Ngữ văn

Hà Xuân Nguyễn
Xem chi tiết
꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
4 tháng 1 2023 lúc 21:56

Bạn Tham khảo nhé : Đây là 1 số bài ca dao dân ca Nam Định 

\(1.\)Miền Đông thì được hoa màu
Miền Chải tôm cá, miền Cầu cửi canh
Mở chợ may vá thông hành
Miền Cuối buôn bán tập tành xưa nay.

\(2.\) Em là con gái Phù Long
Quê em Cồn Vịt, lấy chồng vườn Dâu
Dù đi buôn đâu bán đâu
Cũng về giữ đất trồng dâu chăn tằm.

\(3.\)Chợ Vị Hoàng tháng sáu phiên
Gặp cô hàng xén kết duyên bán hàng
Hàng cô cánh kiến vỏ vang
Giây thau giây thép giây đàn lưỡi câu
Gương soi với lược chải đầu
Hòn son bánh mực gương Tàu bày ra
Đèn nhang sắp để trong nhà
Giấy tiền vàng bạc đem ra bày hàng.

Bình luận (0)
Cô Châu Hạnh
5 tháng 1 2023 lúc 1:38

Tham khảo phần hỗ trợ của các bạn bên trên nhé!

Bình luận (0)
Baokhoi Nguyenba
5 tháng 1 2023 lúc 20:01

Miền Đông thì được hoa màu
Miền Chải tôm cá, miền Cầu cửi canh
Mở chợ may vá thông hành
Miền Cuối buôn bán tập tành xưa nay.

 Em là con gái Phù Long
Quê em Cồn Vịt, lấy chồng vườn Dâu
Dù đi buôn đâu bán đâu
Cũng về giữ đất trồng dâu chăn tằm.

3.3.Chợ Vị Hoàng tháng sáu phiên
Gặp cô hàng xén kết duyên bán hàng
Hàng cô cánh kiến vỏ vang
Giây thau giây thép giây đàn lưỡi câu
Gương soi với lược chải đầu
Hòn son bánh mực gương Tàu bày ra
Đèn nhang sắp để trong nhà
Giấy tiền vàng bạc đem ra bày hàng.

Bình luận (0)
nguyễn văn lĩnh
Xem chi tiết
Mẫn Nhi
4 tháng 1 2023 lúc 21:48

Bạn tham khảo :

Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật An trong đi lấy mật (học sinh giỏi)

a. Mở bài: 

- Giới thiệu chung về đoạn trích “Đi lấy mật” và nhân vật An

b. Thân bài:

- An là một chú bé có cái nhìn tinh tế và có tình yêu vô cùng lớn với thiên nhiên:

+ Cảm nhận được ánh sáng trong khu rừng trong vắt...khiến ta cảm thấy như được bao qua là lớp thủy tinh

+ Cảm nhận gió và mặt trời theo cách riêng: Gió thổi “rao rao”, mặt trời thì là một “khối”

+ Làn hơi đất trong rừng đang tan theo ánh nắng, khiến khu rừng thêm kì bí

+ Thấy tiếng chim hót líu lo

+ Quan sát các động vật trong rừng: Con kì nhông đang nằm phơi lưng, Con Luốc đang bò tới, chim thật đẹp...

- An còn là một chú bé hồn nhiên và tinh nghịch như bao đứa trẻ khác:

+ Chen vào giữa tía nuôi và cò

+ Quảy tòn ten một cái gùi bé 

+ Hăng hái đi tìm tổ ong

- An rất thông minh, chăm học:

+ Nhớ như in lời má nuôi dạy về cách tìm tổ ong và lấy mật

+ Hỏi má những điều chưa rõ

+ Nhớ những điều đã được học trong sách về tổ ong, ghi chép những lời thầy kể. Rồi so sánh với những gì má nuôi kể và thực tế nhìn thấy. Cuối cùng, tự đưa ra kết luận rằng: “Không có nơi nào, xứ nào có kiểu tổ vùng U Minh này cả.”

c. Kết bài:

- Khái quát lại đặc điểm nhân vật An trong đoạn trích.

Bình luận (3)
Mẫn Nhi
4 tháng 1 2023 lúc 21:49

Bạn tham khảo :

Đoạn trích “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi, kể về cuộc sống của cậu bé An, lấy bối cảnh là miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX. Vì chiến tranh, An bị lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị. Qua đoạn trích “Đi lấy mật”, người đọc có dịp tham quan rừng U Minh và cảm nhận hai nhân vật An, Cò trong hành trình cùng cha nuôi đi lấy mật ong rừng đầy thú vị.

“Đi lấy mật” kể về một lần An cùng Cò và cha nuôi cùng nhau vào rừng U Minh đi lấy mật ong. Xuyên suốt đoạn trích là cảnh sắc đất rừng phương Nam được tác giả miêu tả hiện lên vô cùng sinh động, vừa bí ẩn, hùng vĩ, lại vừa thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây qua những suy nghĩ của cậu bé An.

An là một cậu bé lanh lợi, yêu thiên nhiên và có những quan sát đầy tinh tế, mới mẻ. Khung cảnh thiên nhiên buổi sáng qua cái nhìn của nhân vật An cũng vì thế mà trở nên độc đáo, với không gian yên tĩnh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm. Trời không gió, không khí mát lạnh bởi hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Trong không gian ban mai đó, người tía hiện lên với những chi tiết như đi trước, dẫn đường cho An và Cò, đeo bên hông lủng lẳng chiếc túi, mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai trên lưng và tay cầm chả gạc, vừa đi vừa phạt nhánh gai mở đường đi cho các con. An là một cậu bé lễ phép và ngoan ngoãn, thể hiện qua cách xưng hô với tía và má rất ôn hòa, lễ độ. Những hành động của cậu với ba mẹ nuôi vô cùng lễ phép, thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn. An cũng là một cậu bé ngoan ngoãn, ham học hỏi, khi liên tục hỏi tía, má những điều mà cậu còn thắc mắc hay vẫn muốn khám phá.

Đối với Cò, An coi cậu là một người bạn, vừa là anh em trong nhà, cách xưng hô mày-tao vừa thân quen, vừa gần gũi: "Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả." Khi đối diện với một người am hiểu vùng đất này như Cò, An luôn có thái độ tôn trọng, đôi lúc còn tự ái, không dám hỏi nhiều, âm thầm ghi nhớ những kinh nghiệm đã học được.

Tuy An thể hiện là một cậu bé khá trầm tĩnh và hiền lành, nhưng trong cậu có những suy nghĩ rất phong phú, bên cạnh việc cảm nhận tốt vẻ đẹp thiên nhiên, cậu còn có những cảm nhận, so sánh đặc biệt về cách nuôi ong và lấy mật từ khắp nơi trên thế giới, từ đó rút ra kết luận về sự đặc biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh.

Bình luận (2)
Cô Châu Hạnh
5 tháng 1 2023 lúc 1:40

Tham khảo phần gợi ý, hỗ trợ của các bạn bên trên nhé!

