Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Điện Biên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 27
Số lượng câu trả lời 225
Điểm GP 19
Điểm SP 178

Người theo dõi (68)

Đang theo dõi (22)

Phezam
Nguyễn Minh Anh
Nguyễn Văn Huy
Linn
Bé Bông

Câu trả lời:

Giải thích sơ qua câu nói trên cho bạn hiểu nè: Câu nói "Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng" là một bài học, kinh nghiệm sống cho chúng ta: Cần cù, chăm chỉ, không lười biếng thì sẽ đạt tới thành công.

Bài làm

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng".

Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi người mà có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của kẻ lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công.

Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,... Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để gặt hái được thành công, ngoài sự chăm chỉ, họ còn phải vượt qua gian khó, có khi là cả sự thất bại. Sự cần cù ấy không phải tính bằng ngày, bằng giờ mà bằng năm tháng, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình. Nhưng họ đã đạt được những thành công trong cuộc sống của mình: người nông dân làm ra hạt gạo, cây rau để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội; người công nhân làm ra máy móc phục vụ nhu cầu thị trường; nhà khoa học có những phát minh làm thay đổi đời sống,.:. Trong số họ, còn có những người lưu danh trong sử sách. Đó là Mạc Đĩnh Chi xấu người mà tài giỏi. Nhờ chăm chỉ học tập, ông đã đỗ Trạng nguyên và đặc biệt, ông còn được vua nhà Nguyên phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" nhờ tài ứng đối khi đi sứ. Nói đến nghề thuốc phải kể đến Tuệ Tĩnh. Với ước muốn "Nam dược trị nam nhân”, ông đã chăm chỉ học tập nghề thuốc và còn đi tìm hiểu nhiều sách thuốc. Cuối cùng, ông đã trở thành thầy thuốc nổi tiếng và thực hiện được ước muốn của mình. Với tài năng của mình, ông còn nổi tiếng ở Trung Quốc khi chữa khỏi bệnh cho Vương phi của vua nhà Minh.

Còn những người lười biếng chỉ muốn hưởng mà không phải làm thì chẳng mấy chốc sẽ trở nên đói nghèo. Những người như vậy thì tự lo cuộc sống của bản thân mình còn khó thì nói gì tới việc đạt tới thành công trong sự nghiệp. Một xã hội mà có nhiều những con người như vậy là một xã hội lạc hậu, chậm phát triển. Nếu mỗi người không phải là con người lười biếng mà là những con người chăm chỉ, cần cù thì việc mỗi người đi tới thành công của mình sẽ không phải là điều khó khăn. Một đất nước có những con người chăm chỉ đồng nghĩa đó là một đất nước phát triển, hiện đại. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan tới con người để thể hiện ý của mình. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc như:

"Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Câu tục ngữ trên nêu một công việc tưởng chừng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản ngại gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kỳ được. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì đó lại là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu. Đó là lời răn dạy: Có sự cần cù, nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng có thể thành công cho dù việc đó rất khó khăn tưởng như không thể hoàn thành được.

Ngoài lời dạy từ ca dao tục ngữ, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu. Tấm gương ấy không đâu xa lạ đó chính là Bác Hồ - người cha của dân tộc. Đất nước ta được hoà bình tự do như ngày nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì, cần cù và chịu khó của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người ra đi tìm đường cứu nước, ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống; làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông giá lạnh ở châu Âu và phải đi ngủ với một viên gạch nung nóng... Bao nhiêu vất vả cực nhọc Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến rất nhiều các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng, sự kiên nhẫn, chịu khó của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than: con đường cách mạng vô sản.

Một tấm gương nữa rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường luôn thôi thúc anh. Thế là anh bắt đầu tập viết bằng chân. Những nét chữ đầu tiên thật khó nhưng anh không nản lòng, vẫn cần cù chịu khó và anh đã thành công. Bây giờ anh trở thành một nhà giáo ưu tú, được các em học sinh yêu quý, kính trọng.

Trong lao động, nhà bác học Lương Đình Của là một tấm gương hùng hồn để chứng minh "trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng". Để lai tạo ra một giống lúa có năng suất cao, ông phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày, từ tờ mờ đất, ông đã ra ruộng lội bì bõm, nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được tạo thành. Chính sự kiên nhẫn, bền bỉ của ông đã đem no ấm đến cho đời.

