Hai đoạn mạch cùng pha, vuông pha, lệch pha

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Xét hai đoạn mạch AM nối tiếp với MB như hình vẽ

A B M X1 X2

Điện áp tức thời: \(u_{AB}=u_{AM}+u_{MB}\)

\(\Rightarrow\vec{U_{AB}}=\vec{U_{AM}}+\vec{U_{MB}}\)[1]

Giản đồ véc tơ

O i U U U AM MB AB

1. Hai đoạn mạch cùng pha

  • Trong trường hợp này, đoạn mạch AM cùng pha với MB, khi đó: \(\vec{U_{AM}}\uparrow\uparrow\vec{U_{MB}}\)
  • Từ [1] suy ra:
    • Độ lớn: \(U_{AB}=U_{AM}+U_{MB}\)
    • Pha: \(\varphi_{AM}=\varphi_{MB}\) \(\Leftrightarrow \boxed{\tan\varphi_{AM}=\tan\varphi_{MB}}\)
    • Giá trị tức thời: \(\frac{u_{AM}}{U_{AM}}=\frac{u_{MB}}{U_{MB}}\)

2. Hai đoạn mạch vuông pha

  • Đoạn mạch AM vuông pha với MB, khi đó: \(\vec{U_{AM}}\perp\vec{U_{MB}}\)
  • Từ [1] suy ra:
    • Độ lớn: \(U_{AB}^2=U_{AM}^2+U_{MB}^2\)
    • Pha: \(\varphi_{MB}-\varphi_{AM}=\frac{\pi}{2}\Leftrightarrow\varphi_{MB}=\frac{\pi}{2}-\left(-\varphi_{AM}\right)\)\(\Leftrightarrow\tan\varphi_{MB}=\cot\left(-\varphi_{AM}\right)\)(Do hai góc phụ nhau thì chéo nhau) \(\Leftrightarrow \boxed{\tan\varphi_{AM}.\tan\varphi_{MB}=-1}\)
    • Giá trị tức thời: \(\left(\frac{u_{AM}}{U_{AM}}\right)^2+\left(\frac{u_{MB}}{U_{MB}}\right)^2=1\)

3. Hai đoạn mạch lệch pha nhau một góc \(\varphi\) bất kì

  • Trường hợp này rất ít gặp vì tính toán khá phức tạp và kết quả thường không đẹp, vì vậy chúng ta cũng không nên quan tâm đến dạng tóa này.
  • Nếu gặp bài toán kiểu này, các bạn nên dùng giản đồ véctơ để lập mối liên hệ giữa các đại lượng.

4. Bài tập