Bình luận (0)
A꙰N꙰
Xem chi tiết
AVĐ md roblox
4 tháng 1 2023 lúc 21:45

TK :

Những cành cây khẳng khiu đã nhú những mầm non, lộc biếc sau một mùa đông khắc nghiệt. Trên bầu trời trong xanh, từng đàn chim én đang bay về sau thời gian đi tránh rét. Tất cả đã báo hiệu mùa xuân về. Mùa xuân là mùa của hoa lá đua nhau khoe sắc, là mùa của sự sống dồi dào và còn là mùa của sự sum họp, đoàn tụ trong gia đình.

Cũng như các gia đình khác, trong những ngày chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán, gia đình em đông vui hơn, ấm áp hơn khi anh trai em đi học xa đã về, mẹ cũng đã được nghỉ. Cả gia đình mỗi người một việc chuẩn bị thật chu đáo cho ngày Tết. Mẹ em thật đảm đang với những công việc nội trợ, bếp núc. Mẹ mua sắm thật đầy đủ, tươm tất. Nào là gà, thịt lợn, nào là rau, khoai tây, mắm muối... để chuẩn bị cho những bữa ăn trong ngày Tết. Bên cạnh đó, mẹ còn chuẩn bị mứt, bánh kẹo, ô mai, nước ngọt... Sự khéo léo của mẹ được thể hiện ở những món ăn. Những bông hoa được mẹ cắt, tỉa từ những củ cà rốt, su hào, cà chua thật sinh động. Tẩt cả những món ăn mẹ đều cố gắng làm thật hấp dẫn để mang lại sự ngon miệng cho cả gia đình. Trên nhà, bố em đang chăm chút cho mâm ngũ quả và bàn thờ tổ tiên. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và con mắt tinh tế. Tất cả những chuối xanh, bưởi vàng, táo, hồng, cam,., dưới bàn tay tài hoa của bố đã trở thành một mâm ngũ quả thật nổi bật, chúng đan xen vào nhau làm tôn màu sắc đặc trưng của từng loại quả. Với sự khéo léo của đôi tay, bố trang trí cành đào thật đẹp, những bông hoa đào đang khoe sắc thắm trở nên lung linh hơn bởi được trang trí thêm những bóng điện nhấp nháy. Có lẽ sự khéo léo của bố mẹ đã ảnh hưởng đến anh trai em. Anh trang trí cho cây quất thật đẹp mắt. Những chùm quả quất vàng tươi nổi bật trên nền xanh của đám lá.

Và phòng khách của gia đình em lúc này thật lộng lẫy khiến cho em có cảm giác thật mới lạ nhưng lại rất quen thuộc.

Vì nhỏ nhất nhà nên em được cả gia đình quan tâm, chiều chuộng nhưng không vì thế mà em không giúp được mọi người. Lúc thì em giúp mẹ lau bàn ghế, lấy bát, đũa, lúc thì chuyển giúp bố các loại hoa quả còn thiếu. Em không thấy mệt mà ngược lại em còn cảm thấy rất vui vì đã giúp được gia đình dù đó chỉ là những việc rất nhỏ.

Buổi tối, khi mọi việc chuẩn bị cho ngày Tết cũng đã tươm tất, cả gia đình em quây quần bên nồi bánh chưng. Những câu chuyện vui được mọi người kể làm cho không khí trong gia đình càng trở nên ấm cúng, xua tan hết những giá lạnh của những ngày cuối năm.

Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập. Trời se se lạnh. Tất cả những điều đó càng làm cho em cảm thấy Tết sắp đến rồi. Em mong Tết đến không phải là được mừng tuổi hay được nhiều món ăn ngon mà trong những ngày Tết là những ngày sum họp, thể hiện tình yêu thương của gia đình.

Bình luận (0)
Baokhoi Nguyenba
5 tháng 1 2023 lúc 20:02

Những cành cây khẳng khiu đã nhú những mầm non, lộc biếc sau một mùa đông khắc nghiệt. Trên bầu trời trong xanh, từng đàn chim én đang bay về sau thời gian đi tránh rét. Tất cả đã báo hiệu mùa xuân về. Mùa xuân là mùa của hoa lá đua nhau khoe sắc, là mùa của sự sống dồi dào và còn là mùa của sự sum họp, đoàn tụ trong gia đình.

Cũng như các gia đình khác, trong những ngày chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán, gia đình em đông vui hơn, ấm áp hơn khi anh trai em đi học xa đã về, mẹ cũng đã được nghỉ. Cả gia đình mỗi người một việc chuẩn bị thật chu đáo cho ngày Tết. Mẹ em thật đảm đang với những công việc nội trợ, bếp núc. Mẹ mua sắm thật đầy đủ, tươm tất. Nào là gà, thịt lợn, nào là rau, khoai tây, mắm muối... để chuẩn bị cho những bữa ăn trong ngày Tết. Bên cạnh đó, mẹ còn chuẩn bị mứt, bánh kẹo, ô mai, nước ngọt... Sự khéo léo của mẹ được thể hiện ở những món ăn. Những bông hoa được mẹ cắt, tỉa từ những củ cà rốt, su hào, cà chua thật sinh động. Tẩt cả những món ăn mẹ đều cố gắng làm thật hấp dẫn để mang lại sự ngon miệng cho cả gia đình. Trên nhà, bố em đang chăm chút cho mâm ngũ quả và bàn thờ tổ tiên. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và con mắt tinh tế. Tất cả những chuối xanh, bưởi vàng, táo, hồng, cam,., dưới bàn tay tài hoa của bố đã trở thành một mâm ngũ quả thật nổi bật, chúng đan xen vào nhau làm tôn màu sắc đặc trưng của từng loại quả. Với sự khéo léo của đôi tay, bố trang trí cành đào thật đẹp, những bông hoa đào đang khoe sắc thắm trở nên lung linh hơn bởi được trang trí thêm những bóng điện nhấp nháy. Có lẽ sự khéo léo của bố mẹ đã ảnh hưởng đến anh trai em. Anh trang trí cho cây quất thật đẹp mắt. Những chùm quả quất vàng tươi nổi bật trên nền xanh của đám lá.

Và phòng khách của gia đình em lúc này thật lộng lẫy khiến cho em có cảm giác thật mới lạ nhưng lại rất quen thuộc.

Vì nhỏ nhất nhà nên em được cả gia đình quan tâm, chiều chuộng nhưng không vì thế mà em không giúp được mọi người. Lúc thì em giúp mẹ lau bàn ghế, lấy bát, đũa, lúc thì chuyển giúp bố các loại hoa quả còn thiếu. Em không thấy mệt mà ngược lại em còn cảm thấy rất vui vì đã giúp được gia đình dù đó chỉ là những việc rất nhỏ.

Buổi tối, khi mọi việc chuẩn bị cho ngày Tết cũng đã tươm tất, cả gia đình em quây quần bên nồi bánh chưng. Những câu chuyện vui được mọi người kể làm cho không khí trong gia đình càng trở nên ấm cúng, xua tan hết những giá lạnh của những ngày cuối năm.

Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập. Trời se se lạnh. Tất cả những điều đó càng làm cho em cảm thấy Tết sắp đến rồi. Em mong Tết đến không phải là được mừng tuổi hay được nhiều món ăn ngon mà trong những ngày Tết là những ngày sum họp, thể hiện tình yêu thương của gia đình.

Bình luận (0)
Nguyễn Huỳnh Đổng Chi
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
4 tháng 1 2023 lúc 21:48

Câu 1 : PTBĐ chính : tự sự

Câu 2 : Ngôi thứ ba

Câu 3 : Các nhân vật : hai hạt lúc và người chủ.

Câu 4 : TN : một hôm

Câu 5 : Bởi vì nó không nhận được nước và ánh sáng

Câu 6 : BPTT :nhân hóa

`->` Tác dụng : tăng sức gợi hình,gợi cảm đồng thời làm cho các sự vật trong đoạn trích trở nên gần gũi với người đọc và sinh động hơn.

Câu 7 : không nên khép mình trong vòng tròn an toàn của bản thân mà hãy cố gắng vượt qua nó, hãy nghĩ đến lợi ích chung chứ đừng chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của bản thân và hãy thử thách,sẵn sàng cho đi để cuộc sống thêm ý nghĩa.

Bình luận (2)
Nguyễn Huỳnh Đổng Chi
4 tháng 1 2023 lúc 21:40

loading...  

Bình luận (0)
Hieu Nguyen
Xem chi tiết
Hùng Nguyễn
4 tháng 1 2023 lúc 21:01

loại 1:

Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 60km về phía Nam, Đảo Cò thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là khu du lịch sinh thái nổi tiếng với đàn cò lên đến hàng vạn con bay lượn trắng toát một vùng trời!

Đảo Cò được hình thành vào đầu thế kỉ 15, những người dân Hồng Thủy đã xây dựng dải đê lớn ven Sông Hồng. Năm ấy, một trận đại hồng thủy đã làm vỡ đê sông Luộc. Nước tràn vào ngập trắng cả một vùng và tạo ra một hòn đảo nổi ngay giữa lòng hồ, nay gọi là hồ An Dương. Đất lành chim đậu, cò, vạc khắp nơi đổ về đây rất nhiều, từ đó Đảo cò chính thức được hình thành.

Đàn cò lên đến hàng vạn con bay trắng một vùng trời Với diện tích 31,673 ha, ước tính có khoảng 17.000 con cò và hơn 7.000 con vạc thường xuyên đến lưu trú. Với tất cả 9 loại cò chính bao gồm: cò lửa, cò ruồi, cò bợ, cò đen, cò nghênh, cò diệc, cò trắng, cò ngang, cò hương và ba loại vạc là vạc xám, vạc xanh, vạc đen.

Ban quản lý Đảo Cò cho biết, cứ vào tháng 9 hàng năm, hàng ngàn con cò ở xứ khác bay về sinh sống và kiếm ăn cho tới tận tháng 4 năm sau mới lại bay đi. Đến với Đảo Cò trong thời điểm đó, du khác có thể thỏa mắt ngắm nhìn cả một vùng trời cò trắng muốt. Ngoài ra, du khác sẽ càng thích thú khi được tận mắt chứng kiến cảnh những chú cò con vừa ra đời, với đôi chân chưa vững, đứng nghiêng ngả trên những ngọn tre.

Ngoài những loại cò, vạc sinh sống tại đây, còn có rất nhiều loài động vật dưới nước khác như: cá ranh, cá ngạnh, cá vềnh, cá măng kìm. Với cảnh quan non nước hữu tình như hoà với thiên nhiên, Đảo Cò luôn để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách!

Ông Phạm Văn Thanh, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Tôi rất vui khi đến với Đảo Cò và thật bất ngờ trước cảnh thiên nhiên nơi đây. Được tận mắt chứng kiến từng đàn cò trắng bay đi kiến ăn cho tới khi chúng trở về, tôi có cảm giác như tìm được về với ký ước tuổi thơ!”.

Đến từ Bắc Giang, du khách Bùi Phương Dung chia sẻ: “Mình rất vui khi được đến Đảo Cò. Ở đây, mình đã được tận mắt chứng kiến hàng trăm, hàng nghìn chú cò bay lượn. Thú vị hơn cả là cảm giác ngồi thuyền đạp vịt xung quanh đảo để tận mắt ngắm cảnh cò mẹ mớm mồi cho cò con hay cảnh những chú cò con tranh giành mồi”.

Đến với Đảo Cò, từ xa, du khách có thể ngắm những đàn cò bay rợp trời, khi tới gần thì được tận mắt chứng kiến cảnh cò bay lượn lờ trên đầu, rỉa lông trên từng cành cây.

Điểm đặc biệt ở Đảo Cò, người dân trong khu vực có ý thức bảo vệ đảo cò rất tốt. Tuyệt đối không có hiện tượng săn bắn hay lấy trứng trên Đảo. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ du khách khi đến với Đảo Cò vẫn dùng súng trạc săn bắn. Tất cả các trường hợp đó đều được lượng lượng bảo vệ của đảo đã kịp thời ngăn chặn và nhắc nhở.

Ngày nay, Đảo Cò đã được mở rộng và trồng thêm nhiều cây cối, nhờ đó cò, vạc và các loài chim nước khác về ngày càng nhiều, đông hơn về số lượng, đa dạng về thành phần loài

loại 2:

Đảo Cò hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 15 và được phát hiện vào năm 1994. Với hơn 3000m2 nổi lên giữa lòng hồ An Dương, Đảo Cò được phủ kín bởi một màu xanh ngát của những rặng tre và nhiều loài cây. Đó chính là nơi trú ngụ của các loại cò, đông nhất là cò lửa, cò ghềnh, cò bợ, cò trắng, cò diệc và cò ruồi, ngoài ra còn có nhiều vạc và chim. Tất cả chung sống hòa hợp và bình yên tạo nên một không gian vô cùng độc đáo tựa như những bức tranh tuyệt đẹp của làng quê Bắc bộ.

Không chỉ có thế, nơi đây còn mang trong mình truyền thuyết lạ kỳ được lưu lại từ xa xưa. Đó là vào những năm đầu thế kỷ 15, tại vùng đất này đã có trận đại hồng thủy làm vỡ dải đê lớn ven sông Hồng, nước cứ thế tràn vào những đồng ruộng trũng thấp, nhấn chìm tất cả trong một màu trắng băng. Tuy nhiên có một gò đất cao mà nước không thể dâng tới, bên trên có ngôi đền nhỏ. Cứ thế, sau hai trận lũ lớn nữa, xung quanh gò đất bỗng nổi lên những xoáy nước khổng lồ và ngôi đền linh thiêng đã biến mất. Cũng từ đó, nước không bao giờ rút đi và tạo thành hồ lớn như ngày nay. Và rồi…đất lành chim đậu, từng đàn chim, cò, vạc từ khắp nơi tụ về sinh sống, có những loài có nguồn gốc từ Ấn Độ, Nepal, Miến Điện, Trung Quốc…

Có một điều đặc biệt là trên khắp cả nước rất nhiều nơi cò về sinh sống như vườn cò Lạng Giang, vườn cò Đồng Xuyên, vườn cò Lập Thạch…nhưng đa phần gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo tồn. Đảo Cò Chi Lăng, Thanh Miện thực sự là “độc nhất vô nhị”, biểu tượng cho nét thiên nhiên hoang sơ giữa đồng bằng Bắc bộ. Ở đây người dân sống chan hòa với đàn cò và không bao giờ làm hại đến chúng, chưa bao giờ có thể nghe một tiếng súng hay thấy chiếc bẫy nào. Chính vì thế đàn cò thản nhiên sống và sinh sôi nảy nở trên vùng đất bình yên của chúng. Thời điểm này là lúc gió heo may bắt đầu thổi, đảo Cò bỗng trở nên huyên náo hơn bao giờ hết. Từ mặt hồ đến không trung, nơi đâu du khách cũng có thể nhìn thấy rợp trời cò bay, trên khắp các cành cây, cò đâu trắng xóa, trông xa xa như một rừng bông đang nở rộ.

Đặc biệt vào những lúc sáng sớm hay hoàng hôn, du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng những cánh cò chao lượn, thả hồn vào không gian hữu tình và tận mắt chứng kiến “cuộc sống” không kém phần ồn ào, náo nhiệt tại đây. Cả một đảo với màu trắng muốt của những chú cò, những tiếng kêu gọi nhau cùng đi kiếm ăn, cùng trở về tổ vang xa trong không trung, lúc trầm lúc bổng tựa bản giao hưởng tuyệt vời của thiên nhiên, tạo nên cảm giác vui thích thực sự. Ngồi trên thuyền, du khách có thể tận mắt nhìn thấy những chú cò con vừa chào đời, đôi chân non nớt đang run rẩy tập đứng vững trên các cành cây ngả nghiêng, những chú cò lớn đang rỉa cánh, cất tiếng kêu thỏ thẻ…

Đảo Cò thực sự là một điểm đến thú vị cho những du khách ưa thích khám phá thiên nhiên. Ngày nay, đảo đang được mở rộng và trồng thêm nhiều cây cối, cũng nhờ thế mà số lượng cò, vạc và các loài chim nước khác tụ về ngày càng đông. Có thể nói, đảo Cò là cảnh quan nguyên sơ nhất còn sót lại của cùng đất ngập nước ven sông Hồng từ xa xưa. Hãy một lần đến đảo Cò để được trải nghiệm những khoảnh khắc đáng nhớ cùng thiên nhiên thoáng đãng và rất đỗi yên bình.

Bình luận (0)
Trần Gia Hân
4 tháng 1 2023 lúc 21:06

Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta.

Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dimsum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Nem rán không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà nó còn góp mặt trong ẩm thực của đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước Trung, Nam Mĩ,... với các tên gọi khác nhau như Harumaki, Chungwon, Rouleau de printemps, Sajgonki,...Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam.

Nguyên liệu chế biến món nem rán khá đa dạng nhưng cũng hết sức dễ tìm. Để món ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng chúng ta cần chuẩn bị thịt băm, trứng gà hoặc trứng vịt, hành tây, hành lá, cà rốt, su hào, giá đỗ, rau mùi, rau thơm, mộc nhĩ, mì hoặc miến,...và một số loại gia vị như mì chính, bột canh, hạt tiêu, nước mắm,...Những gia vị này sẽ giúp món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn. Một thứ không thể thiếu đó chính là bánh đa nem. Bánh đa nem được làm từ gạo và khi chọn ta cần lựa những lá bánh mềm, dẻo để khi gói không bị vỡ.

Để có được món nem rán thơm phức hoàn hảo, trước hết chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chúng ta ngâm nấm và mộc nhĩ cho đến khi chúng nở ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Đồng thời các loại rau củ cũng gọt vỏ, rửa sạch và thái hoặc duôi nhỏ. Mì hoặc miến ngâm nước ấm trong khoảng năm phút rồi cũng cắt thành từng đoạn ngắn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào âu hoặc bát to, đập thêm trứng, nêm thêm gia vị rồi trộn đều. Số trứng dùng để làm nem không nên quá nhiều vì như thế sẽ khiến nhân nem ướt rất khó cuộn và cũng không nên quá ít vì nem sẽ bị khô. Vì vậy, khi đập trứng ta nên đập lần lượt từng quả để ước lượng lượng trứng phù hợp. Màu cam của những sợi cà rốt, màu trắng của mì, màu xanh của rau, màu vàng của trứng,... tất cả hòa quyện với nhau trông thật hài hòa. Chúng ta sẽ ướp phần nhân nem từ 5 đến 10 phút để các gia vị ngấm đều.

Tiếp theo, chúng ta trải bánh đa nem trên một mặt phẳng rồi cho nhân nem vào cuộn tròn. Bánh đa nem có loại hình tròn, hình vuông, cũng có loại hình chữ nhật, tùy theo sở thích mà mỗi người lại lựa chọn những loại bánh đa nem khác nhau. Nếu muốn bánh đa nem mềm và giòn thì trước khi cuốn nem nên phết lên bánh đa nem một chút nước giấm pha loãng với đường và nước lọc. Chúng ta nên gấp hai mép bánh đa nem lại để phần nhân nem không bị chảy ra ngoài. Sau đó, đun sôi dầu ăn rồi cho nem vào rán. Khi rán nên để nhỏ lửa và lật qua lật lại để nem được chín vàng đều rồi vớt ra giấy thấm để nó hút bớt dầu mỡ, tránh cảm giác bị ngấy khi thưởng thức.

Nước chấm là thứ không thể thiếu để món nem trở nên đậm đà. Muốn có nước chấm ngon, chúng ta cần chuẩn bị một chút đường, tỏi, giấm, ớt, chanh và nước mắm. Đầu tiên, ta hòa tan đường bằng nước ấm rồi cho thêm tỏi, ớt đã băm nhỏ. Sau đó đổ từ từ giấm và nước mắm vào rồi khuấy đều cho các gia vị ngấm đều. Ta có thể thay giấm bằng chanh hoặc quất. Tùy khẩu vị của mỗi người mà nước chấm có độ mặn ngọt khác nhau. Cuối cùng, bày nem ra đĩa, trang trí thêm rau sống, cà chua hay dưa chuột thái lát để đĩa nem trông thật đẹp mắt. Những bông hồng được làm từ cà chua, những bông hoa được tỉa từ dưa chuột sẽ khiến món ăn vô cùng hấp dẫn. Nem rán chấm với nước chấm tỏi ớt sẽ mang lại cảm giác rất thú vị. Bánh đa nem vàng giòn cùng nhân nem thơm phức quyện hòa với nhau cùng vị cay cay của ớt, chua chua của giấm, ngòn ngọt của đường sẽ khiến những ai thưởng thức nó không bao giờ có thể quên được mùi vị đặc biệt này.

Nem rán đã trở thành một món ăn phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Nó không chỉ có mặt trong những bữa cơm bình dị thường nhật mà còn xuất hiện trong mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Đây là món ăn mang ý nghĩa trang trọng, cao quý. Ngoài ra nem rán còn dùng để ăn kèm với bún đậu và các món ăn khác. Giữa tiết trời se lạnh như thế này còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món em rán nóng hổi. Sự kết hợp các nguyên liệu làm nên nhân nem như mang một ý nghĩa biểu tượng về sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân đất Việt.

Nem rán không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là món ăn góp phần tạo nên nền ẩm thực Việt với những đặc trưng và sự độc đáo riêng biệt. Món ăn này tuy dễ thực hiện nhưng lại đòi hỏi sự kì công và khéo léo nên người chế biến cần có sự tập trung nhất định. Đây còn là một trong những món ăn thu hút khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Có thể nói, món nem rán nói riêng và ẩm thực Việt nói chung đang ngày càng khẳng định được giá trị trên thế giới.

Bình luận (0)
Cô Châu Hạnh
4 tháng 1 2023 lúc 21:28

Em có thể tham khảo dàn ý sau kèm bài viết của các bạn nhé!

I. Mở bài

Giới thiệu ngắn gọn về danh lam thắng cảnh Đảo Cò Chi Lăng Nam 

II. Thân bài

- Đảo Cò hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 15 và được phát hiện vào năm 1994. Với hơn 3000m2 nổi lên giữa lòng hồ An Dương, Đảo Cò được phủ kín bởi một màu xanh ngát của những rặng tre và nhiều loài cây. 

- Đó chính là nơi trú ngụ của các loại cò, đông nhất là cò lửa, cò ghềnh, cò bợ, cò trắng, cò diệc và cò ruồi, ngoài ra còn có nhiều vạc và chim. Tất cả chung sống hòa hợp và bình yên tạo nên một không gian vô cùng độc đáo tựa như những bức tranh tuyệt đẹp của làng quê Bắc bộ.

- Không chỉ có thế, nơi đây còn mang trong mình truyền thuyết lạ kỳ được lưu lại từ xa xưa. Đó là vào những năm đầu thế kỷ 15, tại vùng đất này đã có trận đại hồng thủy làm vỡ dải đê lớn ven sông Hồng, nước cứ thế tràn vào những đồng ruộng trũng thấp, nhấn chìm tất cả trong một màu trắng băng

-Tuy nhiên có một gò đất cao mà nước không thể dâng tới, bên trên có ngôi đền nhỏ. Cứ thế, sau hai trận lũ lớn nữa, xung quanh gò đất bỗng nổi lên những xoáy nước khổng lồ và ngôi đền linh thiêng đã biến mất

-Có một điều đặc biệt là trên khắp cả nước rất nhiều nơi cò về sinh sống như vườn cò Lạng Giang, vườn cò Đồng Xuyên, vườn cò Lập Thạch…nhưng đa phần gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo tồn. Đảo Cò Chi Lăng, Thanh Miện thực sự là “độc nhất vô nhị”, biểu tượng cho nét thiên nhiên hoang sơ giữa đồng bằng Bắc bộ.

 

-Đặc biệt vào những lúc sáng sớm hay hoàng hôn, du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng những cánh cò chao lượn, thả hồn vào không gian hữu tình và tận mắt chứng kiến “cuộc sống” không kém phần ồn ào, náo nhiệt tại đây. Cả một đảo với màu trắng muốt của những chú cò, những tiếng kêu gọi nhau cùng đi kiếm ăn, cùng trở về tổ vang xa trong không trung, lúc trầm lúc bổng tựa bản giao hưởng tuyệt vời của thiên nhiên, tạo nên cảm giác vui thích thực sự

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em và khẳng định lại ý nghĩa của danh lam thắng cảnh Đảo Cò Chi Lăng Nam

Bình luận (3)
Đặng Châm
Xem chi tiết
Đào Thị Thanh Hoài
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
4 tháng 1 2023 lúc 20:50

Bạn tham khảo nha:

Câu 1: Thể thơ tự do

Câu 2: Gieo vần chân ở cặp tiếng "sáu"-"nấu" ( au - âu)

Câu 3: Được gieo ở nhịp 4/4

Câu 4: Hai câu thơ “Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ” sử dụng biện pháp so sánh “như”. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự vất vả của người dân dưới thời tiết khắc nghiệt nhưng họ vẫn lam lũ thực hiện công việc của mình.

Câu 5: bài thơ cho thấy sự cực nhọc của người nông dân để tạo ra những hạt gạo quý giá. Vì vậy chúng ta phải biết trân trọng từng hạt gạo, không sử dụng bữa bãi, biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của những người nông dân.

Câu 6: Đoạn thơ trên đã khiến em suy nghĩ về sự vất vả, khổ cực của cô/chú nông dân dù nắng mưa họ vẫn cố gắng hoàn thành công việc của mình, chăm chỉ chẳng ngại khó khăn để cho ra những bát cơm thơm ngon .

Câu 7: Cha mẹ là những người có công lao và ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của con người. Chính vì thế chúng ta cần có trách nhiệm đối với cha mẹ cho tròn đạo làm con. Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ là trách nhiệm yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ của mình trong cuộc sống hằng ngày cũng như việc chúng ta nỗ lực vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành công dân tốt, có điều kiện để phụng dưỡng cha mẹ khi về già cũng như cống hiến được những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người, từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó. Bên cạnh đó, cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu thỏa với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo. 

Bình luận (3)
Cô Châu Hạnh
4 tháng 1 2023 lúc 21:34

Em tham khảo nhé!

1. Thể thơ bốn chữ.

2. Gieo vần: sáu - nấu.

3. Nhịp thơ ở các câu thơ là 2/2.

4. So sánh. Tác dụng: giúp hình ảnh thơ thêm sinh động, nhấn mạnh độ nóng của nước.

5. Nội dung: Đoạn thơ nói về quá trình lớn lên của cây lúa, tạo ra hạt gạo trong thời tiết khắc nghiệt, sự tần tảo, vất vả của người nông dân.

6. Học sinh tự nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình, có thể là sự trân trọng hạt gạo, biết ơn người nông dân.

