Bài 53. Tác động của con người đối với môi trường

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội

a. Thời kì nguyên thủy

- Con người sống hòa đồng với tự nhiên.

- Cách sống cơ bản là săn bắt động vật và hái lượm cây rừng.

- Tác động đối với môi trường: biết dùng lửa để nấu ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ.

b. Xã hội nông nghiệp

- Con người đã bắt đầu biết trồng cây lương thực như lúa, ngô, … và chăn nuôi dê, cừu, lợn, bò, … \(\rightarrow\) chặt phá rừng và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.

- Hoạt động cày xới đất canh tác \(\rightarrow\)​ thay đổi đất và nước tầng mặt \(\rightarrow\) nhiều vùng đất bị khô cằn, suy giảm độ màu mỡ. 

- Nền nông nghiệp hình thành \(\rightarrow\) ​định cư \(\rightarrow\) rừng chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghiệp.  

- Lợi ích: tích lũy thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt.

c. Xã hội công nghiệp

- Tạo ra nhiều máy móc, khai thác tài nguyên nhiều, đô thị hóa ngày càng tăng, khu công nghiệp phát triển \(\rightarrow\)​ diện tích đất ngày càng thu hẹp.

- Lượng rác thải lớn \(\rightarrow\)​ môi trường ô nhiễm.  

- Lợi ích: 

+ Cải tạo môi trường.

+ Sản xuất nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật \(\rightarrow\) tăng sản lượng lương thực và khống chế nhiều loại dịch bệnh.

+ Nhiều giống vật nuôi và cây trồng quý hiếm được lai tạo và nhân giống.

@71209@

2. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên

Một trong những tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều biến đổi khí hậu.

Hoạt động của con người

Ghi kết quả

Hậu quả phá hủy môi trường tự nhiên

1. Hái lượm

2. Săn bắt động vật hoang dã

3. Đốt rừng lấy đất trồng trọt

4. Chăn thả gia súc

5. Khai thác khoáng sản

6. Phát triển nhiều khu dân cư

7. Chiến tranh

a

a,b

Tất cả

a, b, c, d, g, h

a, b, c, d, g, h

a, b, c, d, g, h

Tất cả

 

a. Mất nhiều loài thực vật

b. Mất nơi ở của sinh vật

c. Xói mòn và thoái hóa đất

d. Ô nhiễm môi trường

e. Cháy rừng

g. Hạn hán

h. Mất cân bằng sinh thái

Kết luận: 

- Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu:

+ Xói mòn đất \(\rightarrow\) gây lũ lụt diện rộng, hạn hán kéo dài, ảnh hưởng mạch nước ngầm.

- Giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái, …

@208406@

3. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên

Nhiều hoạt động của con người tác động tới môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường và làm suy thoái môi trường. Tuy nhiên, với sự hiểu biết ngày càng tăng, con người đã và đang nỗ lực khắc phục tình trạng đó, đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.

Những biện pháp chính:

- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.

- Bảo vệ các loài sinh vật.

- Phục hồi và trồng rừng mới.

- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.

- Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.

@71211@