Bài 22. Ngẫu lực

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

NGẪU LỰC

1. Định nghĩa

                                                      

Hai lực song song, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau, nhưng có giá khác nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực.

\(F_1 = F_2 = F\)

2. Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn

  • Trường hợp vật không có trục quay cố định: Nếu vật chỉ chịu tác dụng của ngẫu lực thì nó sẽ quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực. khi đó hai lực sẽ trở thành hai lực cân bằng, vật về vị trí cân bằng mới

  • Trường hợp vật có trục quay cố định: Dưới tác dụng của ngẫu lực vật sẽ quay quanh trục cố định đó. Nếu trục quay không đi qua trọng tâm thì trọng tâm của vật sẽ chuyển động tròn xung quanh trục quay.

3. Mômen của ngẫu lực

Momen của ngẫu lực đối với một trục quay O vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực là

\(M = F_1.d_1 + F_2.d_2\)

      \(M = F(d_1 + d_2) = F.d\)

Trong đó:

            \(F = F_1 = F_2\)

            \(d = d_1 + d_2\)  là khoảng cách giữa hai giá của hai lực \({{\overrightarrow{F}}_{1}}\) và \({{\overrightarrow{F}}_{2}}\)

  • Đơn vị của mômen ngẫu lực: \(N.m\)
  • Đặc điểm của mômen ngẫu lực: Không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.