Toán

Khano Acoh Khashi
Xem chi tiết

Đáp án chắc chắn đúng chứ em? Vì bài này tính ra chỉ có 2112 số thôi, ko hiểu người ta tính kiểu gì ra 2592

Bình luận (0)
Sumi
Xem chi tiết

Ủa cái này lớp 10 học luôn rồi hả? Toán hàm mũ và logarit phải lớp 12 mới giải được em.

Gọi số năm mà số dân tỉnh đó đạt 2,2 triệu là x

Ta có: \(1,8.\left(1+\dfrac{4}{100}\right)^x=2,2\)

\(\Rightarrow1,04^x=\dfrac{11}{9}\)

\(\Rightarrow x\approx5,12\) năm, làm tròn là 5 năm

Bình luận (0)
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết

a.

Gọi D là trung điểm BC \(\Rightarrow AD\perp BC\) (tam giác đều)

Từ A kẻ \(AE\perp SD\) (1)

\(SA\perp\left(ABC\right)\Rightarrow SA\perp AD\)

\(\Rightarrow BC\perp\left(SAD\right)\) \(\Rightarrow BC\perp AE\) (2)

(1);(2) \(\Rightarrow AE\perp\left(SBC\right)\Rightarrow AE=d\left(A;\left(SBC\right)\right)\)

\(AD=\dfrac{a\sqrt{3}}{2}\) (trung tuyến tam giác đều)

Hệ thức lượng: \(AE=\dfrac{SA.AD}{\sqrt{SA^2+AD^2}}=\dfrac{a\sqrt{21}}{7}\)

b.

Từ B kẻ \(BF\perp AC\Rightarrow F\) là trung điểm AC (t/c tam giác đều)

Do \(SA\perp\left(ABC\right)\Rightarrow SA\perp BF\)

\(\Rightarrow BF\perp\left(SAC\right)\Rightarrow BF=d\left(B;\left(SAC\right)\right)\)

\(BF=\dfrac{a\sqrt{3}}{2}\) (trung tuyến tam giác đều)

Bình luận (0)

loading...

Bình luận (0)
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết

Trong mp (SAC), từ A kẻ \(CE\perp SA\) (1)

Trong mp (ABCD), qua C kẻ đường thẳng vuông góc AC cắt AB kéo dài tại F

\(\Rightarrow FC\perp AC\)

Do \(SC\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow SC\perp FC\)

\(\Rightarrow FC\perp\left(SAC\right)\Rightarrow FC\perp SA\) (2)

(1);(2) \(\Rightarrow SA\perp\left(FEC\right)\)

\(\Rightarrow\left[B,SA,C\right]=\widehat{FEC}\)

\(AC=AB\sqrt{2}=2a\sqrt{2}\)

Hệ thức lượng: \(CE=\dfrac{SC.AC}{\sqrt{SC^2+AC^2}}=\dfrac{6a\sqrt{34}}{17}\)

\(FC=AC.tan45^0=2a\sqrt{2}\)

\(\Rightarrow tan\widehat{FEC}=\dfrac{FC}{EC}=\dfrac{\sqrt{17}}{3}\Rightarrow\widehat{FEC}\approx54^0\)

Bình luận (0)

loading...

Bình luận (0)
Ẩn danh
Xem chi tiết
Toru
43 phút trước

\(9,54m^3=9540dm^3=9540000cm^3\)

\(49cm^3=0,049dm^3=0,049lít\)

$5$ phút $45$ giây = $5,75$ phút

Bình luận (0)

\(9,54m^3=9540\text{ }dm^3=9540000\text{ }cm^3\)

\(49\text{ }cm^3=0,049\text{ }dm^3=0,049\text{ }lít\)

5 phút 45 giây = 5,75 phút

Bình luận (0)
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết

Trong mp (SAC), từ A kẻ \(AE\perp SC\) (1)

Trong mp (ABC), qua A kẻ đường thẳng vuông góc AC cắt BC kéo dài tại D

\(\Rightarrow DA\perp AC\)