7. Quan tâm, yêu thương, kính trọng, biết ơn cha mẹ đã vất vả nuôi dạy mình khôn lớn.

Bình luận (0)
Baokhoi Nguyenba
5 tháng 1 2023 lúc 20:02

Câu 1: Thể thơ tự do

Câu 2: Gieo vần chân ở cặp tiếng "sáu"-"nấu" ( au - âu)

Câu 3: Được gieo ở nhịp 4/4

Câu 4: Hai câu thơ “Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ” sử dụng biện pháp so sánh “như”. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự vất vả của người dân dưới thời tiết khắc nghiệt nhưng họ vẫn lam lũ thực hiện công việc của mình.

Câu 5: bài thơ cho thấy sự cực nhọc của người nông dân để tạo ra những hạt gạo quý giá. Vì vậy chúng ta phải biết trân trọng từng hạt gạo, không sử dụng bữa bãi, biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của những người nông dân.

Câu 6: Đoạn thơ trên đã khiến em suy nghĩ về sự vất vả, khổ cực của cô/chú nông dân dù nắng mưa họ vẫn cố gắng hoàn thành công việc của mình, chăm chỉ chẳng ngại khó khăn để cho ra những bát cơm thơm ngon .

Câu 7: Cha mẹ là những người có công lao và ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của con người. Chính vì thế chúng ta cần có trách nhiệm đối với cha mẹ cho tròn đạo làm con. Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ là trách nhiệm yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ của mình trong cuộc sống hằng ngày cũng như việc chúng ta nỗ lực vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành công dân tốt, có điều kiện để phụng dưỡng cha mẹ khi về già cũng như cống hiến được những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người, từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó. Bên cạnh đó, cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu thỏa với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo

Bình luận (0)
Đào Thị Thanh Hoài
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
4 tháng 1 2023 lúc 20:50

Bạn tham khảo nha:

Câu 1: Thể thơ tự do

Câu 2: Gieo vần chân ở cặp tiếng "sáu"-"nấu" ( au - âu)

Câu 3: Được gieo ở nhịp 4/4

Câu 4: Hai câu thơ “Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ” sử dụng biện pháp so sánh “như”. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự vất vả của người dân dưới thời tiết khắc nghiệt nhưng họ vẫn lam lũ thực hiện công việc của mình.

Câu 5: bài thơ cho thấy sự cực nhọc của người nông dân để tạo ra những hạt gạo quý giá. Vì vậy chúng ta phải biết trân trọng từng hạt gạo, không sử dụng bữa bãi, biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của những người nông dân.

Câu 6: Đoạn thơ trên đã khiến em suy nghĩ về sự vất vả, khổ cực của cô/chú nông dân dù nắng mưa họ vẫn cố gắng hoàn thành công việc của mình, chăm chỉ chẳng ngại khó khăn để cho ra những bát cơm thơm ngon .

Câu 7: Cha mẹ là những người có công lao và ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của con người. Chính vì thế chúng ta cần có trách nhiệm đối với cha mẹ cho tròn đạo làm con. Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ là trách nhiệm yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ của mình trong cuộc sống hằng ngày cũng như việc chúng ta nỗ lực vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành công dân tốt, có điều kiện để phụng dưỡng cha mẹ khi về già cũng như cống hiến được những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người, từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó. Bên cạnh đó, cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu thỏa với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo. 

Bình luận (0)
Cô Châu Hạnh
4 tháng 1 2023 lúc 21:34

Tham khảo những gợi ý ở trên nhé!

Bình luận (0)
Đỗ Trọng TÍn
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
4 tháng 1 2023 lúc 20:25

1. Đồ vật trong gia đình : Phích nước 

Sau đây là dàn bài cho bạn tham khảo: 

I, MỞ BÀI

- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về chiếc phích nước của lớp 8.

 

II, THÂN BÀI

* Nguồn gốc, xuất xứ của chiếc phích nước

- Chiếc phích nước đầu tiên ra đời vào năm 1892 bởi nhà vật lý học Sir James Dewar nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng của Newton. Vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận không được bảo quản và khó có thể làm vệ sinh trong điều kiện phòng thí nghiệm. Chính vì vậy để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giữa nhiệt độ bên trong bình và bên ngoài bên ngoài.

=> Từ đó, chiếc phích nước đầu tiên ra đời. Lúc đầu nó là một dụng cụ để cách ly nhiệt trong phòng thí nghiệm sau đó trở nên phổ biến thành đồ gia dụng như hiện nay.

 

* Hình dáng, các bộ phận của chiếc phích nước

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phích và rất nhiều những hãng sản xuất khác nhau nhưng phổ biến và thông dụng nhất vẫn là phích nước Rạng Đông. Các loại phích có rất nhiều mẫu mã, kích thước, hình dáng khác nhau, phong phú đa dạng vậy nhưng cấu tạo lại giống nhau. Chiếc phích được chia làm hai phần gồm vỏ và ruột bên trong.

- Vỏ phích:

+ Phần vỏ ngoài: Thường có hình trụ, chiều cao hoặc độ dài phụ thuộc vào hình dáng và kích thước của phích. Chất liệu để làm vỏ phích thường rất đa dạng, ngoài được làm bằng nhựa cứng, inox, sắt hoặc kim loại thì vỏ của một số loại phích còn được làm bằng mây, cói. Hiện nay mọi người thường thích dùng loại phích inox hơn là những loại phích làm bằng mây và cói. Trên vỏ phích thường được trang trí những hoa văn trang nhã, tinh tế và hài hòa. Ngoài ra trên đó còn có ghi rất rõ tên hãng sản xuất và dung tích của phích.

+ Nắp phích:Phần nắp phích cũng được làm bằng kim loại hoặc nhựa. Bên trong có phần ren để xoáy vào cổ phích. Ngoài ra nắp phích còn có thể được làm bằng gỗ nhẹ có tác dụng giữ nhiệt và đảm bảo cho nước không sánh ra ngoài.

+ Tay cầm: Trên vỏ phích có hai quai xách rất tiện lợi và xinh xắn. Một chiếc quai nằm cố định ở phần thân giữa để rót nước vào chén. Một chiếc quai nữa được làm ở phần đầu phích để xách, di chuyển phích được dễ dàng hơn.

- Ruột phích: Cấu tạo của ruột phích gồm hai lớp thủy tinh rất mỏng, ở giữa là lớp chân không, trong lòng phích được tráng một lớp bạc rất mỏng có tác dụng ngăn sự tỏa nhiệt ra bên ngoài. Dưới đáy phích còn có một cái núm cũng có tác dụng giữ nhiệt. Nếu để vỡ cái núm ấy thì chiếc phích cũng sẽ không còn tác dụng giữ nhiệt.

 

* Công dụng phích nước

- Chiếc phích tuy nhỏ nhưng có công dụng lớn trong mỗi gia đình, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Mùa đông giá lạnh mà có ấm nước nóng để pha trà thì tuyệt biết bao.

- Một chiếc phích tốt có thể giữ nhiệt từ 100 độ còn 70 độ trong vòng hai ngày. Ngoài ra, phích nước còn có thể đựng nước nóng mang đi xa khi cần thiết.

