Bài 3. Chuyển động đều - Chuyển động không đều

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Định nghĩa 

Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

@2379233@@2379306@

II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều

Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức: 

\(v_{tb}=\dfrac{s}{t}\)

Trong đó:

  • \(s\) là quãng đường đi được
  • \(t\) là thời gian để đi hết quãng đường đó

Bài tập ví dụ:

Một người đi xe đạp khởi hành từ đỉnh dốc chạy xuống một dốc dài 120 m trong 20 s. Khi hết dốc, xe chạy tiếp một quãng đường ngang dài 240 m trong 40 s rồi dừng lại. Chuyển động của xe trên mỗi quãng đường là đều, nhanh dần hay chậm dần? Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường.

Hướng dẫn giải:

Khi chuyển động xuống dốc, vận tốc của xe tăng lên, do đó xe chuyển động nhanh dần.

Khi chuyển động trên quãng đường nằm ngang tới lúc dừng lại, vận tốc của xe giảm đo, do đó xe chuyển động chậm dần.

Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc là:

\(v_1=\dfrac{s_1}{t_1}=\dfrac{120}{20}=6\) (m/s)

Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường nằm ngang là:

\(v_2=\dfrac{s_2}{t_2}=\dfrac{240}{40}=6\) (m/s)

Vận tốc trung bình của xe trên cả hai quãng đường là:

\(v_{tb}=\dfrac{s_1+s_2}{t_1+t_2}=\dfrac{120+240}{20+40}=\dfrac{360}{60}=6\) (m/s)