Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 43
Điểm GP 8
Điểm SP 97

Người theo dõi (52)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:


Kiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương

Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa trở thành “hoạ sĩ”, nó cứ say xưa suốt cả ngày với đống nguyên liệu có sẵn trong nhà để chế ra những lọ bột màu làm thuốc vẽ. Hàng ngày khi chưa “tác nghiệp:, khuôn mặt mặt nó trông trắng trẻo, bầu bĩnh, với một đôi mắt đen lay láy thật dễ thương, Mẹ tôi nói, mèo đẹp nhất ở cái mũi dọc dừa. Nên lúc nào vui nó lại chỉ vào cái mũi ra vẻ vui mừng lắm. Mới mười tuổi mà tôi đã rất bất ngờ vì tóc nó đẹp, đen lánh như mun. Mái tóc lúc nào cũng được bé bện họn gàng thành hai bím đuôi sam treo trên đôi vai gầy mỏng.

Một hôm đi học về tôi lao ngay ra vườn ổi Nhưngkhìa! Mèo đang làm gì vậy? Tôi tiến lại rồi nấp ở một góc cây. ồ thì ra con bé lại chơi trò chế những lọ bột mầu. Trông nó có vẻ thích thú lắm, hai bím tó đuôi sam sung rung rugn cứ đưa qua đưa lại liên hồi.

Thế rồi bímật của Mèo con cũng bị lộ vào ngày chú Tiến Lê - bạn của bố đến chơi. Nhưng thực ra phải kể đến bé Quỳnh, con gái của chú hoạ sĩ, em mới là người phát hiện ra những bức vẽ của Mèo con chú Lê ngạc nhiên vô cùng trước "bộ sưu tập" của Kiều Phương và rồi chú khẳng định: "Con bé sẽ là một nhân tài".

Từ hôm đó, cả gia đình đề chú trọng tới Mỡo con làm tôi có cảm giác như một người thừa. Hàng ngày cứ nhìn thấy nó mặc bộ váy mới nào là tôi lại tìm những lời tốt đẹp mà khen ngợi nhưng mấy hôm vừa rồi dù trông nó lung linh lắm, tôi cũng chẳng thèm quở đến. Tôi bắt đầu thấy ganh tị với đôi bàn tay có những ngón búp măng thon dài của Kiều Phương. và nói tóm lại tôi thấy chán mọi người.

Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ hôm cả nhà tôi cùng mèo đi nhận giải vì Mỡo đạt giải nhất trong cuộc thi hội hoạ mù. Tôi sững sờ trước bức tranh còn Mỡo cứ hích hích cái mũi dọc dừa vào má tôi mà tự hào lắm. Lúc ấy tôi chợt nhìn qua đôi mắt của Kiều Phường. Hình như tôi vừa nhận ra trong ánh mắt ấy một niềm thương yêu sâu sắc lắm.

Mèo con ơi! Tha lỗi cho anh nhé! Anh đã trách lầm em. Từ nay anh hứa sẽ là một người anh tốt. Và rồi trên con đường học tập, anh em mình sẽ lại tiếp tục thi đua.

Câu trả lời:


Thưa Tổng thống LHQ António Guterres.

Tình hình thế giới trong những năm gần đây dự đoán sẽ có nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, từ tình hình Biển Đông, bầu cử ở Mỹ, sự đi xuống của tổ chức khủng bố IS.

Năm 2016 xuất hiện nhiều sự kiện được thế giới quan tâm như việc Nga lần đầu không kích tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) tại Syria, vụ khủng bố tấn công thảm sát ở thủ đô Paris của Pháp, căng thẳng ở Biển Đông, nhức nhối về vấn đề người tị nạn ở Châu Âu, sự thất bại của di cư tự do, thực trạng ô nhiễm môi trường toàn cầu, xung đột chiến tranh nhiều hơn hoà bình, tình hình đói nghèo thiếu thuốc men và chỗ ở....

Bên cạnh nhiều sự kiện đang diễn ra, chúng ta cần quan tâm và nỗ lực hơn nữa để nhằm ngăn chặn và khắc phục sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) với những vụ khủng bố toàn cầu, làm thế giới phải sống trong lo sợ, ám ảnh. IS chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq và Syria, liên tiếp gây ra những hành động giết người ghê rợn đối với những ai phản đối quan điểm cực đoan của chúng.

