mục tiêu của mình thì sớm muộn cũng sẽ đạt được mục tiêu đó, không có trở ngại nào có thể ngăn cản ý chí và lòng quyết tâm của con người”.

Trong cuộc đời, không phải ai cũng có được ý chí mạnh mẽ. Ý chí không tự sinh ra cùng con người mà phải hình thành qua quá trình rèn luyện từ những việc nhỏ cùng những trải nghiệm về những bài học thành công và thất bại trong cuộc đời. Ý chí và lòng quyết tâm ở con người thể hiện từ những việc làm chủ bản thân. Việc khó khăn không nhất thiết là việc lớn lao, to tát mà thường chỉ là những việc rất bình thường trong sinh hoạt, nhưng đòi hỏi ý chí và sự kiên trì thực hiện, như ý thức tự kỷ luật trong việc thực hành nếp sống lành mạnh: tập thể dục thường xuyên, ăn uống vui chơi điều độ, tránh xa những thói quen xấu…

Một buổi sáng các em học sinh hốt hoảng thấy lửa cháy tràn lan cả lớp học và cậu bạn nhỏ tốt bụng thường đến sớm để đốt lò sưởi cho lớp nắm bất tỉnh trên nền nhà. Khi được kéo ra ngoài, cậu bị phỏng nặng gần hết phần thân dưới. Trên giường bệnh cậu bé ngất xỉu một lần nữa khi nghe bác sĩ nói với bà mẹ rằng cậu đã hết phương cứu chữa, nên sẽ chết trong vài ngày tới. Cậu quyết định phải sống bằng mọi giá trước sự kinh ngạc của mọi người. Khi lưỡi hái tử thần qua đi, cậu lại nghe bác sĩ nói với bà mẹ rằng cái chết có lẽ là tốt hơn cho cậu, vì cậu phải sống trên đôi chân què quặt. Một lần nữa cậu hạ quyết tâm phải đi, chạy nhảy như các trẻ bình thường, tuy vẫn chưa cử động được gì từ thắt lưng trở xuống. Một buổi sang khi bà mẹ đẩy xe cho cậu ra sân tắm nắng, đột nhiên cậu vùng dậy khỏi chiếc xe và té xuống đất. Cậu bò, trườn, kéo lê đôi chân tật nguyền qua đám cỏ. Rồi bằng một nỗ lực phi thường, cậu nắm lấy bờ rào và đúng dậy. Từ đó, hết ngày này qua ngày khác, cậu ra vườn và men theo bờ rào tập đi, với ước mong phải sống trên chính đôi chân của mình. Chính nhở sự chăm sóc của bà mẹ và ý chí kiên cường của bản than mà dần dần cậu có thể đứng lên, bước đi và chạy. Năm mười hai tuổi, cậu đi học trở lại. Hàng ngày cậu chạy bộ đến trường, rồi chạy thi và đánh bại mọi vận động viên khác cùng lứa tuổi. Khi trưởng thành, cậu thi chạy với tư cách vận động viên chuyên nghiệp trên các đấu trường thế giới trong tiếng hò reo của người hâm mộ. Để rồi năm 1934, cậu bé tất nguyền năm nào đã đạt kỷ lục thế giới nội dung chạy một dặm với thành tích 4’06’’08. Đó là chân dung nhà vô địch, “người đàn ông thép của Kansas” Glenn Cunning Lòng quyết tâm làm bất cứ điều gì cần thiết, ngoại trừ những gì phi pháp, để đạt được điều mình mong ước, mở con đường đến mọi thành công. Lòng quyết tâm sản sinh nghị lực kiên trì vượt qua mọi khó khăn, cản trở để tiến đến mục tiêu cuối cùng. Khi đó mọi suy nghĩ và tâm trí sẽ hướng đến việc tìm ra những giải pháp tốt nhất để vượt qua tất cả mọi khó khăn, trở ngại. Mỗi lần vượt qua một khó khăn, thử thách là một lần ý chí được tôi luyện thêm, tích lũy thêm kinh nghiệm và khơi dậy thêm khả năng tiềm ẩn của bản thân. Ai đó đã có câu nói rất hay: “Người bi quan trách gió, người lạc quan hi vọng gió đổi hướng, người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm”. Đó là sự khác biệt lớn giữa người thành công và kẻ thất bại.

Không vấp ngã trong cuộc sống là điều tốt, nhưng vấp ngã rồi mà đứng dậy tiếp bước mới có thể về đến đích. Cắt đứt mọi con đường thoái lui, trong nhiều trường hợp là cách thể hiện quyết tâm đạt bằng được mục tiêu. Người thiếu quyết tâm khó lòng theo đuổi mục tiêu đến cùng, vì luôn chuẩn bị sẵn đường thoái lui và dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng.