Vật lý

Trần Trọng Nghĩa
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
12 tháng 4 2017 lúc 18:49

VC = 1dm3 = 10-3m3 ; OA = 11OB ; D = 8,9g/cm3 = 8900kg/m3.

a) Hình vẽ:

Cơ học lớp 8

Thanh AB là một đòn bẩy có điểm tựa tại O. Các lực tác dụng lên thanh AB:

- Trọng lượng thanh AB kí hiệu là PAB có điểm đặt tại trung điểm G của thanh AB, cánh tay đòn là OG.

- Trọng lượng của quả cầu hợp kim cũng chính là lực căng của sợi dây, kí hiệu là PC, có điểm đặt tại điểm B, cánh tay đòn là OB.

Trọng lượng của quả cầu hợp kim:

\(P_C=10.D.V_C=10.8900.10^{-3}=89\left(N\right)\)

Gọi a là độ dài đoạn OB. Ta có:

\(OB+OA=AB\Rightarrow a+11a=AB\Rightarrow AB=12a\\ \Rightarrow GB=\dfrac{AB}{2}=6a\\ OG=GB-OB=5a\)

Vì đòn bẩy cân bằng nên ta có điều kiện cân bằng của đòn bẩy:

\(P_{AB}.OG=P_C.OB\Rightarrow\dfrac{P_{AB}}{P_C}=\dfrac{OB}{OG}\\ \Rightarrow\dfrac{P_{AB}}{89}=\dfrac{a}{5a}=\dfrac{1}{5}\\ \Rightarrow P_{AB}=\dfrac{89}{5}=17,8\left(N\right)\)

Vậy khối lượng thanh AB là: \(m_{AB}=\dfrac{P_{AB}}{10}=1,78\left(kg\right)\)

b) Hình vẽ:

Cơ học lớp 8

Khi nhúng ngập quả cầu hợp kim vào nước thì có lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu theo hướng từ dưới lên, làm cho thanh AB không còn cân bằng nữa và bị nghiêng về phía A. Muốn thanh AB cân bằng trở lại thì phải dịch chuyển giá thí nghiệm (điểm O) về phía điểm A, gọi độ dài đoạn cần dịch cuyển là x, vị trí mới của giá thí nghiệm là O'. Lúc này điểm tựa của đòn bẩy AB là ở O'.

Lực tác dụng lên đầu B của thanh AB là:

\(F=P_C-F_A=P_C-d_n.V_C=89-10^4.10^{-3}=79\left(N\right)\)

Theo câu a thì AB = 12a và đề cho thêm AB = 120cm

\(\Rightarrow a=\dfrac{AB}{12}=\dfrac{120}{12}=10\left(cm\right)\\ \Rightarrow O'B=OO'+OB=x+10\\ \Rightarrow O'G=GB-O'B=\dfrac{AB}{2}-x-10=60-x-10\)

Đòn bẩy AB cân bằng nên ta có:

\(P_{AB}.O'G=F.O'B\\ \Rightarrow\dfrac{P_{AB}}{F}=\dfrac{O'B}{O'G}\Rightarrow\dfrac{17,8}{79}=\dfrac{x+10}{50-x}\\ \Rightarrow890-17,8x=79x+790\\ \Rightarrow100=96,8x\\ \Rightarrow x\approx1,033\left(cm\right)\)

Vậy để thanh AB trở lại cân bằng thì cần dịch giá thí nghiệm về phía A một đoạn 1,033cm.

Kết quả chỉ là tương đối thôi.

Bình luận (1)
STA QUY (Thánh Nhọ)
Xem chi tiết
Đinh Đức Hùng
19 tháng 1 2018 lúc 16:32

Gọi khối lượng vàng và bạc trong vương miện lần lượt là a ; b

Do vươn miệng nặng 0.9 kg \(\Rightarrow a+b=0.9\)kg (1)

Mà vàng nguyên chất sẽ nhẹ hơn \(\dfrac{1}{20}\) lần khi ở trong nước còn bạc thì sẽ nhẹ hơn \(\dfrac{1}{10}\) lần khi ở trong nước khi ngâm khối lượng vàng và bạc trong vượn miện thì khối lượng vàng là \(\dfrac{19}{20}a\)kg ; khối lượng bạc là \(\dfrac{9}{10}b\) kg

\(\Rightarrow\)khối lượng của vương miện khi ngâm trong nước là \(\dfrac{19}{20}a+\dfrac{9}{10}b=0,9-0,\dfrac{9.1}{18}=\dfrac{17}{20}\)kg (2)

Từ (1);(2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a+b=0.9\\\dfrac{19}{20}a+\dfrac{9}{10}b=\dfrac{17}{20}\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0.8\\b=0.1\end{matrix}\right.\)

Vậy số bạc trong vương miệng là 0,1 kg

Bình luận (1)
Tran Van Phuc Huy
25 tháng 1 2018 lúc 18:11

hay

Bình luận (0)
Lê Thị Nhã Linh
Xem chi tiết
Trần Thu Thủy
Xem chi tiết
ongtho
23 tháng 1 2016 lúc 15:19

Đổi đơn vị: \(\lambda_1=450n m= 0,45 \mu m.\)

                    \(\lambda_1=600n m= 0,6 \mu m.\)

Hai vân sáng trùng nhau khi \(k_1i_1=k_2i_2 \)

<=> \(\frac{k_1}{k_2}= \frac{i_1}{i_2}=>\frac{k_1}{k_2}= \frac{\lambda_1}{\lambda_2} =\frac{3}{4}\ \ (*)\)

Xét trong đoạn MN nên \(5,5 mm \leq x_s \leq 22mm. \)

                               <=> \(5,5 mm \leq k_1\frac{\lambda_1 D}{a} \leq 22mm. \)

                               <=> \(\frac{5,5.a}{\lambda_1 D} \leq k_1\leq \frac{22.a}{\lambda_1 D}\)

Giữ nguyên đơn vị của a = 0,5 mm; D = 2m; \(\lambda_1=0,45 \mu m.\)

                             <=> \(3,055 \leq k_1 \leq 12,22\) 

Kết hợp với (*) ta có \(k_1\) chỉ có thể nhận giá trị : 3x2= 6; 3x3 = 9; 3x4 =12.

Như vậy có 3 vị trí trùng nhau của hai bức xạ trong đoạn MN.

                          

                           

 

Bình luận (0)
Thu Hà
Xem chi tiết
Thích Vật Lý
4 tháng 2 2016 lúc 11:03

Số vân sáng quan sát được là
\(N_s = N_{s1}+ N_{s2}-N_{trung nhau} =17.\)

Số vân sáng của \(\lambda_1\) trên trường giao thoa L là 

\(N_{s1}= 2.[\frac{L}{2i_1}]+1 = 9.\)

=>  \(N_{s2}= N_s-N_{s1}-N_{trung nhau} = 17-9+3=11.\)

 

Bình luận (0)
Nguyễn Bùi Đại Hiệp
4 tháng 2 2016 lúc 13:23

B .11

oe

Bình luận (0)
Hằng Dinh
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
15 tháng 1 2018 lúc 14:13

a)

R1 R2 R3 R4 R5 A A B I1 I3 R4 Q

Số chỉ Ampe kế là: \(I_A=I_1+I_3=3\) (1)

Phân tích mạch: R1 // [ (R2 // R4) nt (R3 // R5) ]

\(R_{24}=\dfrac{R_2.R_4}{R_2+R_4}=\dfrac{10.10}{10+10}=5\Omega\)

Tương tự: \(R_{35}=5\Omega\)

Do \(R_{24}=R_{35}\) nên \(U_3 =U_{QB}=\dfrac{U_{AB}}{2}=10V\)

\(\Rightarrow I_3=\dfrac{U_3}{R_3}=\dfrac{10}{10}=1A\)

Từ (1) suy ra: \(I_1=3-1=2A\)

Suy ra điện trở: \(R_1=\dfrac{U_1}{I_1}=\dfrac{U_{AB}}{I_1}=\dfrac{20}{2}=10\Omega\)

b)

R1 R2 R3 R4 R5 A B R4 V Q

Do Vôn kế lý tưởng nên cường độ dòng điện qua Vôn kế bằng 0, do đó ta bỏ vôn kế ra khỏi mạch.

Số chỉ vôn kế: \(U_V=U_3+U_5=12\) (2)

Ta vẽ lại mạch như sau:

R1 R3 R2 R4 R5 A B Q

\(R_{13}=R_1+R_3=10+10=20\Omega\)

\(\dfrac{1}{R_{1324}}=\dfrac{1}{R_{13}}+\dfrac{1}{R_2}+\dfrac{1}{R_4}=\dfrac{1}{20}+\dfrac{1}{10}+\dfrac{1}{10}=\dfrac{1}{4}\)

\(\Rightarrow R_{1324}=4\Omega\)

\(\Rightarrow R_{tđ}=R_{1324}+R_5=4+10=14\Omega\)

Cường độ dòng điện của mạch:

\(I=I_{1324}=I_5=\dfrac{U}{14}\)

\(\Rightarrow U_{1324}=I_{1324}.R_{1324}=\dfrac{U}{14}.4=\dfrac{2U}{7}\)

\(U_{5}=I_{5}.R_{5}=\dfrac{U}{14}.10=\dfrac{5U}{7}\)

Ta có: \(U_{13}=U_2=U_4=\dfrac{2U}{7}\)

\(\Rightarrow I_{13}=\dfrac{U_{13}}{R_{13}}=\dfrac{2U}{7.20}=\dfrac{U}{70}\)

Ta có: \(I_1=I_3=I_{13}=\dfrac{U}{70}\)

\(\Rightarrow U_{3}=I_4.R_3=\dfrac{U}{70}.10=\dfrac{U}{7}\)

Từ (2) suy ra: \(\dfrac{U}{7}+\dfrac{5U}{7}=12\)

\(\Rightarrow U = 14V\)

Bình luận (1)
Không Đường
15 tháng 1 2018 lúc 21:20

câu 1 :làm thế nào để đổi chiều dòng điện

câu 2 : làm thế nào để đổi chiều xoay của vòng dây

câu 3 :muốn quay nhanh quay chậm cần dựavào yếu tố nào ? nếu cách làm

ai bik lm 3 câu này chỉ e vs ạ

Bình luận (1)
Không Đường
15 tháng 1 2018 lúc 21:15

cho e hỏi làm thế nào để đổi chiều dòng điện

Bình luận (1)
lên để hỏi thôi
Xem chi tiết
༺ ๖ۣۜPhạm ✌Tuấn ✌Kiệτ ༻
20 tháng 5 2016 lúc 15:10

Làm lại:

a. Nghe được hai tiếng vì âm truyền trong thép và âm truyền trong không khí đến tai bạn đó: Âm thanh truyền trong thép nhanh hơn truyền trong không khí.
b. Thời gian âm truyền trong không khí là :

\(t=\frac{25}{333}=0,075\) (s)

Thời gian âm truyền trong thép là:

\(\text{0,075−0,055=0,02 (s) }\)

Vậy vận tốc truyền âm trong thép là :

\(\frac{25}{0,02}=1250\) (m/s)

Bình luận (4)
Nguyễn Thế Bảo
20 tháng 5 2016 lúc 15:00

Giải:

a/ do là vận tốc âm thanh truyền trong môi trường chất rắn lớn hơn trong không khí , nên lỗ tai áp xuống ống thép sẽ nghe thấy tiiếng gõ truyền trong thép trước , sau 0,055s thì tai kia mới nghe tiếng truyền trong không khí
b/ 25/333 - 25/v = 0,055 => v = 1245 m/s

Chúc bạn học tốt!hihi

Bình luận (4)
༺ ๖ۣۜPhạm ✌Tuấn ✌Kiệτ ༻
20 tháng 5 2016 lúc 15:07

a. Nghe được hai tiếng vì âm truyền trong thép và âm truyền trong không khí đến tai bạn đó: Âm thanh truyền trong thép nhanh hơn truyền trong không khí. 
b. Thời gian âm truyền trong không khí là :

\(t=\frac{25}{333}=0,075\) (s)

Thời gian âm truyền trong thép là: 

\(0,075-0,055=0,02\) (s)

Vậy vận tốc truyền âm trong thép là 0,02 s

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
15 tháng 5 2017 lúc 11:37

Cơ học lớp 8

Phân tích các lực tác dụng lên hệ thống:

- Trọng lượng của hai khối hộp là P1 và P2 có chiều từ trên xuống.

- Lực đẩy Ác-si-mét nước tác dụng lên hai khối hộp là FA1 và FA2 có chiều từ dưới lên.

- Lực căng sợi dây tác dụng lên khối hộp thứ nhất có chiều từ trên xuống, tác dụng lên khối hộp thứ hai là từ dưới lên lực căng dây bằng nhau là T.

a) Gọi trọng lượng riêng của hai khối hộp lần lượt là d1 và d2, thể tích của hai khối hộp là V. Hai khối hộp có cùng thể tích và trọng lượng của khối bên dưới gấp 4 lần khối bên trên nên trọng lượng riêng của khối bên dưới cũng gấp 4 lần khối bên trên d2 = 4d1.