Syria trước nội chiến nhìn bên ngoài có dáng vẻ của một quốc gia tương đối yên bình và là một điểm đến Du lịch nổi tiếng với các thành cổ Palmyra đứng sừng sững hàng ngàn năm. Tuy nhiên, bên trong đây lại là một quốc gia độc tài đặt dưới cai trị sắt đá của gia đình nhà Assad, vốn xây dựng nên bằng giết chóc bạo lực từ những năm 1980. Trong đó, tai tiếng nhất là vụ thảm sát Hama 1982, quân đội Assad đã giết hại từ 20.000 đến 40.000 người nhằm gửi đến một thông điệp: phản đối chính quyền rồi bạn và cả gia đình sẽ bị giết. Trước kia, chế độ Assad có thể sử dụng tra tấn và giết chóc để khủng bố người dân tuân theo. Nhưng từ năm 2011, rất nhiều người Syria quyết định thà đấu tranh rồi chết hơn là sống cam chịu dưới chế độ phát xít độc tài đã phạm đủ loại tội ác của nhân loại.

Cuộc nổi dậy ở Syria bắt đầu từ ngày 26 tháng 1 năm 2011với hàng loạt những cuộc biểu tình nhỏ, tháng 1 năm 2012, Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 5.000 người đã bị giết kể từ khi các cuộc biểu tình, phản đối chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad lần đầu tiên nổ ra hồi cuối tháng 3 năm 2011. Cho đến nay, sau hơn 1 năm, chưa có một nghị quyết LHQ về Syria nào được thông qua, đều do Nga và Trung Quốc phủ quyết.

Rồi làn sóng của Mùa xuân Ả rập bắt đầu với các cuộc tuần hành biến thành cách mạng nhanh chóng lật đổ 3 chính phủ ở Tunisia, Ai Cập và Libya đều diễn ra vào đầu năm 2011, gây hứng khởi cho người dân Syria đang sống trong kìm kẹp.

Tháng 3/2011, một nhóm thiếu niên vẽ các khẩu hiệu cách mạng lên cổng trường học ở thành phố Deraa phía nam Syria và bị chính phủ bắt, rồi tra tấn. Hành động này cũng giống như vụ một thanh niên bán rau tự thiêu nhằm phản đối cảnh sát đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng ở Tunisia, các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Syria cũng được kích hoạt.

Sau khi cảnh sát nổ súng vào đoàn người biểu tình tại thành phố Deraa, nhiều người hơn nữa xuống đường.

Cũng giống như ở Tunisia, bạo lực của chính quyền khiến người phản đối trên khắp Syria sôi sục, đòi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức. Việc chính quyền tiếp tục sử dụng vũ trang để đàn áp những người bất tuân chỉ làm cho quyết tâm của người dân Syria mạnh hơn. Đến tháng 7/2011, hàng trăm ngàn người Syria đã ra đường tuần hành chống chính phủ.

Tuy nhiên, bàn tay sắt của ông al-Assad không chùn tay trước việc dùng bạo lực trấn áp số đông. Và lúc này những người biểu tình cũng bắt đầu sử dụng vũ khí, ban đầu là để bảo vệ chính mình, sau đó là chống lại quân chính phủ, kiểm soát các thành phố.

Bạo lực nhanh chóng leo thang thành nội chiến khi các binh đoàn quân nổi dậy được thành lập để đánh trả quân chính phủ. Các cuộc chiến lan tới thủ đô Damacus vào năm 2012.

Tới tháng 6/2013, Liên Hiệp Quốc thông báo có 90.000 người Syria thiệt mạng trong các cuộc xung đột. Tới tháng 8/2014, con số đó tăng gấp đôi, lên 191.000 người và lại tiếp tục tăng lên 250.000 vào tháng 8/2015.

Hơn 11 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa, trong đó 4 triệu người đã chạy trốn khỏi Syria, góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng di dân khổng lồ ở châu Âu.

Syria bây giờ không chỉ là chiến trường của hai phe chống và thuận Tổng thống Assad nữa. Nó đã khoác lên màu sắc sắc tộc, trong đó những người Hồi giáo dòng Sunni chống lại dòng Shia thiểu số mà ông Assad là một thành viên. Ngoài ra, sự trỗi dậy của các nhóm thánh chiến Hồi giáo như Nhà nước Hồi giáo (IS) khiến cho tình hình vô cùng phức tạp. Các quốc gia láng giềng như và các siêu cường như Nga, Mỹ cũng bị cuốn vào cuộc xung đột này.

Khoảng 2,6 triệu người Syria đã rời bỏ nước mình và khoảng 4 triệu người đã phải rời bỏ nơi cư trú của mình, hơn 250.000 người Syria đã mất mạng trong cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài. Theo các tường thuật của UNICEF trong số những người tỵ nạn có tới 1 triệu trẻ em.. Cuộc khủng hoàng người di cư Syria đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới tại châu Âu. Nghiêm trọng hơn, các tổ chức khủng bố lợi dụng trà trộn vào dòng người di cư để tới khủng bố châu Âu. Những nguy cơ về an ninh đe dọa làm vỡ kế hoạch nhất thể hóa châu Âu khi khiến nhiều đảng dân tộc cực đoan, thậm chí phát-xít có tiếng nói lớn hơn trong chính quyền, một số quốc gia như Anh còn có kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu.

Bắt đầu từ cơn gió của Mùa xuân Ả Rập mang đầy hy vọng, xung đột xoáy sâu vào các mâu thuẫn sắc tộc rồi leo thang thành một cuộc nội chiến trên toàn quốc. Khoảng 4 triệu người, trong đó phần nhiều là phụ nữ và trẻ em đã phải chạy trốn khỏi Syria nhằm tìm đường sống giữa các cuộc chiến sống còn của lực lượng quân chính phủ với phe nổi dậy cũng như với các chiến binh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Sinh ra trong hỗn loạn, Nhà nước Hồi giáo (IS) vốn là một nhóm phát triển từ al-Qaeda ở Iraq đã kiểm soát được một vùng đất lớn từ phía bắc Iraq và sau đó lan sang Syria. Nhanh chóng trở thành tổ chức khủng bố lớn nhất thế giới, tại Syria và Iraq.

Tháng 9/2014, liên quân do Mỹ dẫn đầu thực hiện không kích Syria với mục tiêu “làm suy yếu và cuối cùng triệt hạ IS”. Tuy nhiên liên quân tránh những cuộc xung đột mang lại lợi ích cho phe chính phủ Assad và không can thiệp vào các trận đánh giữa hai bên.

Đến nay, sau hơn 1 năm tiến hành không kích và với sự tham gia của Nga, Iran nhằm hỗ trợ quân chính phủ Syria, phiến quân khủng bố IS không chỉ không suy yếu đi mà còn tiếp tục kêu gọi thánh chiến toàn cầu.

Vì không bên nào đủ sức mạnh để chấm dứt chiến tranh, cộng đồng quốc tế đã kết luận rằng chỉ có một giải pháp chính trị mới có thể kết thúc nội chiến ở Syria trong thời gian ngắn nhất và yên bình nhất. Tuy nhiên, một số cố gắng của các quốc gia Ả Rập và Liên Hiệp Quốc làm trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn và đối thoại đã thất bại.

Đáng kể nhất cho tới thời điểm hiện tại là hội nghị thượng đỉnh Geneva (Thụy Sĩ) do Liên Hiệp Quốc triệu tập và có Mỹ, Nga tham dự hồi tháng 1/2014. Hội nghị này nhằm kêu gọi các cường quốc giúp thi hành Thông cáo Geneva 2012, theo đó cộng đồng quốc tế giúp Syria thành lập một chính phủ lâm thời làm cơ quan chuyển giao quyền lực ở Syria trên cơ sở các bên đều đồng thuận. Tuy nhiên, để đạt được đồng thuận giữa các bên trong cuộc xung đột Syria hiện tại là việc không dễ dàng.