Bản thân Lỗ Tấn, nhà văn lớn của Trung Quốc, cả cuộc đời mình, ông luôn say mê với lao động nghệ thuật. Bằng tài năng, trí tuệ và sự cần cù, chăm chỉ, Lỗ Tấn được mọi người biết đến như lá cờ đầu của văn học Cách mạng Trung Quốc. Thành công ấy không dựa trên sự lười biếng mà chỉ, cần cù là nền tảng của mọi thành đạt trong cuộc sống con người. Những tác phẩm văn học được ra đời là cả một quá trình lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của người nghệ sĩ, họ âm thầm sáng tác, để lại cho đời những dấu ấn riêng không thể xoá mờ. Tất cả chúng ta, những người bình thường không phải là một vĩ nhân đều có thể thành công trên con đường sự nghiệp nếu như biết cần cù, siêng năng.

Hiểu được ý nghĩa sâu xa lời dạy, mỗi chúng ta cần có ý thức rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Một bài toán khó, một bài văn quá nan giải, một bài tiếng Anh quá nhiều từ... ta cũng sẽ làm xong, làm đúng nếu ta không lười biếng mà chịu khó học tập. Đây là một đức tính cần cù của người học sinh.

Những câu chuyện ngụ ngôn Há miệng chờ sung hay Ôm cây đợi thỏ chính là kết cục của những con người lười biếng, cuộc sống của họ chỉ như những mảnh đời vô nghĩa trôi qua trên dòng chảy cuộn xiết của cuộc đời, không để lại một dư âm hay một tiếng nói. Nghèo đói và trộm cắp là hệ quả tất yếu của kẻ lười biếng, "sống nhàn rỗi quá còn mệt hơn là làm việc". Chính vì vậy ta hãy sống và làm việc hết mình để đạt được mục đích trong cuộc đời. Để đạt được những thành công đích thực, là học sinh, mỗi chúng ta luôn phải phấn đấu, không ngừng học hỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội, cho đất nước.

Câu nói "Trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng" của nhà văn Lỗ Tấn là một bài học, kinh nghiệm sống cho chúng ta: Cần cù, chăm chỉ, không lười biếng thì sẽ đạt tới thành công. Đây là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành để vào đời.

Câu trả lời:

1) Tỉ lệ thể đồng hợp tử tăng trong đó các gen lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình.

2)

- Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ đồng hợp tử sẽ tăng lên trong khi tỉ lệ dị hợp tử lại giảm xuống.

- Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa giống do tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử trong quần thể giảm, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần,trong đó các gen lặn có hại tổ hợp lại với nhau trong thể đồng hợp lặn và biểu hiện các tính trạng có hại ra bên ngoài.

3)

* Giới hạn sinh thái:
- Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.

* Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sinh vật

1. Đối với động vật:

- Các loài sinh vật khác nhau phản ứng khác nhau với nhiệt độ.

+ Động vật biến nhiệt như côn trùng, bò sát, ếch nhái... có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường.

+ Động vật hăng nhiệt như chim thú... có nhiệt độ không đổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

Ví dụ: Ở cá rô phi Việt Nam:

+ 5,6°C: giới hạn dưới (chết).

+ 42°C: giới hạn trên (chết).

+ 30°C: nhiệt độ tối thuận.

+ 5,6°C - 42°C: giới hạn chịu đựng (hay giới hạn sinh thái).

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái của động vật.

Ví dụ: Ở vùng Bắc cực, động vật có kích thước lớn, da dày mỡ nhiều, trọng lượng nặng hơn so với vùng nhiệt đới (Ví dụ ở gấu, rái cá...). Nhờ đó giúp chúng dự trữ được năng lượng.

Tai, mõm và đuôi của thú vùng Rắc cực nhỏ hơn tai, mõm, đuôi của các cá thể cùng loài ở vùng nhiệt đới. Nhờ dó giúp chúng giữ nhiệt tốt hơn.

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật.

Ví dụ: Vào mùa rét, chim đi cư từ phương Bắc sang phương Nam. Hiện tượng ngủ đông của dơi, gấu.... khi trời quá rét.