Mà \(SA\perp\left(ABC\right)\Rightarrow SA\perp AD\)

\(\Rightarrow AD\perp\left(SAC\right)\Rightarrow AD\perp SC\) (2)

(1);(2) \(\Rightarrow SC\perp\left(AED\right)\)

\(\Rightarrow\left[A,SC,B\right]=\widehat{AED}\)

Hệ thức lượng: \(AE=\dfrac{AC.SA}{\sqrt{AC^2+SA^2}}=\dfrac{2a\sqrt{5}}{5}\)

\(AD=AC.tan\widehat{C}=a\sqrt{3}\)

\(\Rightarrow tan\widehat{AED}=\dfrac{AD}{AE}=\dfrac{\sqrt{15}}{2}\) \(\Rightarrow\widehat{AED}\approx62^041'\)

 

Bình luận (0)

loading...

Bình luận (0)
Nguyễn Hữu Nghĩa
Xem chi tiết
Ẩn danh
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Lâm
2 giờ trước (9:15)

a.

Gọi O là giao điểm AC và BD

\(\widehat{BAC}=\widehat{DAC}=\dfrac{1}{2}\widehat{BAD}=60^0\Rightarrow\) các tam giác ABC, ABD đều

\(\Rightarrow AC=2a\) ; \(OB=OD=\dfrac{2a.\sqrt{3}}{2}=a\sqrt{3}\) (trung tuyến tam giác đều)

\(\Rightarrow BD=OB+OD=2a\sqrt{3}\)

\(SA\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow\widehat{SCA}\) là góc giữa SC và (ABCD)

\(\Rightarrow\widehat{SCA}=45^0\Rightarrow SA=AC.tan\widehat{SCA}=2a\)

\(V=\dfrac{1}{3}SA.\dfrac{1}{2}AC.BD=\dfrac{4a^3\sqrt{3}}{3}\)

b.

Ý tưởng giải quyết khi gặp những câu này: đưa về tính k/c từ "chân đường vuông góc đến mặt phẳng". Ví dụ ở đây chân đường vuông góc với mặt (ABCD) là A. Nhưng A thuộc (AMC) nên ko sử dụng được, vậy cần tạo ra chân đường vuông góc mới bằng cách tạo ra 1 đường vuông góc mới. Do SA vuông góc đáy nên đường mới sẽ song song SA, và đường này cần cắt (AMC). Vậy chắc chắn nó đi qua M. Kết luận: ta chỉ cần tạo ra 1 đường thẳng đi qua M và song song SA là xong vấn đề. Sau đó chỉ cần dựa trên tỉ lệ khoảng cách là tính được.

Qua M kẻ đường thẳng song song SA cắt AB tại N \(\Rightarrow MN\) là đường trung bình tam giác SAB (đi qua trung điểm M cạnh bên và song song cạnh đáy SA) \(\Rightarrow MN\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow MN\perp AC\)  (1) và N là trung điểm AB

Đồng thời \(MN=\dfrac{1}{2}SA=a\)

\(\left\{{}\begin{matrix}BD\cap\left(AMC\right)=O\\OB=OD\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow d\left(D;\left(AMC\right)\right)=d\left(B;\left(AMC\right)\right)\)

\(\left\{{}\begin{matrix}BN\cap\left(AMC\right)=A\\BA=2NA\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow d\left(B;\left(AMC\right)\right)=2d\left(N;\left(AMC\right)\right)\)

\(\Rightarrow d\left(D;\left(AMC\right)\right)=2d\left(N;\left(AMC\right)\right)\)

Trong mp (ABCD), từ N kẻ \(NE\perp AC\left(2\right)\Rightarrow NE\) là đường trung bình tam giác ABO

\(\Rightarrow NE=\dfrac{1}{2}OB=\dfrac{a\sqrt{3}}{2}\)

Trong mp (MNE), từ N kẻ \(NF\perp ME\) (3)

\(\left(1\right);\left(2\right)\Rightarrow AC\perp\left(MNE\right)\Rightarrow AC\perp NF\) (4)

(3);(4) \(\Rightarrow NF\perp\left(AMC\right)\Rightarrow NF=d\left(N;\left(AMC\right)\right)\)

Hệ thức lượng: \(NF=\dfrac{MN.NE}{\sqrt{MN^2+NE^2}}=\dfrac{a\sqrt{21}}{7}\)

\(\Rightarrow d\left(D;\left(AMC\right)\right)=2NF=\dfrac{2a\sqrt{21}}{7}\)

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Lâm
2 giờ trước (9:17)

c.