Điều chúng ta cần phải làm cấp thiết ngay bây giờ là hành động chứ không phải sự cảm thông. Cần xây dựng một nhà nước Syria mới đa nguyên, không phân biệt sắc tộc và Tổng thống Bashar al - Assad cùng tay chân sẽ không có chỗ đứng trong mọi giai đoạn chuyển giao quyền lực. Cần đưa ra những giải pháp chính trị và giải pháp về quân sự và hoà bình, sự can thiệp của các nước châu Âu để nhanh chóng kết thúc nội chiến kéo dài ở Syria.

Tôi hi vọng rằng với sự sáng suốt của ngài Tổng thống LHQ António Guterres sẽ tìm thấy "ánh sáng ở cuối đường hầm" hé mở hi vọng cho cuộc khủng hoảng ở Syria.

Việt Nam, ngày 1 tháng 11 năm 2016

Câu trả lời:

Tập thơ Nhật kí trong tù được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trong nhà tù Trung Quốc vào những năm 1942, 1943. Người viết tập thơ này dường như không có ý làm nghệ thuật, lưu danh hậu thế mà chỉ cốt để ngâm ngợi cho khuây khỏa những tháng ngày “mất tự do”. Tuy vậy, Nhật kí trong tù đã trở thành một tác phẩm lớn có giá rị về nhiều mặt trong lịch sử văn học Việt Nam cận, hiện đại. Nó có sức hấp dẫn lâu bền với nhiều thế hệ bạn đọc ở cả trong nước lẫn ngoài nước.
Mấy chục năm qua, kể từ khi tập thơ được công bố, nhiều người đã viết về tập thơ này. Họ nhấn mạnh đến giá trị phản ánh hiện thực, sức mạnh tố cáo của Nhật ký trong tù đối với chế độ nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch. Tuy vậy, điều quan trọng nhất cần phải thấy: trước sau đây vẫn là một tập nhật kí bằng thơ, một tập nhật kí “hướng nội”, tác giả chủ yếu viết cho mình. Do đó, sức hấp dẫn của tập thơ chính là hình tượng của nhân vật trữ tình – tác giả Hồ Chí Minh, một chiến sĩ – thi sĩ. Vì vậy, hoàn toàn có lý khi sách giáo khoa Văn 12 đã khẳng định:
“Có thể xem Nhật kí trong tù như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
Đọc tác phẩm Nhật kí trong tù , chúng ta bắt gặp con người Hồ Chí Minh với tất cả vẻ đẹp, phong phú, sâu sắc trong tâm hồn, trong tính cách, trong cách nhìn, cách nghĩ suy về cuộc đời và con người. Nhật kí trong tù đúng là một “bức chân dung tự họa” bằng thơ về con người tinh thần của người sáng tạo ra nó.


Qua hơn một trăm bài thơ, ta có thể nhận thấy nỗi khắc khoải nóng lòng, sốt ruột ngóng trông tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đọc còn nhớ, mùa thu 1942, với tư cách là đại biểu cho phong trào cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh có trọng trách tìm sang Trung Hoa để bàn cách phối hợp hành động chống bọn đế quốc, phát xít. Nhưng vô cớ, Người bị bọn mật vụ Quốc dân đảng bắt giữ và sau đó, bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác, không được xét xử. Người cũng hoàn toàn không được biết đến bao giờ mình mới được trả tự do. Hồ Chí Minh đau khổ vô hạn và thấm thía sâu sắc nỗi “mất tự do”. Nỗi đau khổ này được tác giả bộc lộ trong khá nhiều bài thơ. Chẳng hạn như trong một lần chuyển đổi nhà lao có bọn “cảnh binh khiêng lợn cùng đi”, Bác đã viết những câu thơ đầy cay đắng, biểu lộ một qui luật trong cuộc sống, mà qui luật này Người đã rút ra một cách thấm thía ngay trong cuộc sống đau khổ của chính mình:
Trên đời ngàn vạn điều cay đắng
Cay đắng chi bằng mất tự do
Hay, trong một bài thơ khác, bài Bị hạn chế, Hồ Chí Minh cũng khẳng định: Đau khố chi bằng mất tự do.
Nỗi sốt ruột khắc khoải chờ mong kéo dài theo ngày tháng đã chuyển thành sự giận dữ, phẫn nộ. Người đã đặt cho bài thơ một nhan đề hết sức độc đáo là chỉ có một dấu hỏi chấm (?)
Quảng Tây đi khắp lòng oan ức
Giải đến bao giờ, giải tới đâu?
Bên cạnh con người nóng lòng, sốt ruột, đau khổ vô hạn vì mất tự do, người đọc còn bắt gặp trong Nhật kí trong tù một con người hoàn toàn tự chủ về mặt tinh thần, luôn bình thản ung dung, tự tại, tâm hồn như bay lượn trên bầu trời tự do, không sức mạnh của nhà tù nào giam hãm được. Như vậy, có thể nói chúng có thể giam cầm được thể xác Bác, nhưng không khi nào chúng có thể giam cầm được tinh thần Bác. Điều này đã được chính tác giả thể hiện qua hai câu thơ mở đầu, được xem như lời đề từ của tập Nhật kí trong tù:
Thân thể tại ngục trung
Tinh thần tại ngục ngoại
Có nghĩa là:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao.
Và không ít lần, Hồ Chí Minh thấy mình là “khách tự do”, thanh thản, ung dung, tự tại như là một khách tiên. Điều này được thể hiện qua khá nhiều bài thơ như Đi Nam Ninh, Giải đi sớm, Vào nhà lao huyện Tỉnh Tây và có lẽ tiêu biểu phải kể đến bài Ngắm trăng sau đây:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Trong bài thơ này hoàn toàn không thấy tác giả nói đến nỗi đau khổ, bồn chồn vì bị mất tự do, mà chỉ thấy hình tượng một thi sĩ hết sức nhạy cảm và tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
Thực ra, trong chốn lao tù, ắt hẳn người thi sĩ đâu có được thưởng trăng một cách thoải mái. Có lẽ, song cửa nhà lao chỉ đủ cho lọt qua một chút ánh trăng thấp thoáng mà thôi. Song, cho dù chỉ như thế, nhưng với sức tưởng tượng phong phú, với tâm hồn yêu mến thiên nhiên, Hồ Chí Minh cũng cảm thấy dạt dào thi hứng, cũng cảm thấy bồi hồi xao xuyến trước cảnh đẹp của đêm trăng. Câu thơ thứ hai nguyên văn chữ Hán là:
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Có nghĩa: Trước cảnh đẹp đêm nay biết thế nào?
Câu thơ dường như có một chút bối rối. Cái bối rối rất thi sĩ… Tiếc rằng câu thơ dịch “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” đã làm mất “cái bối rối” rất thi sĩ đó. Người xưa thưởng trăng thường hay có rượu và hoa. Ở trong tù, Hồ Chí Minh làm sao có được những thứ này? Cho dù thế, thi hứng của nhà thơ vẫn dạt dào:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Thi nhân và ánh trăng tựa hồ như đôi bạn tri âm, tri kỉ, có sự giao hòa tuyệt diệu. Ánh trăng vô tri vô giác qua tâm hồn của người tù thi sĩ trở thành một nhân vật đáng yêu, có tâm trạng, có linh hồn. Trên đây là những câu thơ đặc biệt ý vị. Ý vị không phải chỉ xuất phát từ kĩ thuật làm thơ mà điều quan trọng nhất vần là tâm hồn, là xúc cảm của người tù – thi sĩ Hồ Chí Minh…
Đúng là đọc Nhật kí trong tù, chúng ta được chứng kiến nhiều cuộc vượt ngục bằng tinh thần của người tù Hồ Chí Minh. Khi thì Người thả hồn theo một áng mây trôi, một cánh chim chiều, một vầng trăng non, lúc thì Người dõi theo một vầng dương buổi sớm, một cảnh làng xóm ven sông, hay cảnh buổi tối khi cô thôn nữ vừa xay xong ngô tối thì lò than đã ửng hồng. Đặc biệt, tâm hồn của Hồ Chí Minh luôn hướng về Tổ quốc, về đồng chí, đồng bào; ngay trong giấc ngủ, Người cũng luôn mơ về đất nước thân yêu. Có những đêm, Bác trằn trọc mãi không sao ngủ được, đến “Canh bốn; canh năm vừa chợp mắt – Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”

Ngoài ra, trong “bức chân dung tự họa” của Hồ Chí Minh ta còn bắt gặp một trí tuệ lớn, một tầm tư tưởng lớn. Trí tuệ lớn trước hết thường được thể hiện qua cái nhìn đối với hiện thực. Hơn ai hết, Bác thấy rõ những bất công vô lí trong nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch. Nhà tù này chính là nước Trung Hoa rộng lớn khi đó thu nhỏ. Bên cạnh đó, từ những sự việc nhỏ nhoi, tầm thường hằng ngày, với trí tuệ mẫn tiệp, Hồ Chí Minh rút ra được những khái quát, tìm ra qui luật của cuộc sống thông qua sự từng trải, sự chiêm nghiệm của chính bản thân mình. Vì vậy, một số câu thơ, bài thơ của Người có ý vị triết lí thâm trầm sâu sắc. Chẳng hạn, từ việc “Học đánh cờ”, Người rút ra tầm quan trọng của thời cơ đối với sự thành bại trong hoạt động của con người:
Lạc nước hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời một tốt cũng thành công.
Hay, nhà thơ khẳng định bản chất lương thiện của con người và sự ảnh hưởng của hoàn cảnh giáo dục:
Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền.
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên
Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng có những chiêm nghiệm đúng đắn về “Đường đời hiểm trở”, về sự phức tạp khó khăn trong cuộc sống xã hội:
Núi cao gặp hổ mà vô sự
Đường phẳng gặp người bị tống lao
Tuy nhiên, những nhận xét khái quát về cuộc đời, về con người của Hồ Chí Minh không bao giờ có ý vị yếm thế hay hư vô mà Người luôn hướng con người tới những hành động thiết thực để cải tạo con người, cải tạo hoàn cảnh. Điều đó chứng tỏ lòng tin vững chắc của nhà thơ vào bản chất, tốt đẹp của con người. Khi Bác khẳng định “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn - Phần nhiều do giáo dục mà nên” tức là Người đặt ra vấn đề giáo dục và tin tưởng ở kết quả xây dựng lực lượng cách mạng về sau. Những ai đã được sống gần Hồ Chí Minh đều nhận thấy sức mạnh cảm hóa của Bác. Niềm tin vào con người là hạt nhân quan trọng tạo nên niềm tin vào sự nghiệp cách mạng ở Hồ Chí Minh. Qua bài Đi đường, Bác thể hiện khá tập trung ý tưởng chinh phục khó khăn, hướng tới cuộc sống, hướng tới tương lai:
Đi đường mới biết gian lao,


Núi cao rồi lại núi cao chập chùng.
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
Ngay trong cảnh gian khổ, khó khăn, Người vẫn nhìn thấy ánh sáng của tương lai tươi sáng:
Trong ngục giờ đây còn tối mịt
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.
Hồ Chí Minh luôn có cái nhìn biện chứng về sự vận động của đời sống của tự nhiên. Bởi vậy, thơ Người viết trong tù vẫn khiến cho người đọc thêm niềm tin vào cuộc sống, vào con người. Có đêm gà vừa gáy lần đầu tiên, trời tối, gió rét, Hồ Chí Minh đã phải chuyển lao. Nhưng bỗng chốc, dưới con mắt của người tù thi sĩ, cảnh vật liền biến đổi, ánh sáng bình minh ấm áp rực rỡ xua tan bóng tối, người tù bỗng trở thành thi nhân nồng nàn thi hứng… như trong bài thơ Giải đi sớm. Đây là bài thơ quen thuộc với nhiều người
Dẫu sao, vẫn sẽ là một thiếu sót rất lớn, nếu như viết về “bức chân dung tự họa” nói trên, ta không đề cập tới lòng nhân ái bao la, sâu sắc của Bác Hồ.
Trong bài Bác ơi! Tố Hữu đã viết được những câu thơ rất hay, rất đúng về con người Chủ tịch Hồ Chí Minh


Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người!
Trước hết trái tim ấy dành cho những người lao khổ dù họ là người Trung Quốc hay người Việt Nam
Nhà thơ dễ dàng quên những đau đớn khổ sở mà mình phải chịu, nhanh chóng đồng cảm sâu sắc và phát hiện ra những bất hạnh, đau khổ của những người xung quanh để thông cảm, chia sẻ với họ. Bác thương cảm Vợ người bạn tù đến thăm chồng, đối với Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, hay đối với Một người tù cờ bạc vừa chết… Chỉ cần nghe “Người bạn tù thổi sáo”, Bác chẳng những thấu hiểu nỗi lòng nhớ quê của anh ta, mà còn hình dung thấy ở chốn chân trời xa xôi kia có một phụ nữ bước lên một tầng lầu để ngóng trông chồng:
Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu.
Muôn đậm quan hà khôn xiết nỗi,
Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.
Trong tù Bác gọi những người cùng bị giam là “nạn hữu” (bạn tù) và Người cùng chia sẻ với họ những nỗi niềm sâu kín hay cùng đùa vui trong cảnh ghẻ lở khổ sở:
Mặc gấm bạn tù đều khách quý .
Gảy đàn trong ngục thảy tri âm.

Nhìn bao quát, tình yêu thương của Hồ Chí Minh mang tầm nhân loại
rộng lớn. Điều này tạo nên giá trị đặc biệt của tập thơ
Ở con người tác giả, rõ ràng có sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Bên cạnh sự nhạy cảm tinh tế, người đọc có thể nhận thấy ý chí sắt son, nghị lực phi thường, lớn lao, bền bỉ. Chất “tình” và chất “thép” được kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa trong tập Nhật kí trong tù. Đúng như cách đây mấy chục năm nhà thơ Hoàng Trung Thông đã nhận xét về thơ Hồ Chí Minh: “Vần thơ của Bác vần thơ thép”. “Thép” chính là tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất. Nhưng điều đáng quý là chất “thép” ấy được toát ra một cách tự nhiên, bình dị trong tư thế ung dung, tự tại của một con người làm chủ mọi tình huống. Có lần chuyển lao, Bác bị bọn lính xích chân vào thuyền , nhưng Người vẫn phát hiện cuộc sống đông đúc vui tươi của làng xóm bên sông, của những thuyền câu nhẹ lướt. Có lần, sau suốt một ngày đi xa vất vả, chiều xuống, Bác tới một xóm núi, gây ấn tượng đối với Người không phải là nỗi gian truân đã qua hoặc sáp tới mà lại chính là cảnh “Cô em xóm núi xayn ngô tối – xay hết lò than đã rực hồng”… Chất “thép” thể hiện đặc biệt rõ ở sự kiên định vững vàng, sẵn sàng chiến thắng mọi gian lao thử thách khắc nghiệt. Đối với Bác, mọi gian lao đều được coi như là những sự thử thách để rèn giũa con người thêm vững vàng kiên định. “Nghe tiếng giã gạo”, Hồ Chí Minh làm thơ như để khuyên mình: ‘

Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian lao rèn luyện mới thành công.
Ý thơ này, Người vẫn hằng tâm niệm. Bởi vậy, ngay ở lời đề từ của tập thơ Bác đã khẳng định “Muốn nên sự nghiệp lớn – Tinh thần càng phải cao”. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến sự rèn luyện tu dưỡng của con người và Bác là một tấm gương sáng về tu dưỡng và rèn luyện này.
Nhật kí trong tù là một tập thơ có giá trị về nhiều phương diện. Sức hấp dẫn của tập thơ này trước hết đúng là sức hấp dẫn trong bức “chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Hay nói cách khác , sức hấp dẫn của tập thơ chính là sức hấp dẫn của “chất người cộng sản Hồ Chí Minh” (Xuân Diệu) … Là những cách nói khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm khẳng định tác giả của Nhật kí trong tù là một nhân vật kiệt xuất, “đại trí”, “đại nhân” và “đại dũng”. Tập thơ thể hiện sinh động nhân vật kiệt xuất này.
Cần tập trung làm nổi bật thế giới tinh thần của tác giả, chẳng hạn như trí tuệ, tình cảm tư tưởng…
Có thế trình bày theo nhiều cách, sử dụng những hệ thống khái niệm khác nhau: trí, nhân, dũng… nhưng phải phải nhất quán.
Phân tích những ý thơ hoặc những câu thơ tiêu biểu để làm nổi bật nội dung. Tránh sự liệt kê dẫn chứng một cách dàn trải.