* Cách chọn và bảo quản phích nước

- Cách chọn: Khi mua phích cần phải chọn lựa kĩ lưỡng để tránh bị vỡ núm, nếu bị vỡ thì sẽ không còn khả năng giữ ấm.

- Cách sử dụng: Đối với những chiếc phích mới mua về, ta không nên trực tiếp đổ nước nóng vào mà nên đổ nước ấm vào trước khoảng ba mươi phút sau đó đổ đi rồi mới đổ nước nóng vào dùng. Nếu ruột phích bị nứt vỡ thì chúng ta phải lưu ý tránh để nước tiếp xúc với lớp bạc. Khi dùng nên để ở nơi an toàn tránh xa tầm tay trẻ em.

 

III, KẾT BÀI

- Nêu cảm nghĩ và tình cảm của bản thân về chiếc phích nước, khẳng định vai trò của nó trong đời sống con người.

2. Thuyết minh về thể loại Phú

Bạn tham khảo bài sau: 

Phú là một thể loại văn chương cổ có nguồn gốc từ Trung Hoa. Trong quá trình du nhập và phát triển, thể loại văn học này đã có nhiều sự biến đổi và phát triển. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn Việt Nam thời kì này sử dụng Phú đã sáng tác nên những tác phẩm kiệt xuất.

Phú là thể loại văn vần, có từ thời nhà Hán nhưng thể phú được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam có nguồn gốc từ thời Đường, gọi là Đường Phú. Theo tiếng Hán, "phú" chủ yếu là thể văn tả cảnh, nhưng thơ phú thường mượn cảnh để tả tình, tả cảnh vật để nói lên suy nghĩ nội tâm của con người. Thể phú được vua chúa Việt Nam dùng trong khoa cử. Trong kì thi Hương và thi Hội, phú là một phần của tam trường.

Bài phú có hai yếu tố là vần và đối. Một câu chia làm hai vế phải đối nhau. Chữ cuối câu thứ hai trong bài phú thì gieo vần, cấu trúc câu ngăn, dài không bó buộc khiến thể thơ mang hàm ý kể chuyện giống văn xuôi. Cách sắp xếp bài phú có năm đoạn, phần lưng, mở bài, phần biện nguyên, tìm gốc rễ của đề tài, phần thích thực miêu tả ý nghĩa, phần phú diễn, làm rõ ý và phần nghị luận, tổng kết vấn đề. Số câu trong một bài phú không nhất định, không giới hạn. Câu đầu mỗi đoạn thường dùng câu bốn chữ.

Văn chương Việt Nam có những bài phú nổi tiếng như "Cư trần lạc đạo phú" của vua Trần Nhân Tông soạn bằng chữ Nôm.

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền

 

Vào thế kỉ 19, có bài "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng:

Ngán nhẽ tụng Tây hồ;
Ngán nhẽ tụng Tây hồ!
Vốn trước đã lở hầm toang hoác vũng;
Có lẽ đâu mọc đá nhấp nhô gò?
Người rằng nơi Long tử khoét làm vũng, bởi được bùa quái chú Huyền trao, vậy cáo trắng hách hơi vào đại trạch,
Kẻ bảo ấy Cao vương đào chặn mạch, vì mảng tiếng chuông thầy Khổn nện, nên trâu vàng theo dấu đến trung đô.
...

Phú chữ Nho có bài "Bạch Đằng Giang phú" của Trương Hán Siêu

Khách hữu:

Quải hạn mạn chi phong phàm,
Thập hạo đãng chi hải nguyệt.
Triệu dát huyền hề Nguyên, Tương,
Mộ u thám hề Vũ huyệt.
....

Nội dung một bài phú chủ yếu được dùng để miêu tả phong cảnh. Với đặc trưng không giới hạn số lượng câu, một câu không quy định số từ, thể phú thường diễn tả lại những cảnh đẹp của thiên nhiên, từ đó liên hệ với tâm trạng và cảm xúc con người.

Ở thời kì Trung đại, những nhà thơ thường dùng thể phú để miêu tả cảnh đẹp đất nước, vạn vật như cảnh trăng khuya, cây rừng, sông nước, chim muông, cảnh hoàng hôn, bình minh. Dựa vào cảnh vật, tác giả bộc lộ tình cảm, suy nghĩ nội tâm. Trong Bạch Đằng giang phú, Trương Hán Siêu nói lên sự kính trọng, biết ơn công dựng nước, giữ nước của các vị hảo hán, Cư trần lạc đạo phú thể hiện sự tĩnh tâm, lối sống tự tại, đơn giản của một nhà tu hành. Ngọc tỉnh liên phú của Mạc Đĩnh Chi thì mượn hình ảnh hoa sen, miêu tả hoa sen trong giếng ngọc cốt để nhắc về giá trị, về tài năng của bản thân mình.

Như vậy, thể phú được sử dụng nhiều trong văn học cổ đại. Trong quá trình giao lưu, học hỏi và tiếp thu đã có nhiều biến đổi để phù hợp với văn phong và quan niệm của người Việt.

 

Bình luận (3)
Cô Châu Hạnh
4 tháng 1 2023 lúc 21:36

Dàn ý thuyết minh về một đồ dùng trong gia đình.

Tham khảo dàn ý chi tiết sau nha!

Thuyết minh về nồi cơm điện

Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, cuộc sống của con người cũng ngày càng hiện đại hơn. Với sự bao phủ của các thiết bị điện tử thông minh, đời sống được cải thiện bởi những phát minh mới. Một trong những phát minh hữu ích cho đời sống sinh hoạt là chiếc nồi cơm điện.

Nồi cơm điện đến với loài người từ đất nước công nghệ phát triển vượt bậc - Nhật Bản. Ý tưởng về việc dùng điện để nấu cơm xuất hiện lần đầu tiên vào những năm giữa thập niên 1920. Khoảng 20 năm sau, một công ty điện tử cho ra đời thành công loại nồi cơm điện làm chín cơm nhờ chuyển năng lượng điện thành năng lượng hơi.

Tuy nhiên, chiếc nồi này yêu cầu người dùng phải chú ý theo dõi từ khi bật công tắc nấu cho đến lúc cơm được nấu xong, khá bất tiện. Năm 1956, công ty Toshiba (Nhật Bản) cải tiến và khắc phục nhược điểm đó, cho ra đời một chiếc nồi thuận tiện sử dụng hơn. Theo đó, hơn 700 chiếc nồi cơm điện được đưa ra thị trường và có mặt trong nhà bếp của các bà nội trợ trên toàn thế giới.

Nồi cơm điện bao gồm dây dẫn nguồn nhiệt, vỏ chứa, ruột nồi nấu và thiết bị cảm ứng nhiệt. Dây dẫn dùng để dẫn điện từ nguồn vào nồi. Vỏ nồi cơm điện thường làm bằng nhựa chịu sức nóng tốt, thường có nắp để đậy lại. Trên nắp nồi có một lỗ nhỏ để thoát hơi ra ngoài.