K đối xứng A qua D nên D là trung điểm AK

Theo giả thiết O là trung điểm AC (t/c hình thoi)

\(\Rightarrow OD\) là đường trung bình tam giác ACK

\(\Rightarrow OD||CK\) hay \(BD||CK\)

\(\Rightarrow BD||\left(SCK\right)\Rightarrow d\left(BD;SK\right)=d\left(BD;\left(SCK\right)\right)=d\left(O;\left(SCK\right)\right)\) (do O thuộc BD)

Lại có \(\left\{{}\begin{matrix}AO\cap\left(SCK\right)=C\\AC=2OC\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow d\left(A;\left(SCK\right)\right)=2d\left(O;\left(SCK\right)\right)\)

\(\Rightarrow d\left(BD;SK\right)=\dfrac{1}{2}d\left(A;\left(SCK\right)\right)\) (đưa được về chân đường vuông góc là A)

Từ A kẻ \(AH\perp SC\) (H thuộc SC) (5)

\(SA\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow SA\perp CK\)

\(\left\{{}\begin{matrix}CK||BD\left(cmt\right)\\BD\perp AC\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow CK\perp AC\)

\(\Rightarrow CK\perp\left(SAC\right)\) \(\Rightarrow CK\perp AH\) (6)

(5);(6) \(\Rightarrow AH\perp\left(SCK\right)\Rightarrow AH=d\left(A;\left(SCK\right)\right)\)

Hệ thức lượng: \(AH=\dfrac{SA.AC}{\sqrt{SA^2+AC^2}}=a\sqrt{2}\)

\(\Rightarrow d\left(BD;SK\right)=\dfrac{1}{2}AH=\dfrac{a\sqrt{2}}{2}\)

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Lâm
2 giờ trước (9:19)

loading...

Bình luận (0)
Kiều Vũ Linh
3 giờ trước (8:17)

a) Số học sinh khá:

40 . 60% = 24 (học sinh)

Tổng số học sinh giỏi và trung bình:

40 - 24 = 16 (học sinh)

Số học sinh giỏi:

16 . 3/4 = 12 (học sinh)

Số học sinh trung bình:

16 - 12 = 4 (học sinh)

b) Tỉ số phần trăm số học sinh giỏi và số học sinh cả lớp:

12 . 100% : 40 = 30%

Bình luận (0)
Bé cảm ơn
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Lâm
2 giờ trước (9:38)

\(A-1=\dfrac{3x}{x^2+x+1}-1=\dfrac{-x^2+2x-1}{x^2+x+1}=\dfrac{-\left(x-1\right)^2}{\left(x+\dfrac{1}{2}\right)^2+\dfrac{3}{4}}\le0\)

\(\Rightarrow A\le1\)

Do x là số tự nhiên \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}3x\ge0\\x^2+x+1=\left(x+\dfrac{1}{2}\right)^2+\dfrac{3}{4}>0\end{matrix}\right.\) 

\(\Rightarrow A\ge0\) \(\Rightarrow0\le A\le1\) mà A nguyên nên A có thể nhận các giá trị \(\left\{0;1\right\}\)

- Với \(A=0\Leftrightarrow\dfrac{3x}{x^2+x+1}=0\Rightarrow x=0\)

- Với \(A=1\Rightarrow\dfrac{3x}{x^2+x+1}=1\Rightarrow\left(x-1\right)^2=0\Rightarrow x=1\)

Vậy \(x=\left\{0;1\right\}\) thì A nguyên

Bình luận (0)