Bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Bài 36. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA

I. PHÁT TRIỂN LÀ GÌ?

- Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt).

- Ví dụ: cây xuất hiện chồi mới, ra hoa, tạo quả,..

II. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA

1. Tuổi của cây

- Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa, không phụ thuộc vào điều kiện ngoải cảnh.

- Ví dụ: Cà chua ra hoa khi có lá thứ 14.

2. Nhiệt độ thấp và quang chu kì

a. Nhiệt độ thấp

- Hiện tượng xuân hóa: nhiều loài cây ra hoa khi qua mùa đông hoặc được xử lí bởi nhiệt độ thấp.

- Ví dụ: lúa mì, bắp cải, lúa mạch.

- Ứng dụng: giảm nhiệt độ để một số cây ra hoa, tạo quả, cho năng suất cao; bảo quản hạt giống, củ giống trong điều kiện nhiệt độ thấp để rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm tăng năng suất.

b. Quang chu kì

- Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì.

- Các nhóm thực vật phản ứng với quang chu kì: Cây ngắn ngày, cây dài ngày, cây trung tính.

+ Cây ngày ngắn: ra hoa khi điều kiện chiếu sáng ít hơn 12h/ngày, ra hoa vào mùa đông, ví dụ: thược dược, đậu tương, vứng, mía, cà tím, cúc, cà phê.

+ Cây ngày dài: ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ngày, ra hoa vào mua hè, ví dụ: hành, cà rốt, sen cạn, thanh long, dâu tây, lúa mì,.

+ Cây trung tính: ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn, cả mùa đông và mùa hè, ví dụ: cà chua, lạc, ngô, hướng dưỡng, dưa chuột,..

c. Phitôcrôm

- Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì (các protein hấp thụ ánh sáng) ® ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng.

-Phitocrom có 2 dạng, có thể chuyển hóa thuận nghịch cho nhau dưới tác động của ánh sáng, Pđ hấp thụ ánh sáng đỏ, Pđx hấp thụ ánh sáng đỏ xa. Cây dài ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ. Cây ngắn ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ xa.

3. Hoocmon ra hoa

- Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmon ra hoa (florigen) rồi di chyển vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

- Sinh trưởng và phát triển liên quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau trong chu trình sống của cây: Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển và phát triển lại thúc đẩy sự sinh trưởng.

IV. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng

- Trong trồng trọt:

+ Kích thích hoặc ức chế hạt, của nảy mầm bằng hoocmon.

+ Điều tiết sinh trưởng của cây gỗ bằng cách điều chỉnh ánh sáng để tăng chiều cao sau đó mới tăng đường kính thân.

+ Chọn giống cây phù hợp với mùa vụ.

+ Nhập nội các giống cây trồng mới chất lượng tốt, năng suất cao, xen canh gối vụ.

- Trong công nghệ rượu bia:

+ sử dụng hoocmon GA để tăng phân giải tinh bột.

- Trong lâm nghiệp:

+ Trồng rừng hỗn giao, điều chỉnh mật độ cây rừng.

 2. Ứng dụng kiến thức về phát triển

- Chọn giống cây trồng theo vùng địa lí, theo mùa.

- Xen canh; chuyển, gối vụ cây nông nghiệp và trồng rừng hỗn loài.