Bài 36 : Thiên nhiên Bắc Mĩ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Các khu vực địa hình

Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

–  Ở phía tây là hệ thống núi trẻ Cooc-đi-e cao, đồ sộ dài 9.000 km, cao trung bình 3.000 – 4.000 m, gồm nhiều dãy chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Miền núi Cooc-di-e có nhiều khoáng sản: đồng, vàng, quặng đa kim, uranium.

Hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e.

– Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. Trong miền có hệ thống Hồ Lớn và hệ thống sông Mit-xu-ri-Mi-xi-xi-pi. 

Sông Mississippi.

– Ở phía đông là miền núi già và sơn nguyên

+ Sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo của Ca-na-đa và dãy núi A-pa-lat trên đất Hoa Kì, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

Dãy A-pa-lat.

+ A-pa-lat là dãy núi cổ, tương đối thấp, chứa nhiều than và sắt. Phần bắc A-pa-lat chỉ cao 400 - 500m. Phần nam A-pa-lat cao 1000 - 1500m.

@56938@@29624@@29630@

2. Sự phân hoá khí hậu

– Khí hậu Bắc Mĩ đa dạng, vừa phân hoá theo chiều Bắc – Nam lại vừa phân hoá theo chiều Tây - Đông.

- Trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15oB, Bắc Mĩ nằm trên các vành đai khí hậu hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Trong mỗi đới lại phân hóa theo chiều tây - đông đặc biệt là giữa phần phía tây và phía đông kinh tuyến 100oT.

- Các dãy núi thuộc hệ thống Cooc-đi-e kéo dài theo hướng bắc - nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào. Do đó, các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-đi-e mưa rất ít.

@29631@@56939@

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!