Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tình hình chính trị, quân sự

1. Nhà Đinh xây dựng đất nước

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).

- Năm 970, vua đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

- Đinh Bộ Lĩnh phong vương cho con, cắt cử tướng lĩnh thân cận giữ chức vụ chủ chốt, dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm kẻ có tội.

@33741@

2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê

a. Sự thành lập của nhà Lê

- Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám hại, nội bộ lục đục.

- Nhà Tống lăm le xâm lược, năm 980 Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua để chỉ huy kháng chiến.

- Lê Hoàn (Lê Đại Hành) đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lập nên nhà Lê (Tiền Lê).

@1486905@

b. Tổ chức chính quyền

- Triều đình trung ương do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành. Giúp việc cho vua có thái sư và đại sư.

- Dưới vua có các quan văn - võ, các con được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.

- Cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ, châu.

c. Quân đội

- Gồm 10 đạo, chia thành 2 bộ phận:

+ Cấm quân (quân của triều đình) bảo vệ vua và kinh thành.

+ Quân địa phương đóng tại các lộ, luân phiên vừa luyện tập, vừa làm ruộng.

3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn

a. Hoàn cảnh lịch sử

- Cuối năm 979, nội bộ nhà Đinh lục đục vì tranh giành quyền lợi, quân Tống xâm lược.

b. Diễn biến

Lược đồ kháng chiến chống Tống năm 981
Lược đồ kháng chiến chống Tống năm 981

- Đầu năm 981 quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo 2 đuờng thủy và bộ tiến đánh nước ta:

+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.

+ Quân thuỷ theo sông Bạch Đằng.

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra, thủy quân địch bị đánh lui.

- Trên bộ, quân ta chặn đánh quân Tống quyết liệt buộc chúng phải rút quân về nước.

@33749@

c. Kết quả, ý nghĩa

- Đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, củng cố nền độc lập.

- Thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.

- Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.

II. Sự phát triển kinh tế và văn hóa

1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ

a. Nông nghiệp

- Chia ruộng đất công làng xã cho nông dân để cày cấy, nông dân có nghĩa vụ nộp thuế, đi lính và lao dịch cho nhà nước.

- Nhà vua quan tâm đến sản xuất, khuyến khích nhân dân làm nông nhgiệp.

+ Tổ chức lễ cày tịch điền.

+ Khuyến khích khai khẩn đất hoang.

+ Chú trọng thủy lợi, nạo vét kênh ngòi.

- Kết quả: nông nghiệp ngày càng ổn định và phát triển.

b. Thủ công nghiệp

- Các xưởng thủ công nhà nước như: xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, may mặc, xây dựng cung điện, chùa chiền…

Đồng tiền Thái Bình, tiền đầu tiên của Việt Nam –  của Vua Đinh Tiên Hoàng
Đồng tiền Thái Bình, tiền đầu tiên của Việt Nam 

- Các nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, làm giấy, đồ gốm tiếp tục phát triển.

Tiền triều Tiền Lê, 980 - 988, Thiên Phúc Trấn Bảo
Tiền triều Tiền Lê - Thiên Phúc Trấn Bảo

c. Thương nghiệp

- Đúc tiền đồng lưu thông trong nước.

- Nhiều trung tâm buôn bán, khu chợ được hình thành.

- Buôn bán với nước ngoài được mở rộng.

2. Đời sống xã hội và văn hóa

a. Xã hội

- Gồm 2 tầng lớp:

+ Tầng lớp thống trị: vua, các quan văn, quan võ và một số nhà sư.

+ Tầng lớp bị trị: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, một số ít địa chủ.

+ Tầng lớp nô tì.

b. Văn hóa

- Giáo dục chưa phát triển.

- Đạo Nho xâm nhập vào nước ta.

- Đạo phật được truyền bá rộng rãi. Chùa chiền được xây dựng nhiều, nhà sư được coi trọng.

- Các loại hình văn hóa dân gian khá phát triển.

Trụ kinh Phật bằng đá cổ nhất Việt Nam nằm trong lầu tứ giác tại chùa Nhất Trụ.
Trụ kinh Phật bằng đá cổ nhất Việt Nam nằm trong lầu tứ giác tại chùa Nhất Trụ

 

@33750@