Ruột nồi nằm bên trong, thường làm từ kim loại bền, chống dính cao. Trên ruột có các mức nước được kẻ thành vạch, dựa vào đó mà chọn lượng nước phù hợp với gạo để cơm ngon hơn. Thiết bị cảm ứng là thiết bị điện tử, đo nhiệt độ của nồi và kiểm soát nhiệt lượng, báo hiệu tình trạng nồi cơm. Một chiếc nồi hoàn chỉnh sẽ có thêm nhiều phụ kiện khác.

Theo sự phát triển và nhu cầu của từng thời đại mà nồi cơm điện lại được thiết kế theo kiểu mã, chức năng khác nhau. Hiện nay, nhiều loại nồi cơm điện phức tạp được phát minh có nhiều cảm biến hơn và đa chức năng hơn. Những chiếc nồi đơn giản thì có nút bật, chỉ để nấu cơm. Hiện đại hơn, sẽ có cả bảng chức năng cảm ứng, muốn dùng chức năng nào thì chọn nút đó.

Nguyên lí hoạt động của nồi cơm điện khá đơn giản. Để nấu cơm, cho gạo và nước sạch vào ruột nồi trước, chọn nấc cảm ứng nhiệt về vị trí nấu. Trong thời gian nấu, nước và gạo được làm nóng với toàn bộ công suất nhờ một dây dẫn điện tạo ra.

Khi đạt đến nhiệt độ 100 °C, nước sẽ chuyển từ lỏng sang dạng hơi, thoát ra theo lỗ thông của vỏ nồi. Nhiệt độ cao tạo ra sẽ nấu chín gạo, đèn báo chuyển chế độ thì kết thúc nấu. Thông thường, sau đó nồi cơm điện sẽ chuyển sang chế độ "hâm nóng" để tiết kiệm năng lượng, giữ cơm đã chín ở nhiệt độ an toàn, tự động ngắt nguồn điện.

Nồi cơm điện đã trở thành vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian đun nấu mà lại có những bát cơm dẻo ngon. Không những thế, nồi cơm điện còn có nhiều chức năng như hấp, nấu cháo, làm bánh, hầm... Chỉ với một chiếc nồi, chúng ta có thể làm bất cứ món gì mình muốn. Nó giống như cầu nối gắn kết cả gia đình với những bữa cơm đầm ấm sum họp.

Trong quá trình sử dụng, cần biết cách để giữ cho nồi bền. Ngay khi đi chọn mua, bạn nên cắm điện thử ngay tại nơi bán, kiểm tra các nút nấu có hoạt động chính xác hay không. Kiểm tra cả trong lẫn ngoài đảm bảo nồi không bị trầy xước bên ngoài và ruột men bên trong tráng chống dính không bị bong tróc.

Trước khi cho ruột vào nấu, nên lau khô mặt ngoài của ruột nồi. Thường xuyên lau chùi, giữ cho lỗ thông hơi trên vỏ sạch sẽ, thoáng. Không mở nắp quá nhiều khi nồi đang nấu để tiết kiệm điện. Ngoài ra, không nên để cơm chín quá 12 giờ mà không dùng, không rút điện gây hại cho nguồn điện.

Thường xuyên lau chùi vỏ nồi và vệ sinh ruột nồi đúng cách để bảo vệ lớp men chống dính. Sử dụng đúng chức năng có ở nồi. Nếu nồi chỉ dùng để nấu cơm, không xào nấu để giữ tuổi thọ của nồi. Chiếc nồi cơm điện có sử dụng tốt được lâu hay không là nhờ vào cách bảo quản của người dùng.

Với sự phát triển tốc độ của kỹ thuật số, giống như nhiều thiết bị, vật dụng khác, nồi cơm điện cũng được cải tiến từng ngày. Nồi cơm điện đi vào đời sống sinh hoạt, có mặt ở khắp thế giới và trở thành một phần trong cuộc sống của con người.

Bình luận (0)
Cô Châu Hạnh
4 tháng 1 2023 lúc 21:37

Tham khảo các ý khi thuyết minh về một thể loại sau nha:

1. Thuyết minh về một văn bản cần chú ý làm nổi bật những ý sau:

Giới thiệu về các phần các mục của văn bản.Công dụng của văn bản.Cách làm.Những điểm cần lưu ý hay những lỗi thường gặp nên tránh khi tạo lập văn bản.

2. Thuyết minh về một thể loại văn học cần tập trung vào các ý

Đặc điểm của thể loại:Về cấu trúc.Về âm thanh.Về nhịp điệu.Số câu, số chữ.Nguyên tắc cấu tạo, xây dựng hình tượng.Vai trò của thể loại trong lịch sử và trong đời sống văn học nói chung.
Bình luận (0)
Đào Thị Thanh Hoài
Xem chi tiết
Cô Châu Hạnh
4 tháng 1 2023 lúc 21:42

1. Lục bát.

2. Tình cảm thương yêu, sự hi sinh của cha dành cho con để con có cuộc sống tốt đẹp.

3. Biểu cảm.

4. So sánh. Tác dụng: nhấn mạnh tình cảm thiêng liêng, công ơn biển trời của cha dành cho con; giúp câu thơ gợi hình, gợi cảm.

5. Hai câu thơ sau là hai câu nào?

6. Vì câu 5 không thấy trích thơ nên cũng k trả lời được câu 6 này luôn.

7. Mong con khỏe, con ngoan.

8. Tình cảm của cha dành cho con bao la như biển trời, không gì cân đo đong đếm, hay so sánh được. Cha cũng không mong mỏi nhận lại điều gì, chỉ mong con nên người, sống hạnh phúc thì cha sẵn sàng chấm nhận mọi khó khăn, gian lao.

9. Con cái cần hiếu thuận, giúp đỡ, yêu thương,... cha mẹ.

Bình luận (0)
Baokhoi Nguyenba
5 tháng 1 2023 lúc 20:03

1. Lục bát.

2. Tình cảm thương yêu, sự hi sinh của cha dành cho con để con có cuộc sống tốt đẹp.

3. Biểu cảm.

4. So sánh. Tác dụng: nhấn mạnh tình cảm thiêng liêng, công ơn biển trời của cha dành cho con; giúp câu thơ gợi hình, gợi cảm.

5. Hai câu thơ sau là hai câu nào?

6. Vì câu 5 không thấy trích thơ nên cũng k trả lời được câu 6 này luôn.

7. Mong con khỏe, con ngoan.

8. Tình cảm của cha dành cho con bao la như biển trời, không gì cân đo đong đếm, hay so sánh được. Cha cũng không mong mỏi nhận lại điều gì, chỉ mong con nên người, sống hạnh phúc thì cha sẵn sàng chấm nhận mọi khó khăn, gian lao.

9. Con cái cần hiếu thuận, giúp đỡ, yêu thương,... cha mẹ.

Bình luận (0)