Bài 24. Suất điện động cảm ứng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG

I. Suất điện động cảm ứng trong mạch kín

Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.

Suất điện động cảm ứng: \({{e}_{c}}=-\frac{\Delta \phi }{\Delta t}\)

Nếu chỉ xét về độ lớn của \(e_c\) thì: \(\left| {{e}_{c}} \right|=\left| \frac{\Delta \phi }{\Delta t} \right|\)

Thương số \(\left| \frac{\Delta \phi }{\Delta t} \right|\) biểu thị tốc độ biến thiên qua mạch (C) trong một đơn vị thời gian, được gọi là tốc độ biến thiên từ thông qua mạch.

Định luật Fa-ra-đây: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

II. Quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Len-xơ

Ta có, suất điện động cảm ứng: \({{e}_{c}}=-\frac{\Delta \phi }{\Delta t}\)

Dấu trừ (-) trong công thức là để phù hợp với định luật Len-xơ

  • Nếu \(\phi\) tăng thì \(e_c< 0\): chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) ngược với chiều của mạch.
  • Nếu \(\phi\) giảm thì \(e_c>0\): chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) là chiều của mạch.

III. Chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ

Xét mạch kín (C) đặt trong từ trường không đổi, để tạo ra sự biến thiên của từ thông qua mạch, phải có một ngoại lực tác dụng vào (C) và ngoại lực này đã sinh một công cơ học. Công cơ học này làm xuất hiện suất điện động cảm ứng trong mạch, nghĩa là tạo ra điện năng.

Vậy bản chất của hiện tượng cảm ứng điện từ đã nêu ở trên là quá trình chuyển hóa cơ năng thành điện năng.