Khi hai khối hộp cân bằng ta có:

\(P_1+P_2=F_{A1}+F_{A2}\\ \Rightarrow d_1.V+d_2.V=d\cdot\dfrac{V}{2}+d.V\\ \Leftrightarrow d_1.V+4d_1.V=d\cdot\dfrac{V}{2}+d.V\\ \Leftrightarrow d_1=\dfrac{d\cdot\dfrac{V}{2}+d.V}{V+4V}\\ =\dfrac{10000\cdot\dfrac{0,001}{2}+10000.0,001}{0,001+4.0,001}=3000\left(\text{ }N\text{/}m^3\right)\\ \Rightarrow d_2=12000\left(\text{ }N\text{/}m^3\right)\)

b) Sợi dây tác dụng một lực căng có chiều từ trên xuống lên khối hộp thứ nhất nên, khối hộp còn chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét nên.

\(F_{A1}=P_1+T\left(1\right)\)

Khối hộp thứ hai thì chịu tác dụng của lực căng dây có chiều từ dưới lên trên nên.

\(P_2=F_{A2}+T\left(2\right)\)

Từ (1) và (2)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_1+T=F_{A1}\\F_{A2}+T=P_2\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}d_1.V+T=d\cdot\dfrac{V}{2}\\d.V+T=d_2.V\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}3000.0,001+T=10000\cdot\dfrac{0,001}{2}\\10000.0,001+T=12000.0,001\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow T=2\left(N\right)\)

c) Gọi trọng lượng của vật nặng cần đặt lên để khối hộp thứ nhất vừa chìm dưới mặt nước là P3, FA1' là lực đẩy Ác-si-mét nước tác dụng lên khối hợp thứ nhất sau khi để vật nặng lên.

Lúc này tác dụng lên khối hộp thứ nhất có trọng lượng của khối hộp, lực đẩy Ác-si-mét, lực căng dây và trọng lượng của vật nặng. Khối hộp chìm hoàn toàn trong nước, khi khối hộp cân bằng thì các lực tác dụng từ trên xuống cân bằng với các lực tác dụng từ dưới lên ta có:

\(P_1+T+P_3=F_{A1}'\\ \Rightarrow d_1.V+T+P_3=d.V\\ \Leftrightarrow P_3=d.V-d_1.V-T\\ =10000.0,001-3000.0,001-2=5\left(N\right)\)

Vật vật nặng cần đặt lên khối hộp thứ nhất để nó chìm hoàn toàn phải có trọng lượng là:

\(P_3\ge5\left(N\right)\)

Bình luận (0)
Hoàng Nguyên Vũ
15 tháng 5 2017 lúc 17:15

a)

Thể tích nước trong hai bình thông nhau là:

\(V=S_1.h_1+S_2.h_2=6.20+14.40=680\left(cm^3\right)\)

Sau khi mở khóa K thì nước sẽ di chuyển qua giữa các bình nhưng vẫn giữ nguyên thể tích. Sau khi mực nước ở hai bình cân bằng thì chúng có độ cao bằng nhau gọi độ cao đó là h. Ta có:

\(V=S_1.h+S_2.h\\ \Rightarrow h=\dfrac{V}{S_1+S_2}=\dfrac{680}{6+14}=34\left(cm\right)\)

b)

Cơ học lớp 8

Gọi h1 là độ cao cột dầu có khối lượng m1 được đổ vào bình A. Ta có:

\(10m_1=S_1.h_1.d_d\Rightarrow h_1=\dfrac{10m_1}{S_1.d_d}=\dfrac{0,48}{0,0006.8000}=0,1\left(m\right)\)

Xét hai điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt phân cách giữ dầu và nước ở bình A, gọi áp suất tại hai điểm này là pA và pB. Gọi h2 là độ cao cột nước ở trên điểm B. Ta có:

\(p_A=p_B\\ \Rightarrow d_d.h_1=d_n.h_2\\ \Rightarrow h_2=\dfrac{d_d.h_1}{d_n}=\dfrac{8000.0,1}{10000}=0,08\left(m\right)\)

Độ chênh lệch mực chất lỏng giữa hai bình là: \(h_1-h_2=0,1-0,08=0,02\left(m\right)=2\left(cm\right)\)

c)

Cơ học lớp 8

Áp suất do cột dầu tác dụng lên mặt nước ở bình A là: \(h_1.d_1=0,1.8000=800\left(Pa\right)\)

Áp suất do pít tông tác dụng lên mặt nước ở bình B là: \(\dfrac{10m_2}{S_2}=\dfrac{0,56}{0,0014}=400\left(Pa\right)\)

Ta thấy áp suất do cột dầu tác dụng lên mặt nước ở bình A lớn hơn áp suất do pít tông tác dụng lên mặt nước ở bình B nên mực nước ở bình A sẽ thấp hơn mực nước ở bình B sau khi đặt pít tông lên.