- Nhiệt độ môi trường tăng, làm tăng tốc độ các quá trình sinh lí trong thể sinh vật là làm cho chu kì sống ngắn lại.

Ví dụ: Ruồi giấm có chu kì sống 17 ngày đêm ở 18°C; nếu tăng nhiệt môi trường đến 25°C thì chu kì sống chỉ còn 10 ngày đêm.

2. Đối với thực vật

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thái cơ thể thực vật.

Ví dụ: Cây sống ở vùng nhiệt đới, tầng cutin trên bề mặt lá rất dày để chống mất nước cho cây; cây ở vùng ôn đới có lá rụng nhiều về mùa đông để giảm thoát hơi nước; chồi cây được bao bọc bởi lớp vảy mỏng, thân và rễ có lớp bần dày để tạo lớp cách nhiệt, giữ ấm cho cây.

- Nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình sinh lí của thực vật.

+ Đa phần, thực vật quang hợp tốt ở nhiệt độ 20°C - 30°C. Ở 0°C cây ngừng quang hợp.

+ Nhiệt độ ảnh hưởng đôn quá trình trao đổi khí, nhiệt độ cao làm tăng cường độ hô hấp.

4)

* Mối quan hệ giữa các loài sinh vật:

Quan hệ trung lập: Quan hệ của các loài sinh vật sống bên cạnh nhau nhưng loài này không làm lợi hoặc gây hại cho loài kia. Ví dụ: chim và động vật ăn cỏ.

Quan hệ lợi một bên: Hai loài sinh vật sống chung trên một địa bàn, một loài lợi dụng điều kiện do loài kia đem lại nhưng không gây hại cho loài thứ hai. Ví dụ: Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn sống trong đường ruột động vật lợi dụng thức ăn và môi trường sống của cơ thể động vật nhưng không gây hại hoặc ít gây hại cho vật chủ.

Quan hệ ký sinh:Là quan hệ của loài sinh vật sống dựa vào cơ thể sinh vật chủ với vật chủ có thể gây hại và giết chết vật chủ: giun, sán trong cơ thể động vật và con người.

Quan hệ thú dữ - con mồi:Là quan hệ giữa một loài là thú ăn thịt và loài kia là con mồi như giữa sư tử, hổ, báo và các loài động vật ăn cỏ.

Quan hệ cộng sinh:Là quan hệ của hai loài sinh vật sống dựa vào nhau, loài này đem lại lợi ích cho loài kia và ngược lại. Ví dụ: Tảo và địa y, tảo cung cấp thức ăn cho địa y, còn địa y tạo ra môi trường cư trú cho tảo.

Quan hệ cạnh tranh:Là quan hệ giữa hai hay nhiều loài cạnh tranh với nhau về nguồn thức ăn và không gian sống có thể dẫn tới việc loài này tiêu diệt loài kia. Ví dụ: quan hệ giữa thỏ và vật nuôi ở châu Úc trong cuộc cạnh tranh giành các đồng cỏ.

Quan hệ giữa nhiều loài: Trong thực tế các loài sinh vật có thể thay đổi quan hệ theo thời gian. Ví dụ: quan hệ giữa chuột và rắn trong một quần đảo Thái bình dương trong một năm có thể thay đổi: Mùa đông - chuột bắt rắn, chuột là thú ăn thịt; Mùa hè - rắn bắt chuột, rắn là thú ăn thịt.

* Ứng dụng mình chưa nghĩ ra, mình xin lỗi nhé :((

5) Vì:

* Trong nông nghiệp:

- Con người đã bắt đầu biết trồng cây lương thực như: lúa, ngô … và chăn nuôi dê, cừu, lợn, bò,... => ​chặt phá rừng và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.

- Hoạt động cày xới đất canh tác =>​ thay đổi đất và nước tầng mặt => nhiều vùng đất bị khô cằn, suy giảm độ màu mỡ.

- Nền nông nghiệp hình thành => định cư => rừng chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp.

* Trong công nghiệp

- Tạo ra nhiều máy móc, khai thác tài nguyên nhiều, đô thị hóa ngày càng tăng, khu công nghiệp phát triển => diện tích đất ngày càng thu hẹp.

- Lượng rác thải lớn => môi trường ô nhiễm.

Chúc bạn học tốt.