Xét hai điểm A' và B' cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt dưới của pít tông ở bình B, gọi áp suất tại hai điểm mày là pA' và pB'. Gọi độ cao cột dầu trên điểm A' là h3. Ta có:

\(p_{A'}=p_{B'}\\ \Rightarrow h_3.d_1=\dfrac{10m_2}{S_2}\\ \Leftrightarrow h_3=\dfrac{\dfrac{10m_2}{S_2}}{d_1}=\dfrac{\dfrac{0,56}{0,0014}}{8000}=0,05\left(m\right)=5cm\)

Vậy độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai bình sau khi đặt thêm pít tông lên bình B là 5cm.

Bình luận (0)
Hoa Hồng Tặng Anh
16 tháng 5 2017 lúc 20:20

a) Sau 1 h xe thứ nhất cách A 30 km

Sau 1h xe thứ hai cách B 40 km=> cách A 40+60=100 km

Sau 1h hai xe chách nhau: 100-30=70 km

Bình luận (1)
Dương Quốc Huy
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
3 tháng 11 2016 lúc 9:10

Bài này mỗi câu trả lời đúng sẽ được thầy thưởng 3GP nhé.

Bình luận (14)
Đặng Quỳnh Ngân
3 tháng 11 2016 lúc 12:10

1. 7350N = 735 kg

12 cm = 0,12 m

3,2 cm = 0,032 m

Khối lượng riêng của vật kim loại đó là :

D = \(\frac{m}{V}\) = \(\frac{735}{3,14.\left(0,032:2\right)^2.0,12}\approx78\left(kg\text{/}m^3\right)\)

Vậy vật kim loại đó làm bằng thép (Fe).

2. Thời gian thầy Phynit nghe thấy tiếng búa truyền trong không khí tới tai mình là :

t = 880 : 340 = 2,588 (giây)

(lưu ý : bài 2 hỏi thầy Phynit nghe tiếng búa truyền trong không khí mà lại cho thêm vận tốc âm thanh trong thép mà thầy lại áp tai nghe làm quái gì, cho đầu bài cần phải cẩn trọng, chính xác, ko thừa dữ liệu)

Bình luận (20)
Phùng Khánh Linh
3 tháng 11 2016 lúc 17:21

1. Thể tích của vật là :

\(V=3,14.R^2.h\)

\(V=3,14.1,6^2.12=96,46cm^3\)

Khối lượng của vật là :

\(m=\frac{P}{9,8}=\frac{7350}{9,8}=750g\)

Khối lượng riêng của vật là :

\(D=\frac{m}{V}=\frac{750}{96,46}=7,775\text{g/cm}^3=7775\text{kg/m}\)3

Đối chiếu với bảng khối lượng riêng , ta kết luận : Vật đó làm bằng Sắt

2 . Thời gian tiếng búa truyền trong đường ray là :

\(t_1=\frac{880}{5100}=0,17\left(s\right)\)

Thời gian tiếng búa truyền trong không khí là :

\(t_2=\frac{880}{340}=2,59\left(s\right)\)

Thầy Phynit quan sát nghe thấy tiếng búa truyền trong không khí sau khi nghe thấy tiếng búa truyền trong đường ray là :

\(2,59-0,17=2,42\left(s\right)\)

Vậy 2,42 giây sau thầy Phynit nghe thấy tiếng búa truyền qua không khí đến tai mình .

Bình luận (10)
Trần Thu Hà
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên Vũ
20 tháng 5 2017 lúc 18:43

30cm = 0,3m

Diện tích đáy của thùng sắt là:

\(S=r^2.3,14=0,3^2.3,14=0,2826\left(m^2\right)\)

Áp suất thùng sắt tác dụng lên mặt đất là:

\(p_1=\dfrac{P_1}{S}=\dfrac{10m}{S}=\dfrac{130}{0,2826}\approx460,014\left(Pa\right)\)

Áp suất lượng dầu hỏa tác dụng lên đáy thùng cũng như tác dụng lên mặt đất là:

\(p_2=p-p_1=5000-460,014=4539,986\left(Pa\right)\)

Trọng lượng dầu hỏa có trong thùng là:

\(P_2=p_2.S=4539,986.0,2826\approx1283\left(N\right)\)

Thể tích dầu hỏa trong thùng là:

\(V=\dfrac{P_2}{d}=\dfrac{P_2}{10D}=\dfrac{1283}{80000}\approx0,01604\left(m^3\right)=16,04\left(l\right)\)

Bình luận (1)